Societal Marketing là chiến lược tiếp thị nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng theo hướng tích cực. Quá trình này được thực hiện thông qua việc tập trung vào các vấn đề xã hội và tính nhân văn thay vì chỉ quan tâm đến việc quảng bá sản phẩm. Từ đó, Societal Marketing Concept ra đời nhằm đề cao nhận thức của người dùng về trách nhiệm xã hội.


Mặt khác, Societal Marketing concept mang tính thương mại cao dưới hình thức những trách nhiệm xã hội. Mục tiêu cuối cùng của hình thức marketing này vẫn là xây dựng thương hiệu và tăng doanh số. Dưới đây là 4 ý nghĩa cốt lõi của chiến lược Societal Marketing đối với một doanh nghiệp:


1. Societal Marketing giúp doanh nghiệp cân bằng giữa 3 yếu tố: lợi nhuận công ty, nhu cầu của khách hàng và lợi ích của xã hội:


Có nhiều điểm khác nhau gây xung đột giữa nhu cầu ngắn hạn của người tiêu dùng và nhu cầu dài hạn của doanh nghiệp. Đối với nhu cầu ngắn hạn , giá rẻ luôn là mong muốn hàng đầu của đa số người tiêu dùng về sản phẩm. Nhu cầu dài hạn bao gồm các vấn đề về bảo vệ môi trường, chính sách bảo vệ người lao động, lương thưởng cho nhân công,... Doanh nghiệp đề cao giá trị xã hội bao nhiêu, càng gây được lòng tin với người tiêu dùng bấy nhiêu. Từ đó nâng cao được giá trị cho khách hàng và xã hội.



2. Societal Marketing mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu so với các đối thủ trên thị trường:


Theo khảo sát của worldbank, người tiêu dùng thiện cảm nhiều hơn đối với các thương hiệu có tinh thần trách nhiệm, có thể giúp làm cho thế giới sạch hơn hay xây dựng xã hội tốt hơn. 



Nếu chiến lược Societal marketing thành công, doanh nghiệp có thể nâng giá bán của sản phẩm. Hơn nữa, tính năng vì cộng đồng này sẽ trở thành điểm độc đáo của sản phẩm (unique selling point).


3. Societal Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng:


Theo Hootsuite, khách hàng sẽ quay lại với thương hiệu đem lại cho họ cảm giác được quan tâm hơn là chỉ xem họ là người mua hàng. Ngoài ra, hình ảnh của thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.



Hầu hết, các công ty có khả năng tận dụng tối đa kiểu chiến lược kết hợp giữa hình ảnh doanh nghiệp và cá nhân hóa mối quan hệ với khách hàng có doanh thu vượt trội hơn so với những đối thủ cạnh tranh.


4. Societal Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển cộng đồng riêng ủng hộ thương hiệu:


Trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề về sức khỏe và môi trường là mối quan tâm hàng đầu và được các Marketer ưu tiên sử dụng. Khác với Green Marketing (chủ yếu dựa trên yếu tố bảo vệ môi trường) bao gồm các cải tiến trong quy trình sản xuất, đóng gói,... của doanh nghiệp. Societal Marketing nâng tầm nhìn của doanh nghiệp lên cao hơn bằng cách vẽ ra bức tranh toàn cảnh về các hoạt động nhằm thay đổi tư duy và hành vi tích cực đến từ người tiêu dùng. 



Chiến lược Societal Marketing giúp tập hợp những người có tiếng nói chung về các vấn đề xã hội. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một cộng động riêng bền vững. Hơn nữa, việc có được một cộng đồng riêng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và thu thập những ý kiến đánh giá của tệp khách hàng tiềm năng này.


Tóm lại, Societal Marketing dự đoán sẽ trở thành một trong những xu hướng tiếp thị hiệu quả nhất 2023. Cụ thể đã có rất nhiều case study cực kỳ thành công của các thương hiệu lớn phải kể đến như Coca - cola, UNIQLO, IKEA,... Những chiến dịch Marketing này thường “break - through” những quy chuẩn của tiếp thị truyền thống.


Không những vậy, giá trị mà những chiến dịch này mang lại góp phần rất lớn trong việc giáo dục mua sắm có ý thức cho người tiêu dùng. Hy vọng bài viết có thể đóng góp một góc nhìn mới cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm chiến lược marketing phù hợp.