Sau một năm nền kinh tế gặp nhiều biến động và suy thoái, bán lẻ là một trong những ngành chịu ảnh hưởng sâu sắc. Trong đó, thị trường bán lẻ thiết bị công nghệ là một trong những chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhu cầusức mua của người dùng có nhiều sự thay đổi. Hàng loạt hệ thống bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS hoặc Di Động Việt lần bị cuốn vào cuộc đua giảm giá nhưng không nhận được kết quả khả quan.



Tại Bảng xếp hạng Cửa hàng Điện tử, điện lạnh, viễn thông phổ biến trên Mạng xã hội có nhiều sự thay đổi. Hoàng Hà tăng 3 hạng vươn lên giữ vị trí Top 1 Bảng xếp hạng với điểm Total Score tăng mạnh 321% so với tháng trước. Hoàng Hà tích cực truyền thông thiết bị điện tử kèm theo những chương trình ưu đãi đặc biệt trong mùa lễ hội. Trong đó, minigame “VUI GIÁNG SINH - RINH QUÀ ĐỈNH” là bài nổi bật nhất với 15.324 lượt tương tác trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Bên cạnh đó, Hoàng Hà cũng đầu tư hơn 30 bài viết truyền thông giải trí như “10đ lạc quan”, “Tài xế chất quá hay là cho xuống đi bộ được không ạ ??” hay “Xe khách về quê ăn Tết kiểu ??” . Ngược lại, Điện Máy xanh tụt xuống vị trí thứ 2 với điểm Total Score giảm mạnh 56% so với tháng trước. Sau sự kiện tái cấu trúc và cắt giảm nhân sự, Điện Máy Xanh tháng vừa rồi giảm đi lượng bài viết về minigame so với tháng 11, trên Fanpage chỉ còn tập trung truyền thông sản phẩm. Thế Giới Di Động tụt hạng xuống vị trí Top 3 với điểm Total Score, giảm 29% so với tháng trước.



Về Top mặt hàng Ngành Điện tử, điện lạnh, viễn thông, “Thiết bị điện lạnh” vẫn dẫn đầu lượng thảo luận và cao gấp 1,8 lần so với “Thiết bị điện dân dụng”. Với xu hướng sắm đồ tết dịp cuối năm, trong ngành Thời trang, “Áo/đầm” tiếp tục là mặt hàng có lượng thảo luận cao nhất, đạt 137.370 thảo luận và “Chăm sóc cơ thể” giữ vững phong độ là mặt hàng được quan tâm nhiều nhất của ngành Làm đẹp & Mỹ phẩm, đạt 67.781 thảo luận.




Trong tháng 12, cả 3 chủ đề thảo luận đều có dấu hiệu giảm nhẹ so với tháng trước. Cụ thể, chủ đề “Sản phẩm/Dịch vụ” có lượng thảo luận giảm 14% so với tháng 11. Chủ đề “Hình thức kinh doanh” cũng giảm 9% và "Hoạt động kinh doanh" giảm 13% so với tháng trước.



Bước vào quý IV/2023, nhiều người tiêu dùng thay đổi hành vi mua sắm khi tình hình tài chính có dấu hiệu lạc quan. Theo Tổng cục Thống kê, “tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước đạt 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 11 và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2023”. Bên cạnh đó các siêu thị bắt kịp nhịp độ đã tăng tốc, tận dụng cơ hội thị trường cuối năm triển khai các chương trình lớn như WinCommerce đã lên kế hoạch cung ứng hàng hóa dịp cuối năm từ 2-3 tháng trước, Big C tung ra hàng loạt những chương trình giảm giá sốc, đặc biệt là mặt hàng thiết yếu như: thực phẩm, rau quả, đồ ăn… 



Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bán lẻ trong nước vẫn là “miếng bánh” lớn đối với các doanh nghiệp. Trong đó, mảng dịch vụ dự báo vẫn sẽ là điểm sáng. Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng 3 trụ cột tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Trong đó, thị trường tiêu dùng nội địa đóng một vai trò rất quan trọng.”