Theo Hubspot, Marketing Channel là kênh tiếp thị giúp marketer tiếp cận khán giả. Trong đó, mỗi kênh sẽ có đặc điểm và phân khúc người dùng khác nhau. Việc nắm rõ đặc trưng của từng kênh sẽ giúp marketer lên kế hoạch phân phối nội dung hiệu quả, vừa vặn với từng tệp khách hàng. 


Trong cuộc khảo sát hơn 1.000 chuyên gia marketing toàn cầu, Hubspot đã rút ra danh sách kênh tiếp thị hàng đầu được các doanh nghiệp B2B lẫn B2C ưa chuộng hiện nay. Khảo sát cũng chỉ ra một số xu hướng về kênh tiếp thị sẽ diễn ra trong năm tới, kèm khuyến khích marketer nên tham khảo để “mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng doanh thu”. 


Dưới đây là 6 kênh tiếp thị phổ biến nhất trong năm 2022.


1. Tiếp thị đa kênh (Omni Channel Marketing)


Tiếp thị đa kênh là việc triển khai chiến lược marketing trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm mạng xã hội (Facebook, Instagram), công cụ tìm kiếm trực tuyến (Google, Cốc Cốc), ứng dụng giải trí (TikTok, YouTube) và ở cả các điểm bán hàng truyền thống.  


Trên thực tế, việc chỉ dùng một kênh tiếp thị duy nhất đã không còn phổ biến, nhất là trong bối cảnh thế giới kỹ thuật số phân mảnh và mỗi kênh cung cấp một ích lợi khác nhau cho doanh nghiệp. Nghiên cứu của Hubspot cho thấy 92% nhà tiếp thị đang sử dụng nhiều hơn một kênh. Neil Patel, CMO và Đồng sáng lập của NP Digital cũng tiết lộ: “100% các công ty chúng tôi làm việc cùng đều tập trung vào tiếp thị đa kênh và không ngừng mở rộng”.


Tiếp thị đa kênh là xu hướng trong những năm gần đây


Ngày nay, các doanh nghiệp thường áp dụng Content Repurposing như một cách để tiếp cận đa kênh. Content Repurposing là khi marketer sử dụng cùng một nội dung nhưng “xào nấu” cho phù hợp với từng kênh khác nhau. Ví dụ, từ một video, người làm tiếp thị có thể đăng tải trên YouTube, cắt ghép thành video ngắn phát sóng trên TikTok hoặc chuyển đổi sang một định dạng mới như một bài website. 


Có tới 82% nhà tiếp thị sử dụng Content Repurposing. Hai lợi ích nổi bật nhất của phương pháp này chính là: Tạo sự hiện diện nhất quán cho thương hiệu trên đa dạng nền tảng; Giảm khối lượng công việc của người sáng tạo nội dung bởi có thể tận dụng các nội dung cũ thay vì tạo ra nội dung mới hoàn toàn.


2. Video Marketing


Theo xếp hạng của Hubspot, video nằm trong top đầu những định dạng nội dung được marketer chọn dùng. Trong vài năm trở lại đây, định dạng video ngắn chiếm ưu thế ở cả hai thị trường B2B và B2C. 


How-to-monetize-your-social-media-.png (3840×2160)

Video nằm trong top đầu những định dạng nội dung được marketer chọn dùng


Chiến lược Video Marketing có thể mang lại nhiều hiệu quả khác nhau, chẳng hạn như nâng chỉ số ROI, tăng lượt chuyển đổi, tiếp cận khách hàng mới, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì những lợi ích đó, các nhà tiếp thị có kế hoạch đầu tư cho Video Marketing vào năm 2023, trong đó có 29% doanh nghiệp mới sử dụng chiến lược này lần đầu tiên.


3. Influencer Marketing


Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng) là khi các doanh nghiệp hợp tác với một người sáng tạo nổi tiếng, có liên quan trong ngành để đăng quảng cáo hoặc các phần nội dung hỗ trợ quảng bá cho thương hiệu. 


Một cảnh báo được nhắc đi nhắc lại nhiều năm nay: Khách hàng đang bắt đầu tỏ vẻ xa lánh và phòng thủ trước nội dung do thương hiệu tạo ra (Branded Content). Lúc này, Influencer Marketing là một giải pháp cân bằng lại, cải thiện tình trạng “bội thực nội dung quảng cáo” đang diễn ra ở người dùng.


cdn.i.haymarketmedia.asia (855×570)

Influencer Marketing vẫn duy trì sức hút trong năm 2022


Theo đó, những nội dung do Influencer tạo ra cũng dễ tiếp nhận hơn vì họ là “những con người thật sự, có gương mặt quen thuộc, bộc lộ tính cách cụ thể” hơn so với thương hiệu. 


Một nghiên cứu từ TopRank Marketing cho thấy có tới 86% thương hiệu B2B sử dụng Influencer Marketing thành công. Những doanh nghiệp này chứng kiến chỉ số ROI tăng lên, trong đó cứ mỗi đô la chi tiêu cho Influencer Marketing sẽ đem lại tổng cộng 5,78 đô la lợi tức đầu tư (Lợi nhuận ròng).


