Mô hình D2C (Direct to customer) đã không còn quá xa lạ khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn đây là chiến lược mới để tiếp cận gần hơn đến người tiêu dùng. Với mô hình này, doanh nghiệp vừa có thể kiểm soát được giá thành, vừa tiết kiệm được chi phí vận hành, đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu vì không phải bán sản phẩm của mình thông qua các nhà phân phối hay đơn vị trung gian với mức chiết khấu sâu. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình D2C thành công doanh nghiệp cần phải có một chiến lược dài hạn, cụ thể và rõ ràng. 


Mỗi một thương hiệu đều có định hướng và mục tiêu khác nhau, vì thế để đưa ra một chiến lược cụ thể phù hợp với mọi tình huống là điều khó có thể làm được. Tuy nhiên bạn có thể dựa vào một số phương thức dưới đây để lựa chọn hoặc kết hợp chúng với nhau để tối ưu hoá mọi mặt như: khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu, doanh số bán hàng hay nâng cao độ tín nhiệm.


Tận dụng các trang thương mại điện tử/social media marketing


Theo thống kê người dùng mạng xã hội ở Việt Nam của NapoleonCat vào tháng 6/2021, tổng số người dùng trên nền tảng Facebook và Messenger lần lượt đạt 75,9 và 68,5 triệu người, Instagram đạt mức 10,7 triệu người và LinkedIn có được 3,9 triệu người. Từ đó ta có thể dễ dàng nhận thấy mạng xã hội là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận khách hàng khi có lượng người dùng khổng lồ, vượt xa hơn hẳn những website/blog hay bất cứ nền tảng nào khác.



Từ các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ để đo lường, thu nhập dữ liệu, phân tích nhân khẩu học, sở thích, hành vi của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược cụ thể cho từng đối tượng, tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng, tăng sự trung thành với thương hiệu và cá nhân hoá thương hiệu.


Doanh nghiệp có thể tạo nên mối liên hệ trực tiếp với khách hàng bằng cách liên tục tạo ra những nội dung độc đáo, có giá trị như là: các bài branding; chia sẻ bí quyết; nội dung tương tác, bắt trend; minigame… để thu hút họ tương tác với thương hiệu. Ví dụ: bạn có thể tạo ra một cuộc thi nho nhỏ và yêu cầu người dùng đăng ảnh và # liên quan đến thương hiệu của bạn.


Điển hình như ACCESSTRADE gần đây đã tổ chức một cuộc thi chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ của họ về ACCESSTRADE và gắn thẻ #ACCESSTRADE #HappyBirthday7th. Điều này không những giúp tạo ra nhiều tương tác mà còn giúp quảng bá thương hiệu thông qua hiệu ứng lan truyền từ người chia sẻ. 


Với số lượng người tiếp cận người dùng vô cùng lớn, bất kì một thông tin nào cũng sẽ có tác động ít nhiều đến nhãn hàng. Vì thế hãy đảm bảo “bộ mặt" của bạn trên các nền tảng mạng xã hội sẽ luôn chuyên nghiệp và có độ nhận diện thương hiệu cao để tạo ấn tượng tốt và dễ dàng tiếp cận, gắn kết hơn với khách hàng.


Cá nhân hoá Email marketing


Nhiều doanh nghiệp cho rằng Email Marketing là lỗi thời và không hiệu quả. Nhưng thực tế, các báo cáo chỉ ra rằng, 82% marketer đồng ý đây là chiến lược rất hiệu quả để tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Bởi Email Marketing không những giúp duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng những nội dung như: bản tin; chào mừng; chúc mừng; cám ơn, mà nó còn giúp cập nhật những chương trình khuyến mãi; lời nhắc mua sắm… Với những Email được gửi kịp thời để phản hồi lại khách hàng sẽ giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp tăng đáng kể.


Để xây dựng một hệ thống Email Marketing đúng chuẩn, bạn cần:

  • Xác định chân dung khách hàng: Dựa trên những khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng, khách hàng có tương tác với thương hiệu qua các trang mạng xã hội để có được chân dung khách hàng hoàn chỉnh
  • Lên nội dung mang tính cá nhân hoá: Lên chuỗi kịch bản sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn như: Đã mở mail; không mở mail; đã mở nhưng không click vào liên kết…
  • Có hệ thống CRM: Hệ thống này sẽ giúp bạn quản lý và phân loại các đối tượng một cách tự động, giúp tiết kiệm nhiều thời gian và tăng hiệu quả vận hành.


Influencer marketing


Là một hình thức tiếp thị bằng việc sử dụng những người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải và lan toả thông điệp đến người tiêu dùng thông qua các kênh của họ. Đây cũng là một phương pháp vô cùng hiệu quả khi sau dịch Covid-19, người tiêu dùng đã nhanh chóng chuyển hướng sang mua hàng online và tin tưởng nhiều hơn vào những video review từ những influencer yêu thích của họ.


Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải lựa chọn thật kỹ càng các Influencer cho những chiến dịch của mình vì Influencer có thể mang đến cho khán giả của họ những ấn tượng tốt hoặc không tốt về thương hiệu. Do đó bạn hãy đảm bảo rằng “người ảnh hưởng" mà bạn chọn nên có hình ảnh phù hợp với thương hiệu và nhóm khán giả đó tương đồng với đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới.


Khi sử dụng hình thức này, doanh nghiệp không những tăng được lượng traffic, tăng doanh số, tăng mức độ nhận diện thương hiệu từ lượng fan khủng của Influencer và mạng lưới bạn bè của fan mà nhiều khi những video kết hợp với Influencer đó còn có thể trở nên viral và biến thương hiệu trở thành tâm điểm của sự chú ý trong thời gian sắp tới.


Đơn cử như Biti’s - doanh nghiệp đã từng tạo ra một “cơn bão" trong làng marketing, sau một cú trượt dài suốt hơn một thập kỷ đã lội ngược dòng và trở lại vô cùng ấn tượng với cái bắt tay cùng Sơn Tùng MTP cùng các phương tiện truyền thông. Nhờ vào độ” hot” của Sơn Tùng lúc bấy giờ cùng những chiến dịch quảng bá hiệu quả trên các nền tảng xã hội, Biti's đã vực dậy được đế chế của mình sau nhiều năm gục ngã vì bị lãng quên và trở thành một thương hiệu đình đám được giới trẻ Việt Nam yêu thích không thua kém gì các nhãn hàng quốc tế như Nike, Adidas… 


Bắt tay với nền tảng có sẵn hệ thống D2C



Nghe thì có vẻ mô hình D2C sẽ rất dễ để chuyển đổi và áp dụng vào trong doanh nghiệp khi có thể lược bỏ được rất nhiều giai đoạn. Nhưng thực tế, không ít các doanh nghiệp đã gặp phải rắc rối khi mới bắt đầu triển khai mô hình này: phải thay thế hệ thống quản trị doanh nghiệp, bị thiếu hụt về nhân lực và công nghệ, chưa có giải pháp marketing… Để giải quyết những khó khăn đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn hợp tác với một nền tảng thứ 3, điển hình như ACCESS D2C - một trong những “nền tảng bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng” hàng đầu tại Việt Nam với đa giải pháp.


Được thừa hưởng công nghệ Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) từ công ty chủ quản là ACCESSTRADE, ACCESS D2C sở hữu một mạng lưới khổng lồ các CTV/Publisher, KOL/KOC giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thông qua các kênh TMĐT, mạng xã hội, website, blog… điều đặc biệt ở nền tảng này là các doanh nghiệp sẽ chỉ cần trả phí khi có được lợi nhuận.


Ngoài ra, ACCESS D2C còn sở hữu công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp kiểm soát, thu thập thông tin từ các nguồn truy cập như Google ads, Tiktok, Email marketing… Từ những dữ liệu trên, doanh nghiệp có thể tự thiết kế chính sách bán hàng, kịp thời tung ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu xã hội, từ đó tăng cường được mối quan hệ với khách hàng và giảm thiểu được chi phí phân phối. Điển hình như nhãn hàng khẩu trang Wakamono - một thương hiệu mới ra mắt trên thị trường Việt Nam và hoàn toàn chưa có một chiến lược marketing hay mô hình kinh doanh cụ thể, nhưng chỉ sau 2 tháng triển khai mô hình ACCESS D2C, doanh nghiệp này đã nhận về những kết quả vô cùng khả quan khi lượng traffic từ ACCESS D2C đổ về tăng đến 200% mỗi tháng, mức tăng trưởng doanh thu tăng đến 56,77% và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng thành công là 100%.


Một điểm cộng khác cho ACCESS D2C đó chính là sự ra mắt ứng dụng di động DiMuaDi - giúp kết nối CTV với hàng trăm nhãn hàng, hàng triệu SKUs. Với mạng lưới CTV/Publisher cực khủng, app DiMuaDi sẽ giúp doanh nghiệp tăng tính nhận diện thương hiệu khi mỗi một sản phẩm đăng trên app DiMuaDi đều có thể tiếp cận được tới 1,6 triệu người. Thêm vào đó, ứng dụng này cho phép đo lường dữ liệu và tính toán hoa hồng cho CTV/Publisher ngay tức thì, giúp CTV có thu nhập ngay sau khi bán hàng thành công và doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng, chi phí đơn hàng trước khi đến tay người tiêu dùng.


Doanh nghiệp có nhu cầu hợp tác với ACCESS D2C vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY