Quảng cáo đã được xem như là truyền thống hàng năm của mọi brand dịp Tết. Khi người người chi mạnh tay hơn, thương hiệu nào cũng muốn làm tâm điểm của sự chú ý. Tuy nhiên, giữa một thị trường quảng cáo cạnh tranh khốc liệt, thương hiệu nào nổi bật nhất trong Tết Nguyên Đán 2023?


Brand nào chiếm được sự chú ý của người tiêu dùng nhiều nhất?


Với việc người dân hiện nay chi tiêu và mua sắm trực tuyến nhiều hơn bao giờ hết, YouGov đã theo dõi những thương hiệu tài chính và thương mại điện tử ảnh hưởng nhất đến người tiêu dùng trong dịp Tết. Suốt tháng 1, chúng tôi đã hỏi hàng ngàn người tiêu dùng Việt về những thương hiệu mà họ đã nói đến với bạn bè và người thân của mình (word-of-mouth) và những quảng cáo mà họ đã xem trong tháng đó (ad awareness).


Nhìn chung, Shopee là thương hiệu có điểm ad awareness cao nhất dịp Tết. Chiến dịch quảng cáo của họ tiếp cận hơn một nửa số người tham gia khảo sát (52,7%). Có lẽ vì vậy, Shopee cũng có điểm số word-of-mouth cao nhất, với gần một nửa số người tham gia (46,6%) nói về thương hiệu này với bạn bè và gia đình của họ.


Các dữ liệu này đến từ YouGov BrandIndex, nền tảng thu thập ý kiến của hàng nghìn người tiêu dùng trong thời gian thực. Mỗi ngày, chúng tôi hỏi ý kiến của người tham gia ​​về gần 30.000 thương hiệu trên toàn thế giới để cung cấp insight về sự thay đổi trong sở thích người tiêu dùng (consumer preferences) và xu hướng thị trường (market trends).


Theo YouGov BrandIndex, thương mại điện tử là ngành hàng thành công nhất trong dịp Tết. Các công ty e-commerce đạt điểm cao trên cả hai chỉ số ad awareness và word-of-mouth.


Lazada đứng ở vị trí thứ hai, tiếp cận gần một nửa (48,3%) người tiêu dùng với các chiến dịch quảng cáo của mình và hơn một phần ba số người (34,2%) nói về nó với người thân của họ. Các nền tảng thương mại xã hội như TikTok và Facebook hoạt động kém hơn trong dịp Tết. TikTok chỉ tiếp cận hơn một phần tư người tiêu dùng (27,5%) thông qua các chiến dịch quảng cáo trực tiếp (direct advertising campaign); tương tự (24,2%) thông qua organic word-of-mouth.



Cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm


Trong khi e-commerce có một brand giành chiến thắng áp đảo, chỉ số ad awareness của các ngân hàng không quá cách biệt. Vietcombank chiếm vị trí đầu bảng, tiếp cận hơn một phần tư người tiêu dùng (26,3%) với các chiến dịch quảng cáo của mình. Các đối thủ BIDV (25,2%), MB Bank (23,5%), Sacombank (21,8%) và Vietinbank (20,5) đều theo sát phía sau.


Với chỉ số truyền miệng, Vietcombank là thương hiệu ngân hàng được nhắc đến nhiều nhất trong dịp Tết. Tuy nhiên, vị trí thứ nhất và thứ năm trong bảng xếp hạng cách nhau chưa đến 8 điểm.



Tương tự, các công ty bảo hiểm đã rất vất vả để nổi bật giữa đám đông trong dịp Tết. Về mức độ ad awareness, Manulife (8,1%) ở vị trí đầu tiên, chỉ hơn vị trí thứ 5 là Dai-ichi Life (6,3%) với 2 điểm. Về điểm word-of-mouth, Bảo Việt đứng đầu (7,4%). Manulife và Prudential lần lượt đứng vị trí hai và ba với số điểm sát nút là 6,3% và 5%.


Ví điện tử gọi tên MoMo


Chuyển sang ví điện tử, MoMo là thương hiệu có chiến dịch quảng cáo được nhận biết nhiều nhất, đạt 40,1% người tiêu dùng. Ví điện tử tím cũng đứng đầu bảng xếp hạng word-of-mouth, tiếp cận khoảng một phần ba (33,9%) người dùng. 


Trong khi đó, ZaloPay đứng thứ hai, với gần một phần ba người tiêu dùng (29,2%) nhận biết thông qua các chiến dịch quảng cáo và hơn một phần tư (25,6%) thông qua truyền miệng.