3.23_7-social-media-platforms-that-pay-content-creators_Hero.png (1920×1080)

86% thương hiệu B2B sử dụng Influencer Marketing thành công


Con số lợi nhuận đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho Influencer Marketing trong năm tới. Cụ thể, Hubspot ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể, với 17% marketer dự định chi tiền cho Tiếp thị người có sức ảnh hưởng, và 89% marketer tiếp tục duy trì hoặc thậm chí nâng mức đầu tư. 


4. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Opimization)


SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization hay còn có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quy trình nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm, từ đó định vị trang web của thương hiệu là một địa chỉ có thẩm quyền. Tối ưu hóa tìm kiếm thành công có thể giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập và lượt chuyển đổi cho website. 


7-Simple-Tips-That-Will-Help-You-Optimize-Your-Keyword-List-1520x800.png (1520×800)

SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization hay còn có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm


Đề cập đến phương pháp áp dụng SEO, Hubspot cho rằng mô hình cụm chủ đề (pillar-cluster model) đang chiếm ưu thế hơn cả. Theo đó, marketer sẽ xây dựng web theo từng chủ đề khác nhau và thiết kế một trang truy cập chung, hiển thị tất cả các chủ đề đó. Mỗi chủ đề sẽ có một trang riêng tập hợp tất cả cụm thông tin khác liên quan đến nó. Ví dụ, Hubspot sẽ phân loại bài viết thành các tuyến như Marketing, Sale, Service, Website và tích hợp chúng trong cùng một trang. Khi bấm chuột vào Marketing, độc giả sẽ tìm thấy các mục bài nhỏ khác như Instagram Marketing, Email Marketing. Bạn có thể sử dụng hyperlinks (siêu liên kết) để tạo sự kết nối giữa các bài viết trong website. Điều này sẽ tăng thứ hạng tìm kiếm, đồng thời tạo thiện cảm cho người dùng vì sự gọn gàng, dễ nhìn. 


5. Podcast Marketing


Sau video, podcast sẽ là định dạng nội dung thứ 2 được các marketer cân nhắc đầu tư nhiều hơn trong năm tới. Trên thực tế, cứ 3 người làm tiếp thị thì chỉ có 1 dùng podcast hoặc các định dạng âm thanh khác trong chiến lược. Thế nhưng Hubspot cho rằng con số này ít nhưng chất lượng, khi có tới 53% marketer nói rằng podcast là định dạng nội dung đem lại hiệu quả tốt nhất mà họ từng dùng. 


best-podcasts.jpg (2405×1602)

Podcast đem lại nhiều hiệu quả cho chiến lược marketing


Theo đó, người dùng có xu hướng nghe một cách thụ động, đặc điểm này khiến podcast trở thành nền tảng lý tưởng để tiếp cận người dùng lúc họ đang làm làm việc nhà, đi làm vào buổi sáng, nấu ăn hay thư giãn sau giờ làm. Các Podcast Host cũng đóng vai trò như Influencer giúp cung cấp các thông tin về thương hiệu. 


Khi sử dụng podcast, Hubspot khuyên các marketer nên tập trung vào kể chuyện (Storytelling). “Bộ não con người được lập trình để tìm kiếm và phản hồi với một câu chuyện được dàn dựng công phu. Chính vì vậy, kể chuyện hay là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý của khán giả đồng thời làm cho thương hiệu của bạn trở nên thân thiện hơn”, Hubspot viết.


6. Tiếp thị truyền miệng (Word of Mouth Marketing)


Theo kết quả nghiên cứu công bố 2020, Hubspot cho biết Brand Trust là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định mua hàng. Thế nhưng lòng tin thương hiệu đang ngày càng khó gầy dựng so với trước đây. Nội dung quảng cáo đang bão hòa, ít người dùng cảm thấy tin tưởng vào paid content (nội dung trả phí) của thương hiệu. Thay vào đó, họ tin vào review của KOC, lời giới thiệu của các khách hàng khác và nội dung do Influencer đăng tải. Cả 3 đều là phiên bản của Tiếp thị truyền miệng (Word of Mouth Marketing). 


kol-la-gi-kol-co-khac-koc-co-nen-tin-va-nhung-man-review-cua-ho-hay-khong-1645891525-3.jpg (1240×828)

Nhiều khách hàng có xu hướng muốn xem review từ KOC trước khi mua sản phẩm


Ngày nay, Hubspot cho biết Tiếp thị truyền miệng không chỉ là những cuộc trò chuyện trực tiếp. Khách hàng hài lòng với thương hiệu sẽ đăng bài khen ngợi trên mạng xã hội, hoặc để lại đánh giá trên sàn thương mại điện tử. Những bài đăng, bình luận này sẽ tác động đến quyết định mua hàng của những người dùng khác. 



Theo Hubspot

Hằng Trần