Giữa 200 triệu doanh nghiệp đang sử dụng Facebook, việc sở hữu một chiến lược Social Media Marketing thu hút nhiều tương tác của khán giả sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường và mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng.


Vậy mức độ tương tác trên Facebook được tính như thế nào? Đâu là loại nội dung hay chiến thuật mà doanh nghiệp nên khai thác để cải thiện mức độ tương tác của khán giả trên nền tảng này? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Làm thế nào để xác định mức độ tương tác của trang thương hiệu?


Page Insights của Meta là một công cụ hữu ích giúp các thương hiệu dễ dàng theo dõi tất cả các số liệu liên quan đến phạm vi tiếp cận của trang, phân tích phản ứng của khách hàng đối với nội dung của thương hiệu, đồng thời xác định đâu là những nội dung hiệu quả và mang tính tương tác tốt. 


3 Tools to Use Instead of Facebook Analytics [2023 Edition]

Công cụ Page Insights của Meta giúp thương hiệu đo lường các chỉ số tiếp cận và tương tác của khán giả


Bên cạnh đó, marketer cũng có thể sử dụng công thức sau để đo lường mức độ tương tác: 

Tỷ lệ tương tác = (số lượng người dùng tương tác)/(tổng số người tiếp cận trang)*100


Để xây dựng một cộng đồng có chất lượng trên nền tảng Facebook và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường, Hubspot cho biết các marketer nên hướng đến mục tiêu xây dựng tỷ lệ tương tác ít nhất là 5%.


Chiến thuật giúp thương hiệu cải thiện tương tác trên Facebook


Theo Hubspot, sau đây là 10 gợi ý giúp các thương hiệu có thể cải thiện tương tác của khán giả trên Facebook: 


1. Đăng tải nội dung hấp dẫn, có giá trị


Khán giả sẽ không muốn tương tác với một nội dung thể hiện như một chiêu trò bán hàng. Thay vào đó, hãy chọn tạo nội dung giáo dục, hữu ích và giải trí. Các video có giá trị và mang tính giáo dục giúp các thương hiệu trở thành một chuyên gia, có uy tín trong thị trường của họ. Thậm chí, nó cho phép các thương hiệu hiển thị sản phẩm của họ đang được sử dụng mà không bị coi là quảng cáo.


A how-to video about skiing boosts Facebook engagement for L.L. Bean.

Công ty thiết bị và quần áo ngoài trời L.L. Bean thu hút và truyền cảm hứng cho người dùng bằng những video thú vị hướng dẫn trượt tuyết cho người mới bắt đầu


2. Lựa chọn thời gian đăng bài hợp lý


Công cụ Page Insights có một mục riêng hiển thị thời gian mà khán giả của trang thường xuyên trực tuyến và hoạt động tích cực nhất. Tính năng này giúp các thương hiệu tìm ra thời điểm tối ưu nhất để đăng bài và chắc chắn rằng những bài đăng hay nhất của thương hiệu sẽ không bị lãng phí do đăng tải quá sớm hoặc quá muộn.


The Best Times to Post on Social Media in 2022 | Sprout Social

Dữ liệu từ Sprout Social cho thấy thời gian đăng bài hiệu quả nhất trên Facebook là vào khung giờ 8-10 giờ mỗi ngày


3. Thường xuyên đăng bài


Không ai muốn tương tác với một tài khoản đã "chết". Để cho thấy tài khoản của bạn đang hoạt động, hãy đăng bài một cách thường xuyên để tăng mức độ tương tác cho fanpage của thương hiệu.


Theo Hubspot, Facebook luôn ưu tiên cho các nội dung mới và sẽ không hiển thị liên tục nội dung từ một trang thương hiệu trên News Feed của người dùng. Vì thế, lời khuyên là hãy phân bổ nội dung và số lượng bài đăng hợp lý để có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong trường hợp các bài đăng của thương hiệu liên tục mang lại tương tác cao, hãy thử đăng bài thường xuyên hơn bởi Facebook luôn ưu tiên những nội dung thu hút sự quan tâm của khán giả.


4. Sử dụng câu hỏi


Các câu hỏi khuyến khích người dùng bình luận và nhiều bình luận hơn dẫn đến mức độ tương tác cao. Các thương hiệu có thể yêu cầu người dùng để lại nhận xét về sản phẩm yêu thích của họ hay hỏi về lý do họ bắt đầu theo dõi thương hiệu.


Burger King asks its Facebook followers to name a product to generate more Facebook engagement.

