Digital Marketing là nhân tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cả chiến dịch Marketing, quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một quy trình Digital Marketing hiệu quả? 

Bước 1. Phân tích thị trường để xác định mục tiêu trong digital marketing

Nghiên cứu thị trường (Market Search) là một quá trình để quan sát, thu thập và phân tích các thông tin của một thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ. Nghiên cứu thị trường nếu làm đủ tốt sẽ có thể giúp doanh nghiệp:  

  • Hoạch định hướng đi, sáng tạo chiến lược chuẩn xác
  • Giảm thiểu rủi ro vận hành
  • Đo lường hiệu quả

Phân tích thị trường để xác định mục tiêu Phân tích thị trường để xác định mục tiêu

Hiện có những cách nghiên cứu thị trường phổ biến sau thường được các doanh nghiệp áp dụng: 

Nghiên cứu khách hàng và thị trường toàn ngành (Customer & Market Research): Đây là nghiên cứu cơ bản có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi sản phẩm mũi nhọn của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp trước tiên cần tập trung vào đâu? Truyền thông điều gì và hướng tới phục vụ nhóm đối tượng nào?

Nghiên cứu sản phẩm (Product Research): Phương pháp nghiên cứu này giúp doanh nghiệp nhìn nhận được sản phẩm đang phân phối ra thị trường có phải tốt nhất hay không? Điểm khác biệt của sản phẩm so với đối thủ? Chiến lược giá cả như vậy có khả năng được khách hàng chấp nhận không? 

Nghiên cứu cách bán hàng (Promotional Research): Bạn sẽ biết được cách bán hàng như thế nào, cách triển khai các hoạt động Marketing giúp bạn có thể chiến thắng tâm trí khách hàng tại điểm bán.

Nghiên cứu điểm bán (Distribution Research): Nghiên cứu này giúp bạn biết được người tiêu dùng mua sản phẩm ở đâu, từ đó tìm kiếm được các kênh phân phối hiệu quả nhất.

Market Environment Research: Đây là loại nghiên cứu bên lề về kinh tế, chính trị, xã hội,… nhằm đưa ra cái nhìn toàn cảnh trong tương lai nhằm dự đoán cơ hội, thách thức cho ngành hàng của bạn.

Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor): Phương pháp này giúp doanh nghiệp hiểu được đối thủ của mình gồm những ai? Đối thủ đang Marketing ra sao? Triển khai Marketing trên những kênh nào và có hiệu quả hay không? 

Bước 2. Lập kế hoạch triển khai chi tiết digital marketing

Xác định mục tiêu truyền thông  

Xác định mục tiêu truyền thông trên các kênh Digital sẽ giúp doanh nghiệp định hướng thực hiện việc đo lường và phân tích được hiệu quả hơn, ra Kế hoạch Digital Marketing sát thực tế và có giá trị hơn.

Lập kế hoạch triển khai chi tiết digital marketingLập kế hoạch triển khai chi tiết digital marketing

Một số ví dụ về mục tiêu trong kế hoạch Digital Marketing được xác định như sau: 

– Mục tiêu truyền thông thương hiệu: 

Mức độ nhận biết thương hiệu của bạn trên thị trường như thế nào? Xây dựng độ nhận biết của thương hiệu/sản phẩm qua nền tảng Internet

– Mục tiêu về Marketing: 

Thu hút thêm số lượng lớn khách hàng mới. Thu thập dữ liệu thông tin khách hàng & xác định chân dung nhóm khách hàng tiềm năng

Xây dựng những cộng đồng, diễn đàn khách hàng thân thiết, trung thành

– Mục tiêu kinh doanh: 

Cuối cùng là kéo doanh thu từ Internet về cho doanh nghiệp

Thông điệp rất quan trọng đối với tất cả các nỗ lực truyền thông của bạn. Nếu có một thông điệp tốt, kết hợp với các hoạt động xúc tiến hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về vấn đề khách hàng tiếp nhận sau khi tung ra sản phẩm cũng như con đường thuận lợi trên thị trường đối với sản phẩm.

Xác định thông điệp truyền thông 

Một thông điệp truyền đi cần được tiếp nhận và hiểu đúng. Chìa khóa để tạo thông điệp truyền thông hiệu quả là phải đảm bảo nó phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Các loại thông điệp cần xác định gồm: 

  • Thông điệp chính
  • Thông điệp định vị
  • Thông điệp mở rộng

Chọn kênh triển khai 

Nếu muốn tấn công trực diện khách hàng thông qua nhiều điểm chạm khác nhau để đạt được hiệu quả tiếp thị như mong muốn thì chọn lựa đúng các kênh Digital Marketing là điều cực kỳ quan trọng. 

Hãy tham khảo một số kênh phổ biến, được các nhà quảng cáo tin tưởng lựa chọn nhiều nhất dưới đây:

  • SEO (Search Engine Optimization)
  • Quảng cáo Google
  • Quảng cáo Facebook
  • Quảng cáo Zalo
  • Quảng cáo Cốc Cốc
  • PR Báo điện tử
  • Quảng cáo Ad Network
  • Booking VOV

Sau khi đã chọn được kênh quảng cáo, doanh nghiệp nên có kế hoạch sáng tạo ra nội dung phù hợp (bao gồm cả nội dung chữ, hình ảnh, video,…) với mỗi kênh, từ đó giúp truyền tải thông điệp đến khách hàng; đem đến sự tương tác nhiều hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Lập ngân sách

Nếu không có kế hoạch ngân sách bền vững, doanh nghiệp có thể vô tình bội chi cho chi phí Marketing. Chính vì vậy, để đánh giá hoạt động hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing, nhà quản lý thường dựa vào phần ngân sách và kế hoạch bán hàng để cân đối kế hoạch.

Bước đầu tiên để xây dựng kế hoạch ngân sách Digital Marketing bền vững là xem xét lại tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Sau khi đã nắm được trong tay tổng số tiền có sẵn để chi cho tiếp thị, phần tiếp theo là tổ chức cách chi số tiền đó cho chiến dịch Digital Marketing. Lời khuyên thường dao động từ 10 – 15% tổng doanh thu.

Không thể thiếu phương án xử lý khủng hoảng 

Kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông tương đương với “gói bảo hiểm” có gia trị, an toàn dành cho chiến dịch digital của doanh nghiệp. Có thể dự đoán trước những tình huống xấu có thể xảy ra. Cũng đồng thời có thể kịp thời chống đỡ, có phương án kiểm soát và dập tắt sớm thông tin truyền thông, doanh nghiệp, tránh bùng phát làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu mà doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng từ trước đến nay. Vì vậy không nên xem nhẹ. 

Bước 3: Triển khai theo kế hoạch digital marketing

Triển khai theo kế hoạch Triển khai theo kế hoạch

Bước 4/ Đo lường hiệu quả và tối ưu 

Đo lường hiệu quả và tối ưu Đo lường hiệu quả và tối ưu

Một trong những ưu thế vượt trội của Digital Marketing so với Marketing truyền thống là khả năng đo lường cực tốt dựa trên những con số thống kê cụ thể: Các chỉ tiêu cần theo dõi bao gồm:  

  1. Quy trình triển khai và điều chỉnh
  2. Đo lường kết quả trả về và tính toán hiệu quả
  3. Lượng khách hàng tiếp cận được 
  4. Tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng
  5. Mức độ chuyển đổi ra doanh thu
  6. Mức phí đã chi tiêu cho các kênh Digital