Tháng 7 là tháng cao điểm của mùa du lịch hè nên hoạt động bán lẻ hàng hoá và dịch vụ sôi động, doanh thu tăng. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2023 ước đạt 512,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3.529,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,7%).



Hội đồng vàng thế giới đánh giá, giá vàng thế giới đã tăng 5,4% trong 6 tháng đầu năm 2023. Chính vì vậy, Reputa gửi tới bạn đọc Bảng xếp hạng Cửa hàng trang sức, vàng bạc và kim loại quý khác. DOJI vượt lên “chiếm lĩnh” Top 1 Bảng xếp hạng đạt 2,79 điểm Total Score. Trên Fanpage của Trang sức DOJI thu về 50.904 lượt tương tác với bài viết nổi bật nhất “TƯNG BỪNG SINH NHẬT DOJI” được 7.961 lượt tương tác từ người dùng mạng xã hội Facebook. Cũng trong tháng 07, DOJI đã triển khai chuyển đổ số thông qua việc áp dụng Hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể SAP - ERP sau 6 tháng vận hành và đạt nhiều thành công rực rỡ. SJC tụt xuống hạng 2 với 2,43 điểm Total Score. Cùng SJC hợp tác với Vietravel đến với chương trình đặc biệt “Hành trình vàng” . Từ việc được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật vàng quý, tham quan những địa điểm nổi tiếng trên thế giới, đến tận hưởng những bữa tiệc sang trọng và những trải nghiệm thú vị khác. PNJ giữ nguyên hạng 3 với 2,07 điểm Total Score. PNJ x Disney mang đến cho bạn bộ sưu tập “Tangled” với những trang sức được thiết kế với dấu ấn tóc mây màu nhiệm cùng những biểu tượng đặc trưng trong câu chuyện Disney đầy thú vị. 

Ở Bảng xếp hạng Chuỗi Siêu thị phổ biến trên mạng xã hội không có gì thay đổi. GO Mart giữ vững vị trí Top 1 với 8,23 điểm Total Score. Co.op MartAEON lần lượt giữ vị trí Top 2 và Top 3. 



Về Top mặt hàng nổi bật được đề cập trên Mạng xã hội, “Thiết bị điện dân dụng” là mặt hàng được người dùng đề cập nhiều nhất gấp 1,01 lần so với “Thiết bị điện lạnh”. Bên cạnh đó, trong ngành Thời trang, “Phụ kiện” là mặt hàng có lượng thảo luận cao nhất, đạt 249.57 thảo luận và “Chăm sóc cơ thể” là mặt hàng quan tâm nhiều nhất của ngành Làm đẹp & Mỹ phẩm, đạt 109.144 thảo luận.



Trong tháng 07 này ghi nhận sự sụt giảm ở cả 3 chủ đề thảo luận. Cụ thể, "Sản phẩm/ Dịch vụ" giảm 1,06 lần đạt 1.453.769 thảo luận, “Hình thức kinh doanh” giảm 1,05 lần đạt 336.432 thảo luận và "Hoạt động kinh doanh" giảm 1,14 lần đạt 372.462 thảo luận. 



Từ đầu tháng 7-2023, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai hoạt động tiếp sức người tiêu dùng với đa dạng nhóm ngành hàng, khẳng định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong giữ vững ổn định thị trường. Các đơn vị còn triển khai đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản OCOP, giúp người tiêu dùng được tiếp cận với những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn VietGAP. Bên cạnh đó thị trường Việt Nam đã thu hút hàng loạt thương hiệu thời trang nước ngoài liên tục đổ bộ. Điều này đã và đang tạo sự cạnh tranh gay gắt về thị phần cho các doanh nghiệp nội.



Bộ Công Thương nhận định, sức mua của thị trường nội địa trong 7 tháng qua đã phục hồi tương đối mạnh mẽ, là điểm sáng tích cực trong bối cảnh nhiều lĩnh vực khác gặp khó khăn. Nhưng nhìn một cách tổng thể, sức mua dù đã khôi phục, nhưng vẫn còn yếu, chưa đạt được bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19, chưa kích thích sản xuất, đầu tư và tiêu dùng.Hơn lúc nào hết, tiêu dùng hàng hóa của thị trường nội địa phải được kích cầu bằng các chính sách hỗ trợ cần thiết, để ngành sản xuất có dư địa phát triển, giảm bớt khó khăn về hàng hóa tồn kho, đọng vốn và tạo dòng tiền.