Burger King yêu cầu người dùng đặt tên cho gia vị mới của hãng


Các thương hiệu có thể tương tác với khách hàng bằng cách hỏi xem đâu là những loại nội dung mà người dùng muốn xem và sau đó cung cấp những gì họ muốn. Bên cạnh đó, hãy sử dụng video, infographic hoặc tạo thăm dò ý kiến để làm nội dung của bài đăng trở nên thu hút hơn và nổi bật hơn trên News Feed người dùng.


5. Tương tác với những người theo dõi


Người dùng mạng xã hội thường muốn biết rằng phía sau tài khoản của các thương hiệu là những người thực sự nhìn thấy và đánh giá cao sự tương tác của khán giả đến thương hiệu. Hãy thường xuyên tương tác với người dùng bằng cách trả lời các câu hỏi, cảm ơn những người theo dõi vì sự tương tác của họ và là nguồn thông tin khi họ cần trợ giúp để hiểu sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này giúp các thương hiệu xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng và thúc đẩy mức độ tương tác với nội dung của thương hiệu. 


6. Sử dụng Facebook Reels


Facebook Reels ngày càng phổ biến đối với người dùng. Theo Meta, hơn 140 tỷ Reels đã được phát hàng ngày trên các ứng dụng Facebook tính đến tháng 10 năm 2022, tăng hơn 50% so với tháng 5 năm 2022. Sử dụng Facebook Reels là một công cụ tuyệt vời để bắt đầu một thử thách, cung cấp thông tin chi tiết về thương hiệu hoặc giáo dục người dùng. Luôn tạo ra Reels dưới định dạng dọc và tái sử dụng nội dung Reels từ Instagram là những cách mà thương hiệu có tham khảo để tối đa hoá hiệu quả của hình thức nội dung này.


Facebook Reels là loại nội dung phát triển nhanh nhất trên Meta tính đến thời điểm hiện tại


7. Phát trực tiếp


Các video livestream trên Facebook thường xuyên nhận được mức độ tương tác cao nhất trên nền tảng. Vì thế, sẽ rất hữu ích khi đưa các chương trình livestream vào chiến lược truyền thông của thương hiệu trên mạng xã hội. Facebook Live cho phép người xem và người tổ chức giao tiếp trong thời gian thực, giúp tạo dựng niềm tin giữa thương hiệu và người theo dõi. Facebook Live có thể được sử dụng để:

  • Tổ chức hỏi đáp trực tiếp
  • Tổ chức gây quỹ trực tiếp
  • Phát tin nóng hổi
  • Đưa ra một chuyến tham quan hậu trường của công ty và các quy trình


Vietnam Airlines bắt kịp xu hướng livestream bán vé và thu về lợi nhuận khổng lồ chỉ trong 50 phút phát sóng


8. Tập trung vào Nội dung do người dùng tạo ra (UGC)


Các marketer có thể khuyến khích những người theo dõi gửi ảnh hoặc video sử dụng sản phẩm của thương hiệu để có cơ hội xuất hiện trên nền tảng thương hiệu. Chẳng hạn, thương hiệu phụ kiện Cluse khuyến khích những người theo dõi gửi ảnh họ đeo đồng hồ của thương hiệu để được xuất hiện trên trang lookbook của Cluse. Tất cả những người theo dõi phải làm là đưa #Cluse vào bài đăng của họ.


A screenshot of Cluse's lookbook page on their website featuring user-generated content.

Tận dụng nội dung do người dùng tạo ra giúp Cluse gia tăng tương tác một cách đáng kể


9. Tạo stories hấp dẫn trên Facebook


Với hơn 300 triệu người xem Facebook Stories mỗi ngày, đây là một công cụ tuyệt vời để kết nối với khán giả của thương hiệu và cải thiện mức độ tương tác. Theo Hubspot, trên thực tế có đến hơn 70% người tiêu dùng thích Facebook Stories hơn Snapchat và Instagram Stories.


Các thương hiệu có thể sử dụng Facebook Stories để đưa ra các thông báo quan trọng, thêm liên kết đến các trang web hoặc sản phẩm để khuyến khích khán giả mua hàng


Cách cài đặt ẩn story trên facebook 1 người bạn đơn giàn

Thương hiệu có thể tận dụng tính năng Stories để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi


10. Thêm nút Kêu gọi hành động (CTA)

Nút kêu gọi hành động có thể tạo ra sự tương tác khác ngoài lượt thích, bình luận và chia sẻ. Nút CTA không chỉ tăng mức độ tương tác mà còn có thể tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn bằng cách khuyến khích khán giả hành động. Bổ sung nút CTA giúp khán giả có thể đặt lịch hẹn, liên hệ với doanh nghiệp thông qua Facebook Messenger, tham gia nhóm Facebook hay kêu gọi mua sắm trên trang web của thương hiệu.


Theo Hubspot 

Thảo Vy