Thời kì những người ảnh hưởng chỉ được biết đến đơn thuần là những người nổi tiếng, những người làm trong giới báo chí và truyền thông đã không còn nữa, giờ đây khái niệm người ảnh hưởng được mở rộng hơn rất nhiều. Tư duy về ảnh hưởng đã thay đổi đáng kể và ngày nay mọi người dùng đều có thể bày tỏ quan điểm của mình về sản phẩm và thương hiệu một cách công khai, và ảnh hưởng đến người khác với quan điểm của họ. Đa dạng các loại influencer xuất hiện ngày càng nhiều như KOLs, vlogger, beauty blogger, streamer game,... Câu hỏi đặt ra là sự thay đổi này dẫn đến một tác động mang tính dân chủ hơn hay Kim tự tháp ảnh hưởng vẫn cho thấy một hệ thống phân cấp nhất định?


Kim tự tháp Ảnh hưởng phân chia người tiêu dùng thành bốn cấp khác nhau. Từ trên xuống dưới, niềm đam mê và sự quan tâm đối với một chủ đề giảm, trong khi quy mô khán giả gia tăng.



4 cấp độ của người tiêu dùng


Hãy lấy ảnh hưởng trong lĩnh vực thời trang là một ví dụ. Trên Instagram, thời trang là ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất với 250 nghìn người ảnh hưởng trong thời trang trên toàn thế giới. Điều này không có gì ngạc nhiên vì các bộ trang phục và thời trang có thể dễ dàng được trình bày và tích hợp một cách chính xác vào nội dung của một người ảnh hưởng trên nền tảng hình ảnh như Instagram.



Cấp độ 1: I know it


Cấp độ thấp nhất trong kim tự tháp của chúng ta là I know it. Cấp độ này tập hợp tất cả người dùng mạng xã hội và người tiêu dùng không quan tâm sâu sắc đến chủ đề theo ý thức và không dành nhiều thời gian cho nó. Trở lại ví dụ về ảnh hưởng trong ngành thời trang theo chiều dọc, điều này cho thấy người dùng mua một mặt hàng thời trang đơn giản vì muốn mặc quần áo, nhưng không có bất kỳ mối quan tâm thực sự nào trong các mẫu thời trang mà họ mua.


Bài viết liên quan: Bạn muốn trở thành Fashionista?


Họ không theo xu hướng và phong cách của họ xoay quanh "Tôi cần mua thứ gì đó" hơn là "tôi muốn mua nhãn hiệu này/ mẫu mã này/ màu sắc này". Những người tiêu dùng này đại diện cho dòng chính và tạo nên nhóm lớn nhất của kim tự tháp.


Cấp độ 2: I like it


Cấp độ thứ 2 bao gồm những người tiêu dùng có ý thức rằng họ thích sản phẩm, dịch vụ đó.


Người dùng ở cấp độ này có ý thức về thời trang, dành nhiều thời gian và thậm chí có thể xem đó là sở thích của họ. Mặc dù thời trang không phải là trọng tâm chính của họ, nhưng họ có một sự quan tâm về xu hướng và trang phục cho phù hợp.


Tuy nhiên, họ không dành nhiều thời gian hay tiền bạc cho lĩnh vực này hơn là những sở thích khác.


Cấp độ 3: I love it


Cấp độ này bao gồm những người tiêu dùng thực sự yêu thích, có trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ và xem chúng là đam mê của họ. Những người tiêu dùng này sử dụng thời trang để tạo sự khác biệt với người tiêu dùng khác và có chuyên môn cao trong chủ đề này. Họ cũng có những sở thích khác, nhưng dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho thời trang.


Cấp độ 4: I live it


Ở cấp độ cao nhất, chúng ta tìm thấy các chuyên gia tuyệt đối trong một chủ đề. Đây là những người tiêu dùng có cuộc sống và ý thức tự xác định mình hoàn toàn theo chủ đề. Thời trang không chỉ là sở thích của họ. Ngược lại, nó chiếm phần lớn cuộc sống hàng ngày của họ: họ dành phần lớn thời gian và tiền bạc cho thời trang và coi đây là niềm đam mê lớn nhất của họ. Họ chính là những người ảnh hưởng trong thời trang, hay còn gọi là các fashionista.


Bài viết liên quan: Bí kíp quản lý chiến dịch Social media Marketing


Ai ảnh hưởng đến ai?


Trong khi Marketing truyền thống là một chiều, truyền thông xã hội cho phép mọi người dùng tương tác nhiều hơn với khả năng truyền bá thông điệp và ảnh hưởng đến những người dùng trực tuyến khác.


Người tiêu dùng có khả năng tiếp cận hiệu quả với những người có tiềm năng ảnh hưởng đến họ trong quá trình ra quyết định trên các phương tiện truyền thông xã hội. Do đó, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, người tiêu dùng trở thành nền tảng truyền tải thông điệp thương hiệu và có sức ảnh hưởng đến những người dùng khác.


Đối với thời trang, chúng ta có Châu Bùi, Fashionista có sức ảnh hưởng đối với công đồng giới trẻ yên thích thời trang tại Việt Nam. Châu Bùi là người nổi tiếng có cá tính và phong cách nổi bật, truyền cảm hứng cho những người tiêu dùng ở mức cao nhất của kim tự tháp.



Khác với Marketing truyền thống,sự ảnh hưởng không còn là đường một chiều nữa. Người tiêu dùng và người ảnh hưởng đều có thể truyền cảm hứng cho nhau. Nghiêm túc mà nói, những người ảnh hưởng cũng là người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng có thể trở thành những người ảnh hưởng trong tương lai.


Vai trò của mối quan hệ ảnh hưởng và quảng cáo


Đối với những người ảnh hưởng trên các cấp độ cao hơn của kim tự tháp, không phải tất cả các thương hiệu có thể mua được nội dung của họ bằng tiền. Họ là chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực và là lựa chọn hoàn hảo cho các đại sứ thương hiệu.

Các nhãn hiệu hợp tác với hình ảnh của họ để đạt được mục đích quảng cáo bằng cách chuyển giao hình ảnh của người ảnh hưởng sang thương hiệu và thu hút sự quan tâm, yêu thích của khán giả bằng các khía cạnh cảm xúc.


Những người ảnh hưởng ở các tầng thấp hơn của kim tự tháp chủ yếu được sử dụng bởi các thương hiệu quan tâm đến số người theo dõi của họ. Do đó, các thương hiệu sẽ tập trung vào việc tận dụng phạm vi tiếp cận rộng rãi của họ hơn là chuyển giao hình ảnh của thương hiệu từ người ảnh hưởng.