Tuyết Tùng Lukas - Kẻ introvert thích đám đông: Hãy trở thành “master” vùng an toàn của mình trước khi tìm cách mở rộng giới hạn của nó

Từ chàng sinh viên vừa học vừa làm cộng tác viên viết báo, anh Tuyết Tùng Lukas trở thành PR & Community rồi kinh qua hàng loạt công việc khác như copywriter, biên tập viên mạng xã hội, biên tập viên tạp chí, biên tập viên báo mạng, đạo diễn phim & video, phụ trách Content Marketing, phụ trách truyền thông cho L’Oreal Vietnam, phụ trách Content Strategy & Content Sponsorship cho Mindshare Vietnam


“Mỗi vị trí đều mang đến cho mình những trải nghiệm và kỷ niệm nhất định cùng những góc nhìn khác nhau về công việc, nghề nghiệp trong mảng marketing, truyền thông” - anh Lukas chia sẻ về sự đa-zi-năng của mình.





Chàng trai Tuyết Tùng Lukas năm 21 tuổi đã bắt đầu vừa đi học, vừa làm thêm bằng công việc viết bài cho các báo như Mực Tím, Hoa Học Trò, Kênh 14… Cho đến khi tình cờ bắt gặp tin tuyển dụng vị trí CommunityPR của Starup i360, anh Lukas đánh liều nộp hồ sơ ứng tuyển.


Dù không có kinh nghiệm trong mảng PR, nhưng với tinh thần “dám làm” và chịu khó học hỏi, anh Tuyết Tùng Lukas đã bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Anh chia sẻ: “Mình có cơ hội tiếp xúc với các công việc trong mảng PR, Community, Communication & đặc biệt là Digital Marketing khi đó còn rất sơ khai ở Việt Nam.


Làm việc trong một startup về truyền thông, lại còn là truyền thông tích hợp thì rất cực vì mảng nào cũng phải làm, từ online cho đến offline nhưng nó thực sự mang đến cho mình rất nhiều kinh nghiệm mà đến tận sau này mình vẫn còn áp dụng được”.


Lấy content làm kim chỉ nam để đột phá mục tiêu mới


Sau công việc ở i360, anh Lukas nhận ra định hướng công việc cả mình là tập trung vào nội dung và những thứ xoay xung quanh nó. Anh từng thử sức ở nhiều vai trò khác nhau nhưng dù trong bất kì mảng nào như Branding, Digital, PR, Communication, là Film & Video, Marketing, hay Media…, anh Lukas luôn lấy nội dung làm cốt lõi để phát triển.



“Là người làm content, tôi luôn tự hào về thế mạnh là có 'óc tò mò'. Óc tò mò rất quan trọng vì nó giúp mở rộng thế giới quan của mình, có góc nhìn đa chiều hơn, thấu hiểu sự đa dạng của thế giới và con người, từ đó nắm được insight của đối tượng mà mình muốn hướng đến”, anh Lukas chia sẻ.



Cũng nhờ kinh nghiệm phong phú từ nhiều vị trí khác nhau, anh Lukas nhận ra sự khác biệt trong mục tiêu mỗi công việc của mình. Mục đích làm content trong branding & marketing cho sản phẩm, nhãn hàng là kết nối và thuyết phục khách hàng, còn làm content trong báo chí thì tôn chỉ chính là mang lại những giá trị đích thực và những thông tin mà độc giả thực sự tìm kiếm và trân trọng.


Với anh Lukas, quãng thời gian làm biên tập viên báo chí đã mang đến cho anh rất nhiều trải nghiệm với những kiến thức phong phú, đa dạng và hiểu được trách nhiệm lớn lao của người làm nội dung một cách rõ ràng hơn. 


Đứng trước những vấn đề mới, Tuyết Tùng Lukas thường tự hỏi: “Thông tin này có cần thiết không? Giá trị của nó là gì? Khi đăng tải có ảnh hưởng đến ai không? Có tạo ra dư luận trái chiều gì không? Nó có chính xác không, có dễ gây hiểu lầm không? Có 1001 câu hỏi mà người viết cần tự đặt ra và trả lời trước khi đăng tải một bài báo, vì trách nhiệm mình gánh trên vai là rất lớn".


Theo Tuyết Tùng Lukas, tư duy "có trách nhiệm với nội dung của mình tạo ra" và "mang lại giá trị thực sự cho độc giả" là những gì mà anh mang được từ nghề báo sang công việc làm branding và marketing hiện nay. Anh cảm thấy rất hài lòng với định hướng đó của bản thân.




