Trong thời đại kỹ thuật số lên ngôi, những người bình thường từ khắp nơi trên thế giới đều có thể sử dụng các công cụ truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội để xây dựng thương hiệu cá nhân. 


Như một hệ quả tất yếu, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội còn kéo theo những cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa con người với con người. Do đó, để trở thành người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể, chúng ta cần xây dựng một lộ trình phù hợp. Cùng khám phá 7 bước xây dựng thương hiệu cá nhân thành công (theo Neil Patel - chuyên gia marketing nổi tiếng tại Anh) qua bài viết dưới đây!


Bước 1: Xác định ngách (niche) của bạn


Xây dựng thương hiệu cá nhân cũng tương tự như việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) để tăng chất lượng nội dung và lưu lượng truy cập web. Chắc hẳn không ai muốn dành toàn bộ thời gian và công sức để khai phá một thị trường ngách không phát triển. Do đó, quá trình lựa chọn thị trường ngách là rất quan trọng để bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân.


Choosing a Niche for Your Agency: 10 Experts Succeeding in Their Niche -  AgencyAnalytics


Cách duy nhất để tạo ra một thương hiệu cá nhân có sức ảnh hưởng là trở thành người đi đầu và được công nhận trong một lĩnh vực cụ thể.


Bước 2: Đưa cá tính vào thương hiệu cá nhân của bạn


Một thương hiệu mạnh phải thể hiện rõ được cá tính của bạn. Chính cá tính, quan điểm riêng sẽ giúp phân biệt bạn với những người nói cùng chủ đề. Bạn có thể xác định cá tính riêng của bản thân bằng cách trả lời những câu hỏi như: 

  • Giá trị cốt lõi của bạn là gì?
  • Tính cách nào khiến bạn tự hào nhất?
  • Bạn muốn mọi người nhớ đến với hình ảnh như thế nào?


How to Find Your Brand Personality with 5 Simple Tips


Cốt lõi của việc xây dựng thương hiệu cá nhân là thành thật với chính mình, bởi mỗi thương hiệu lớn đều được hình thành dựa trên nền tảng của cá tính của mỗi cá nhân.


Bước 3: Tạo bản sắc cho thương hiệu của bạn


Theo một nghiên cứu, 94% ấn tượng đầu tiên của một người dựa trên thiết kế của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp cần có bộ nhận diện thương hiệu gồm logo, slogan, bao bì, tờ giới thiệu tính năng, video clip giới thiệu dịch vụ... thì thương hiệu cá nhân cũng cần có một bộ nhận diện tương tự.


Personal Branding | Identity on AIGA Member Gallery

Bộ nhận diện thương hiệu của Anoosh Babayan - Lead Graphic Designer tại PicsArt.


Ấn tượng đầu tiên mà bạn muốn người khác nhớ tới cả khi gặp ngoài đời lẫn hình ảnh trên mạng phụ thuộc vào cách bạn xây dựng bộ nhận diện của chính mình, chẳng hạn tên/ nickname, phong cách ăn mặc, giọng văn, logo hoặc màu sắc riêng... Một bộ nhận diện nhất quán sẽ giúp bạn trở nên dễ nhận biết dù tương tác trực tuyến ở bất kỳ đâu, từ trang web cá nhân đến nền tảng mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Đây cũng là thứ phân biệt các chuyên gia thật sự với những người khác.


Bước 4: Tạo và thiết kế lại trang web cá nhân của bạn


Hãy tưởng tượng, bạn làm việc chăm chỉ để trở thành một chuyên gia về một chủ đề cụ thể, nhưng khi mọi người tìm kiếm bạn trên Google họ lại chuyển đến một trang web khác thay vì trang web của bạn. Chuyện gì sẽ xảy ra? Đó là lý do tại sao một người xây dựng thương hiệu cá nhân nên có trang web riêng mình. 


Trang web cá nhân của Leonard Kim - Chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân tại Mỹ


Bên cạnh đó, bạn cần dành thời gian sáng tạo nội dung và xây dựng trải nghiệm người dùng để nâng cao xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Có như vậy, thương hiệu cá nhân mới gắn liền với ngách/ chủ đề mà bạn đã lựa chọn.


Bước 5: Xây dựng chiến lược tiếp thị nội dung


Tiếp thị nội dung có chi phí ít hơn 62% so với tiếp thị truyền thống và tạo ra số lượng khách hàng tiềm năng cao hơn khoảng ba lần. Việc đầu tư vào nội dung ngoài tăng mức xếp hạng trên công cụ tìm kiếm còn đem đến những độc giả/ khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, để có thể giữ chân độc giả/khách hàng và duy trì năng lượng sáng tạo, bạn cần tìm ra loại nội dung nào phù hợp nhất giữa bạn và đối tượng tiếp nhận.


person writing on white notebook


Ngoài ra, bạn cũng nên xây dựng nội dung trên các kênh truyền thông mạng xã hội để tiếp cận và thu hút nhiều người hơn. Hãy bắt đầu bằng việc xác định độc giả của bạn đang hoạt động ở đâu và tiếp thị nội dung trên chính nền tảng đó. 


Bước 6: Đăng tải nội dung trên các blog có cùng chủ đề 


Thời gian đầu xây dựng thương hiệu cá nhân, nếu dành toàn bộ thời gian chỉ để sáng tạo những nội dung trên trang web của mình, có thể bạn sẽ không tiếp cận được ai cả. Thay vào đó, bạn nên tận dụng “mảnh đất” màu mỡ từ người khác để gieo mầm cho thương hiệu cá nhân của mình. Bằng cách tạo và đăng tải nội dung lên các trang web có lượng truy cập cao, có cùng chủ đề, cùng đối tượng mà bạn đang hướng mục tiêu, bạn có thể tiếp cận được lượng lớn độc giả dễ dàng hơn.


How to Build Your Personal Brand by Blogging

Chuyên gia marketing Neil Patel đăng tải nội dung trên Forbes để thu hút độc giả


Đặc biệt, khi thường xuyên chia sẻ nội dung lên các trang web lớn, mọi người sẽ biết đến bạn và bắt đầu tìm kiếm thêm thông tin về bạn. Theo đó, bạn có thể tìm cách để quảng bá thương hiệu cá nhân và thúc đẩy mọi người truy cập trang web của bạn (chèn liên kết, thêm CTA - Call To Action vào bài viết,...).


Bước 7: Tìm người cố vấn


Hầu hết tất cả các doanh nhân thành công đều có những người cố vấn giúp họ trở thành những chuyên gia được mọi người công nhận. Ngay cả Tiger Woods, người được cho là tay golf thành công nhất mọi thời đại cũng làm việc với một huấn luyện viên swing trong gần như toàn bộ sự nghiệp để cải thiện kỹ năng chơi golf của mình.  


Huấn luyện viên cũ của Tiger Woods sẽ đồng hành cùng anh tại giải British  Open

Tiger Woods và huấn luyện viên của mình


Để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công, bạn sẽ cần những người có “tên tuổi” trong ngành công nhận bạn là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể. Họ có thể cố vấn giúp bạn tiếp cận độc giả/khách hàng tiềm năng trong thị trường ngách cũng như tránh được những sai lầm không đáng có. 


Theo Neil Patel

Tâm Thương | Advertising Vietnam