Phân tích dữ liệu: Công việc quyết định trong sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn đã từng nghe qua khái niệm Data analysis (phân tích dữ liệu) nhưng không biết chính xác nó đóng vai trò gì? Và trong lĩnh vực kinh doanh, có những loại phân tích dữ liệu cơ bản nào? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây của Chin Media để tìm hiểu thêm!


Data analysis là gì?

Data analysis (phân tích dữ liệu) là thuật ngữ mô tả quá trình sử dụng các kỹ thuật và công cụ khác nhau để kiểm tra, lựa chọn, phân tích các tập dữ liệu lớn nhằm rút ra kết luận và hỗ trợ quyết định. Việc phân tích dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, giúp đưa ra những thông tin có giá trị và tối ưu hóa quy trình hoạt động cũng như giải quyết các vấn đề.


Trong lĩnh vực kinh doanh, data analysis có thể hiểu là quá trình xử lý dữ liệu thô, trích xuất thông tin chi tiết và số liệu thống kê (thường được biểu diễn dưới dạng biểu đồ, hình ảnh, bảng hoặc đồ thị) để giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong tương lai và giảm rủi ro trong quá trình ra quyết định.


Dù là một công ty lớn hay nhỏ, và bất kể ngành nghề bạn đang hoạt động, phân tích dữ liệu luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp hơn.


Data analysis là gì?

Data analysis là gì?


Data analyst là gì?

Data analysis, còn được gọi là data analyst (chuyên viên phân tích dữ liệu), là một trong những nghề nghiệp đang rất hot và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiệm vụ của một data analyst bao gồm xử lý toàn bộ dữ liệu, thông tin và số liệu mà doanh nghiệp thu thập được, từ đó tạo ra các phân tích, dự báo hoặc đề xuất mới. Quá trình này có thể có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể mà bạn lựa chọn.


Hiện nay, có nhiều ngành nghề đòi hỏi sự hiện diện của chuyên viên phân tích dữ liệu, chẳng hạn như tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, truyền thông, du lịch, chăm sóc sức khỏe, viễn thông,...


Data analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu

Data analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu 


Tầm quan trọng của data analysis trong kinh doanh

Dưới đây là một số lý do tại sao phân tích dữ liệu lại quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngày nay:

  • Giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu khách hàng chính xác hơn: Data analysis sẽ đưa ra những đề xuất về nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp hơn, giúp doanh nghiệp không phải lãng phí thời gian, nguồn lực và tiền bạc để chạy các chiến dịch quảng cáo đến nhóm khách hàng không quan tâm đến hàng hóa và dịch vụ mà họ cung cấp.

 Data analyst có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề kinh doanh

Data analyst có vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề kinh doanh


  • Giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng của mình: Thông qua quá trình phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu, mức thu nhập và các lĩnh vực mà đối tượng mục tiêu thường quan tâm. Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp định giá, xác định thời lượng của chiến dịch quảng cáo, thậm chí có thể giúp bạn dự đoán số lượng hàng hóa cần thiết để chuẩn bị.


  • Giảm chi phí và phạm vi hoạt động: Data analysis cho bạn thấy bộ phận nào trong doanh nghiệp của bạn cần nhiều nguồn lực và tài chính hơn, bộ phận nào làm việc không hiệu quả để bạn ra quyết định thu nhỏ nhân lực hoạt động lại hoặc loại bỏ hoàn toàn.


Các loại data analysis cơ bản:

1.Phân tích mô tả (Descriptive analytics)

Một hình thức của data analysis cho phép bạn có cái nhìn tổng quan về những gì đã diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể. Nó cung cấp thông tin mô tả về các sự kiện đã xảy ra, chẳng hạn như việc kiểm tra xem số lượt xem sản phẩm đã tăng hay giảm, hoặc so sánh doanh số của tháng hiện tại so với tháng trước đó.


2.Phân tích chẩn đoán (Diagnostic analysis)

Loại phân tích dữ liệu tập trung vào việc xác định những nguyên nhân và lý do tại sao một sự việc cụ thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, phân tích chẩn đoán có thể giúp xác định liệu doanh số bán kem có bị ảnh hưởng bởi tình hình thời tiết hay không, hoặc nhận diện rằng doanh số tăng trong tháng này là kết quả của chiến dịch tiếp thị A.


Phân tích chẩn đoán (Diagnostic analysis)

Phân tích chẩn đoán (Diagnostic analysis)


3.Phân tích dự đoán (Predictive analysis)

Một loại phân tích dữ liệu cung cấp thông tin về những sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai dựa trên dữ liệu đã được doanh nghiệp thu thập trước đó. Ví dụ, phân tích dự đoán có thể giúp dự đoán tác động của tình trạng nóng bức trong mùa hè sắp tới đến doanh số bán áo khoác lông.


4.Phân tích theo quy định (Prescriptive analysis)

Loại dữ liệu mà sau khi xem xét thông tin cung cấp, nó đưa ra những hướng dẫn và gợi ý về quyết định hành động. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy rằng số lần nhấp vào các bài blog liên quan đến chủ đề TikTok trên website đã tăng trong vài tháng gần đây, phân tích theo quy định có thể gợi ý cho bạn xây dựng kế hoạch tăng số lượng bài viết về chủ đề đó trong thời gian tới.


Tổng kết:

Phân tích dữ liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng và tối ưu hơn trong quá trình kinh doanh. Công việc của data analyst ngày càng trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng trong những năm tới. Cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn, hãy theo dõi website và trang thông tin advertising Việt Nam của Chin Media.