Khi được hỏi về Apple, người dùng thường sử dụng những tính từ sau để miêu tả thương hiệu: sáng tạo, hiện đại, mới mẻ, truyền cảm hứng, có tính cách mạng, tạo sự khác biệt... Tổng hòa của những đặc điểm này chính là cá tính, hay hình mẫu thương hiệu của Apple.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà người ta lại thường cảm nhận như vậy về thương hiệu “quả táo cắn dở”. Apple đã sử dụng những chiến lược định vị thương hiệu lâu dài để xây dựng nên hình mẫu ấy, từ đó tạo mối liên kết về cảm xúc với người dùng.
Vậy hình mẫu thương hiệu là gì và quan trọng như thế nào đối với thương hiệu?
Hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) là thuật ngữ được xây dựng từ lý thuyết của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung, được chia thành 12 loại gắn liền với 12 nhóm nhu cầu căn bản nhất của con người: nhu cầu được yêu, nhu cầu được chăm sóc, nhu cầu được bồi dưỡng kiến thức,...
Việc biến thương hiệu - một vật thể vô hình thành một trong 12 hình mẫu sẽ thổi hồn vào thương hiệu, khiến mối quan hệ mua - bán đơn thuần giữa người dùng và doanh nghiệp trở thành sự liên kết về cảm xúc. Bởi vậy mà chúng ta vẫn thường nghe những khách hàng trung thành của Apple nói rằng “Tôi yêu Apple”, hay “Tôi không thể sống thiếu chiếc Macbook của mình”.
Hình mẫu cho phép marketer kể câu chuyện thương hiệu một cách thu hút nhất đối với khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng đã gắn kết với hình mẫu ấy, họ sẽ tin tưởng vào thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải. Niềm tin chính là nền tảng cho mối quan hệ chặt chẽ và lâu bền giữa thương hiệu và khách hàng.
Đặc điểm của 12 hình mẫu thương hiệu
Để xác định được hình mẫu của thương hiệu, trước tiên bạn phải phân biệt được 12 hình mẫu cơ bản.
Làm sao để xác định và giải phóng sức mạnh của 12 hình mẫu để xây dựng thương hiệu?
#1 Hiểu sâu sắc về thương hiệu. Thương hiệu phục vụ ai? Vì sao nó tồn tại? Động lực của nó là gì? Trả lời được những câu hỏi cơ bản này là bước đầu để xác định một hoặc vài hình mẫu thể hiện thương hiệu của bạn tốt nhất
#2 Thấu hiểu động lực và mong muốn của khách hàng, sau đó phản ánh những giá trị mà họ và doanh nghiệp cùng theo đuổi trong câu chuyện thương hiệu. Logo, tagline, biểu tượng… của thương hiệu đều phải hàm chứa những giá trị này.
#3 Gắn sản phẩm vào câu chuyện thương hiệu. Truyền thông hiệu quả về những giá trị thực tế và giá trị cảm xúc mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, khơi dậy kết nối bản năng và cảm xúc tự nhiên ở họ.
#4 Lên kế hoạch nội dung dựa trên nền tảng hình mẫu và câu chuyện thương hiệu, đảm bảo công tác truyền thông và quảng cáo về sản phẩm tác động được lên tất cả các điểm chạm khách hàng (customer touchpoint).
Bài: Hiền Phương
Thiết kế: Đạt Đặng