Sự nghiệp của Tuyết Tùng Lukas không có những bước đột phá đáng kinh ngạc, anh thăng tiến dần dần qua thời gian bằng sự kiên trì và cố gắng mỗi ngày.


“Thăng tiến chậm thì không ổn, nhưng thăng tiến quá nhanh cũng không phải là một dấu hiệu tốt hoàn toàn. Thăng tiến nhanh sẽ khiến bạn bị “chín ép” và phải gánh trách nhiệm lớn trong khi bản thân chưa đủ chiều sâu để nhìn sự việc một cách toàn vẹn”, anh Lukas chia sẻ.


Biết cách sống trong vùng an toàn


Anh Lukas nhận xét bản thân là người hướng nội, nên ngại giao tiếp với người lạ. Để khắc phục nhược điểm này, anh luôn nỗ lực kết bạn, giao tiếp và từ đó khám phá ra những góc nhìn mới và câu chuyện thú vị từ họ. Chỉ khi đầu óc không bị đóng đinh bởi những định kiến, con người mới có thể tiếp thu những điều mới mẻ và thú vị một cách nhanh chóng.


Khi được hỏi về vùng an toàn của mình, anh cho rằng bản thân có một vùng an toàn khá rộng và luôn biết cách mở rộng nó, nên hiếm khi bị bó buộc trong một thể loại công việc. “Dấn thân vào một lĩnh vực mình chưa từng làm, luôn là một trải nghiệm thú vị. Chúng ta sẽ va vấp ở những bước đầu, sẽ té ngã, sẽ trầy vi tróc vảy, nhưng rồi bạn sẽ dần trở nên giỏi hơn và nắm chắc được cái mới đó”.






"Đánh Đông dẹp Bắc" từ agency sang brand 


Từng nghỉ việc ở agency, trở thành Brand Communication Manager rồi lại quay lại agency, anh Lukas Tuyết Tùng cho rằng tuy mô hình hoạt động có thể khác nhau nhưng về bản chất môi trường, con người và văn hóa cũng phần nào giống nhau.





Agency thực chất chỉ là “cánh tay nối dài của brand”. Ưu điểm của việc làm brand là có điều kiện đào sâu hơn và gắn bó nhiều hơn với nó, còn làm agency thì có cơ hội để tiếp cận với nhiều brand hơn. Đối với anh, quan trọng nhất là luôn hiểu rõ mọi việc mình làm, đi từng bước, đừng vội và đừng cố gắng đốt cháy giai đoạn.


Thẳng thắn chia sẻ là chìa khóa quản trị của leader


Ở cương vị Associate Director, anh Lukas quan niệm quản trị đúng đắn là thẳng thắn chia sẻ với nhân viên một cách chân thành, gần gũi, chia sẻ, phải làm cho nhân sự có cảm giác là mình với họ thực sự là người chung 1 đội, như vậy mới có thể gắn bó lâu dài.


Anh Lukas chia sẻ: “Mình luôn cố gắng để có thể là một leader hiểu chuyện, biết lắng nghe, biết cách 'push' nhân viên mở rộng vùng an toàn của bản thân, nhưng cũng phải tôn trọng nhu cầu của họ. Một người leader không 'giấu nghề', luôn chia sẻ những gì mình biết để định hướng các bạn theo con đường đúng đắn trong nghề. Một người truyền cảm hứng, nhưng cũng phải thực tế chứ không chỉ truyền cảm hứng bằng những thứ bay bổng, rỗng không”.



Là một người không ngại thay đổi, dám nghĩ dám làm, anh Lukas đúc kết ra một điều rằng “Chỉ cần mình muốn thì sẽ làm được. Sự kiện nào cũng có thể là một cơ hội mới, một trang sử mới, tươi sáng hay không nó phụ thuộc vào góc nhìn của mình. Hãy đảm bảo mỗi bước chân mình đi đều là một bước chân thật chắc và hãy xem mọi thứ xảy đến với mình đều là một cơ hội mới, và để bản thân mình giỏi hơn sau mỗi lần nắm bắt cơ hội đó bằng cách sống hết mình với nó”.


Tuyết Tùng Lukas - Kẻ introvert thích đám đông: Hãy trở thành “master” vùng an toàn của mình trước khi tìm cách mở rộng giới hạn của nó

Phuc Nguyen

Phuc Nguyen

08 Thg 01 2024

Lưu

Cùng chuyên mục