Văn hoá đại chúng (Pop culture) là tập hợp những gì xoay quanh mọi khía cạnh đời sống đại diện cho số đông công chúng trong một nền văn hoá chẳng hạn như thái độ, hành vi, niềm tin, quan điểm hay cách tương tác của con người với xã hội.


Nhờ sự phát triển và bùng nổ của mạng xã hội, văn hoá đại chúng không còn bị giới hạn ở những chiếc TV, radio hay tạp chí mà đã mở rộng sang hình thức trực tuyến. Ngày nay, bất cứ thứ gì xuất hiện và trở nên phổ biến trên mạng xã hội đều có thể trở thành một biểu tượng của văn hoá đại chúng, từ những thử thách biến hoá trên TikTok, các series phim Netflix đang “làm mưa làm gió” trên thị trường đến sự lan truyền chóng mặt của meme (những hình ảnh gây cười, được biến tấu liên tục và sử dụng rộng rãi).

alt

Phụ kiện nhiều màu sắc, quần áo secondhand và nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng của nền văn hoá thập niên 2000 (Y2K) đang quay trở lại và được giới trẻ đón nhận nhiệt tình trong những năm gần đây


Vì thế, các thương hiệu luôn trong trạng thái theo đuổi hoặc chủ động tạo ra những xu hướng mới nhất nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, qua đó mang lại sự thành công cho chiến dịch marketing và trở nên nổi bật trên thị trường. Theo LaterBlog, sau đây là 6 cách thương hiệu có thể áp dụng để đưa văn hoá đại chúng vào chiến dịch viral marketing của mình:


#1 Tận dụng sức hút của meme


So với những loại nội dung truyền thống, meme là một công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu trở nên viral trên mạng xã hội. Sự hài hước và gần gũi của meme giúp thương hiệu gắn kết tốt hơn với khách hàng, truyền tải thông điệp một cách hiệu quả hơn. Đứng trước nhịp độ vận động liên tục trên các nền tảng mạng xã hội, điều quan trọng là thương hiệu cần phải “nhạy” trước những xu hướng mới và linh hoạt biến hoá cho phù hợp với cá tính thương hiệu để tạo ra những meme có chất lượng và tính lan toả cao. Đừng phức tạp hoá hay cố nhồi nhét quá nhiều thông điệp vào một meme. Đơn giản và duyên dáng chính là chìa khoá thành công của chiến thuật này!


Là một trong những thương hiệu nổi bật với hình thức Meme Marketing, Durex luôn biết cách thu hút người xem nhờ vào sự duyên dáng và "mặn mòi" của mình


#2 Sử dụng những đoạn âm thanh đang viral


Trên các nền tảng video ngắn như TikTok hoặc Instagram Reels, sử dụng lại những đoạn âm thanh viral cho nội dung video là một chiến thuật vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm thời gian và công sức sản xuất. Dành thời gian chọn lọc và sử dụng những đoạn âm thanh có sẵn trên các nền tảng này sẽ giúp tăng cao khả năng xuất hiện trên xu hướng của thương hiệu và mang lại số lượt tương tác vô cùng ấn tượng.


TikTok đề xuất những nội dung xu hướng


#3 Phản ứng trước những sự kiện của xã hội


Chia sẻ quan điểm trước những sự kiện nổi bật thuộc văn hoá đại chúng, chẳng hạn như lễ trao giải Oscar hay World Cup - là những cách tiếp cận kinh điển trong chiến lược marketing của các thương hiệu. Trong vài năm trở lại đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tài khoản tick xanh của các thương hiệu dần tích cực trao đổi và tương tác với nhau trên những trang cộng đồng thay vì tập trung chia sẻ thông tin một chiều như trước đây. Đây được đánh giá là một chiến thuật thông minh khi thương hiệu được “nhân bản hoá” (humanize), trở nên gần gũi hơn với khách hàng và dễ dàng trò chuyện với họ, từ đó thúc đẩy mức độ tương tác và đạt hiệu quả cao về mặt truyền thông. Tuy nhiên, các thương hiệu cần kiểm soát được rủi ro khi thực hiện hình thức marketing này bởi nếu chia sẻ một nội dung gây tranh cãi hoặc tham gia bình luận trong bối cảnh không phù hợp có thể khiến hình ảnh thương hiệu bị tổn hại nặng nề.


#4 Chia sẻ tweet trên Instagram


Một gợi ý khác giúp thương hiệu tái sử dụng những nội dung trên Twitter một cách hiệu quả là hãy chụp lại nó dưới dạng hình ảnh và đăng tải lên Instagram. Chiến thuật này giúp các marketer tiết kiệm thời gian sản xuất nội dung nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nội dung phù hợp với nền tảng khác. Thương hiệu cũng có thể tuỳ chỉnh thiết kế của các tweet cho đồng bộ với giao diện bảng tin Instagram của mình.


brands sharing tweets on instagram

Chiến thuật này tuy đơn giản nhưng lại được đánh giá là phù hợp với nhiều nền tảng


#5 Sử dụng từ ngữ “bắt trend” 


Giữa vô vàn những đối thủ trên thị trường, điều khiến một thương hiệu trở nên nổi bật và để lại dấu ấn in sâu trong tâm trí khách hàng nằm ở cách mà thương hiệu đó kể chuyện. Tận dụng những từ ngữ đang phổ biến và có mức độ lan toả nhanh trên mạng xã hội vào bài đăng là một cách để đưa văn hoá đại chúng vào chiến lược nội dung. Hãy sử dụng những công cụ social listening để lắng nghe người tiêu dùng, đồng thời cập nhật những xu hướng mới để tạo ra những nội dung vừa “bắt trend”, vừa phù hợp với hình ảnh và cá tính của thương hiệu.


#6 Livestream


Kể từ sau đại dịch, hình thức Livestream Marketing đang dần trở nên được ưa chuộng hơn bao giờ hết và được dự đoán là sẽ còn giữ sức hút lâu dài trong tương lai. Theo LaterBlog, livestream trong những sự kiện quan trọng thuộc văn hoá đại chúng là một cách tuyệt vời để chia sẻ bình luận và thu về lượt tương tác “khủng” của cộng đồng trong thời gian thực. Ưu điểm nổi bật của hình thức này là khả năng mang đến cho người xem cảm giác gần gũi và chân thực như đang trò chuyện trực tiếp với thương hiệu. Bằng cách xây dựng nội dung mang tính tương tác trực tiếp như minigame, tham gia hỏi đáp trực tiếp hay kêu gọi tag bạn bè vào buổi phát sóng, thương hiệu có thể củng cố sự tin tưởng và làm gia tăng khả năng mua hàng của người xem livestream.


Bán hàng online qua livestream: Có thực sự là chìa khóa giúp tăng doanh thu  dễ dàng

Livestream đã trở thành một hình thức marketing không thể thiếu trong thời đại mới


Theo LaterBlog

Thảo Vy