Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến đổi nhanh chóng theo sự lên xuống của nền kinh tế, sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử, hay còn gọi là Social Commerce, đã trở thành một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Điều này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, mà còn tạo ra một sân chơi mới mẻ cho các thương hiệu trong một thị trường cạnh tranh. 


1, Social Commerce là gì?


Social Commerce là giải pháp kết hợp mạng xã hội và thương mại điện tử để giúp thương hiệu thúc đẩy bán hàng trực tuyến trên đa nền tảng. Đây là một hình thức kinh doanh mới nổi trong những năm gần đây nhằm tận dụng sức mạnh của mạng xã hội và tương tác xã hội để giúp cho thương hiệu kinh doanh sản phẩm, dịch vụ và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này sẽ cực kỳ có lợi cho việc tăng cường tương tác và chuyển đổi khách hàng bất cứ khi nào họ có nhu cầu.



Với Social Commerce, toàn bộ quá trình tìm hiểu và mua sắm của khách hàng được diễn ra ngay trên mạng xã hội mà khách hàng vẫn thường dùng. Khách hàng thấy sản phẩm (qua quảng cáo, bài viết, livestream, người ảnh hưởng,...), chat để nhận tư vấn, xem sản phẩm, đặt mua và thanh toán ngay khi đang chat với người bán. 

Social Commerce đang trở thành một xu hướng phát triển sôi động trong thị trường bán hàng trực tuyến ở Việt Nam. Trên Facebook, Zalo, Instagram và TikTok, các doanh nghiệp đang tận dụng mạng xã hội để tạo cửa hàng trực tuyến, quảng cáo sáng tạo và tương tác trực tiếp với khách hàng bằng mọi hình thức nhắn tin, gọi điện, bình luận. Điều này không chỉ mở ra cơ hội tiếp cận đến đông đảo người dùng mà còn tạo nên sự thú vị và tiện lợi trong trải nghiệm mua sắm. 


2, Tổng quan về thị trường Social Commerce tại Việt Nam


Bằng việc kết hợp sức mạnh của mạng xã hội và giao dịch trực tuyến, Social Commerce đang thay đổi cách chúng ta mua bán hàng hóa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam. Hiện nay, Social Commerce đang trở thành một phương thức bán hàng ngày càng phát triển và tiềm năng, được chứng minh bởi nhiều yếu tố gồm:

  • Số lượng người dùng và thời gian sử dụng mạng xã hội
  • Số lượng doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến
  • Thói quen sử dụng ví điện tử, internet banking và thanh toán trực tuyến


Cụ thể như sau:

Đối với số lượng người dùng và thời gian sử dụng mạng xã hội: Số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam ước tính khoảng 69 triệu người, tương đương hơn 70% dân số. Trong số đó, thời gian trung bình dùng mạng xã hội ở Việt Nam dành cho hoạt động trên mạng xã hội là khoảng 2 giờ 22 phút mỗi ngày, cho thấy mức độ tham gia và sự phụ thuộc cao vào mạng xã hội của người dân Việt Nam. Sự phụ thuộc này bên cạnh những mặt trái còn mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tham gia Social Commerce để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng.


(Nguồn: The Influencers)


Đối với số lượng doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến: Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, con số 200.000 doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ cho Social Commerce. Điều này chứng tỏ sự phổ biến và tiềm năng của Social Commerce trong việc tạo ra cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trường trực tuyến.



Đối với thói quen sử dụng ví điện tử, internet banking và thanh toán trực tuyến: Thói quen sử dụng ví điện tử và thanh toán trực tuyến của đại bộ phận người dân Việt Nam đã chứng minh sự tăng trưởng của thị trường Social Commerce. Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 7 năm 2023, số lượng người dùng ví điện tử và thanh toán trực tuyến tại Việt Nam đã vượt qua 70 triệu người. Sự tiện lợi, an toàn và đa dạng hóa phương thức thanh toán đã góp phần tạo niềm tin và thu hút người dùng mua sắm trực tuyến, từ đó thúc đẩy sự phát triển của Social.



3, Điểm lại những xu hướng Social Commerce nổi bật trong năm 2023


Sự lên ngôi của những nhà sáng tạo nội dung


Không thể phủ nhận được sự lên ngôi của Creator đang thống trị lĩnh vực Social Commerce tại Việt Nam. Các nhà sáng tạo nội dung từ influencer đến blogger và vlogger, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu và tiếp cận, tương tác khách hàng trên mạng xã hội.


TikTok đánh dấu sự lên ngôi và phát triển mạnh mẽ của Content Creators


Những nhà sáng tạo nội dung đa phần là những người nổi tiếng trên mạng xã hội, nhưng cũng có thể là những người có kỹ năng sáng tạo đặc biệt trong lĩnh vực cụ thể. Họ tạo ra nội dung sáng tạo và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, tạo hiệu ứng lan tỏa và tăng cường uy tín thương hiệu. Việc sử dụng hình ảnh của Creator đã và đang trở thành một kênh tiếp thị quan trọng, mang lại cơ hội mới cho doanh nghiệp kết nối với khách hàng một cách độc đáo và hiệu quả trên thị trường Việt Nam.


Livestream Shopping

Livestream Shopping (mua sắm trên sóng phát trực tiếp) trong Social Commerce đã trở thành một xu hướng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đây là những sự kiện trực tiếp trên mạng xã hội, thường diễn ra thông qua video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, v.v… Các ngành hàng như thời trang, làm đẹp và điện tử đã tận dụng Livestream để tăng cường tiếp cận khách hàng, tạo trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và tăng doanh số bán hàng.



Ví dụ: Thương hiệu The Face Shop đã livestream shopping trên Facebook để giới thiệu và bán các sản phẩm chăm sóc da mới nhất của mình. Một creator nổi tiếng về ẩm thực cũng đã tổ chức một Livestream trên TikTok, tâm sự và bán những món ăn đặc sản địa phương. Thông qua Livestream Shopping các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đã tăng cường tiếp cận khách hàng và tạo ra trải nghiệm mua sắm tương tác và hấp dẫn.


Xu hướng mua sắm thông qua Augmented Reality (AR - Thực tế tăng cường) 

Tăng cường trải nghiệm mua sắm thông qua Augmented Reality (AR) là một xu hướng nổi bật trong Social Commerce. Thay vì chỉ xem hình ảnh sản phẩm, người dùng có thể thử trực tiếp các sản phẩm ngay trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram, v.v… Với AR, người dùng có thể “đặt” sản phẩm vào không gian thực, xem nó từ nhiều góc độ khác nhau và thậm chí tương tác với nó. Xu hướng này tạo ra một môi trường mua sắm độc đáo, nơi người dùng không chỉ mua hàng mà còn tương tác, chia sẻ và giao tiếp với nhau.



Đề xuất sản phẩm cá nhân hoá (Personalized Product Recommendations)

Trong Social Commerce tại Việt Nam, Personalized Product Recommendations đang được áp dụng thông qua việc sử dụng các thuật toán và công nghệ phân tích dữ liệu. Dựa trên thông tin sở thích, hành vi mua sắm và lịch sử tương tác của người dùng trên các nền tảng mạng xã hội và trang web thương mại điện tử, hệ thống có thể đưa ra các gợi ý sản phẩm cá nhân hóa. Chính vì thời gian sử dụng internet, mạng xã hội trung bình của mỗi người ngày càng tăng dẫn đến hành vi mạng xã hội thu thập càng nhiều, sản phẩm, dịch vụ gợi ý càng đánh đúng nhu cầu.



Ví dụ: Khi một người dùng xem một sản phẩm trên mạng xã hội hoặc trang website thương mại điện tử, hệ thống sẽ thu thập thông tin về sản phẩm đó và dựa trên đó, đề xuất các sản phẩm tương tự hoặc phù hợp với sở thích của người dùng. Các gợi ý này có thể hiển thị dưới dạng các bài viết, quảng cáo.


Tạm kết


Sự tích hợp chặt chẽ giữa mạng xã hội và thương mại đã tạo ra một môi trường mua sắm phong phú và cá nhân hóa, đồng thời mở ra cơ hội cho các thương hiệu kết nối sâu rộng với khách hàng. Điều này củng cố niềm tin rằng Social Commerce sẽ tiếp tục là một sân chơi tiềm năng cho các thương hiệu, góp phần định hình tương lai của ngành công nghiệp thương mại điện tử và quảng cáo.