Bảo tàng Anh mở cửa lần đầu tiên vào năm 1759, đã có 263 năm gắn liền với nhiều chiến dịch lịch sử trọng đại. Hiện tại, bảo tàng đang trưng bày hơn 8 triệu di tích/tác phẩm, đạt hơn 6 triệu lượt du khách ghé thăm mỗi năm. Thế nhưng vào năm 2019, tờ The Guardians đưa tin luật sư nhân quyền Geoffrey Robertson QC cáo buộc bảo tàng này trưng bày "tài sản văn hóa ăn cắp" và kêu gọi các tổ chức châu Âu, Hoa Kỳ trả lại các di tích/tác phẩm này cho các quốc gia sở hữu.


Ông cho biết 10 trong số các di tích/tác phẩm đang được trưng bày tại bảo tàng Anh là của các nước khác, ví dụ như viên bi Elgin của Hy Lạp, Hoa Hakananai'a của Đảo Phục Sinh và đồng Benin của Nigeria. Ông Robertson chia sẻ: "Đồng Benin là cổ vật văn hóa quan trọng đối với châu Phi. Hành vi trộm cắp đồng tiền này để triển lãm là một tội ác chiến tranh." Ủng hộ ý kiến của Robertson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng: "Các di sản văn hóa châu Phi không thể là 'tù nhân' của các bảo tàng châu Âu."


Bảo tàng Anh bị cáo buộc trưng bày "tài sản văn hóa ăn cắp"


Ông John Montoya, Senior Director tại VICE Media Group cho biết: "Chúng tôi muốn thực hiện một chiến dịch giáo dục mọi người về sự bất bình đẳng trong lịch sử bằng cách sử dụng công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội." Đó là lý do công ty đã hợp tác cùng Dentsu Webchutney (Dentsu Creative India) ra mắt chiến dịch "The Unfiltered History" vào tháng 11/2021 nhằm xác thực những cáo buộc về bảo tàng Anh là đúng, đồng thời cung cấp sự thật về nguồn gốc của 10 di tích/tác phẩm đang được tranh chấp tại bảo tàng.


PG Aditiya Binaifer Dulani, Giám đốc Sáng tạo tại Dentsu Webchutney cũng chia sẻ: "Người dân mỗi quốc gia đều muốn tìm hiểu lịch sử của chúng nhưng những chuyến tham quan bảo tàng không đáp ứng được điều này. Vì thế, chúng tôi muốn thay đổi nó."


Ứng dụng công nghệ đưa người dùng về thời kỳ lịch sử


Chiến dịch đã ứng dụng công nghệ AR tương tác, biến chuyến tham quan bảo tàng Anh trở thành một hành trình trở về lịch sử độc đáo. Khi người dùng mở Instagram và sử dụng bộ lọc Thực tế Tăng cường của Dentsu Webchutney và quét đến một trong mười tác phẩm/di tích trên, filter sẽ tái hiện những khoảnh khắc liên quan đến tác phẩm. Thậm chí, người dùng có thể xem được những trận chiến lúc bấy giờ. 



"The Unfiltered History" có sự tham gia của nhà nghiên cứu văn hóa Shaleen Wadhwana. Bà đã giúp đội ngũ sáng tạo chọn lọc tài liệu chính xác về mặt lịch sử để đưa vào bộ lọc. Binaifer Dulani, cựu Giám đốc Sáng tạo của Dentsu Webchutney và hiện là đồng sáng lập Talented Agency cho biết, những tài liệu này đã thể hiện giá trị lịch sử khác với những gì mà người dùng có thể tìm kiếm trên Google. Chiến dịch đã góp phần giáo dục người trẻ về những khía cạnh chưa được kể trong lịch sử. 


Ban đầu, Dentsu Webchutney đã miêu tả cuộc chiến quá bạo lực với hình ảnh súng, dao và các vũ khí nên Instagram đã từ chối. Sau đó, đội ngũ thực hiện đã phải thiết kế lại toàn bộ hình ảnh 20 lần để được nền tảng phê duyệt. Ngoài ra, bộ lọc cũng được đính kèm hiệu ứng âm thanh thuyết minh giúp người dùng hiểu thêm về nguồn gốc của mỗi tác phẩm/di tích. 


Về lý do sử dụng filter Instagram trong chiến dịch, ông Gurbaksh Singh, Giám đốc Sáng tạo tại Dentsu Webchutney giải thích: "Khi mới bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện ý tưởng này, chúng tôi dự định thành lập một trang web riêng. Thế nhưng điều chúng tôi cần là tạo nên tác động ở quy mô lớn, đó là lý do chúng tôi cần một nền tảng xã hội tham gia. Đặc biệt hơn, Instagram cho phép người dùng tùy chỉnh bộ lọc."


Những hình ảnh minh họa giúp người dùng hiểu rõ nguồn gốc tác phẩm/di tích


Quá trình thực hiện chiến dịch đầy khó khăn của Dentsu Webchutney để hái quả ngọt


Khi tham quan các bảo tàng, hầu như người xem sẽ không được phép chụp ảnh và quay video. Vì thế, đội ngũ sáng tạo của Dentsu Webchutney không thể tiến hành ghi hình và kiểm tra bộ lọc. Họ đã nhờ đến sự giúp đỡ của Vice Media ở London. Các nhân viên của công ty này đã thực hiện nhiều chuyến tham quan và “lén” kiểm tra hiệu quả bộ lọc. Để tái hiện lại không gian của bảo tàng, Dentsu Webchutney đã theo dõi các cuộc triển lãm diễn ra tại bảo tàng Anh qua Google Earth. Đây là phần mềm hiển thị bản đồ Trái Đất bằng cách sử dụng ảnh chụp từ trên không và dữ liệu GIS trên quả địa cầu 3D, cho phép người dùng xem các thành phố và phong cảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, họ đã mô phỏng chính xác bảo tàng Anh và xác thực điều này trong một chuyến tham quan.


Cách filter được sử dụng


Ngoài ra, đối với những người dùng không thể đến trực tiếp bảo tàng, Vice Media đã biên tập những lời thuyết mình thành một podcast để bất kỳ ai cũng có thể lắng nghe và tìm hiểu lịch sử. 


"Unfiltered History" đã nhận được hơn 18 triệu lượt tiếp cận, 2 triệu lượt xem video trên TikTok và 55 nghìn lượt truy cập trang web. Kết quả, chiến dịch đã đạt giải thưởng Grand Prix, một giải Bạc và hai giải Đồng ở hạng mục Radio & Audio tại Cannes Lions 2022. Chiến dịch cũng mang về hàng loạt giải thưởng sáng tạo tại Spikes Asia (4 giải Grand Prix), One Show, D&AD (Yellow Pencil) và Kyoorius (Black Eleplant). Agency Dentsu Webchutney cũng nhận được giải thưởng “Agency of the Year” tại Cannes Lions.


Kim Ngọc