Ad Fraud hay còn gọi là gian lận quảng cáo là một hình thức rất phổ biến trong lĩnh vực Digital Ads. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế số (Digital economy) thì Ad fraud cũng phát triển ngày càng tinh vi và liên tục cập nhật nhằm vượt qua được các thuật toán detect và ngăn chặn của các nền tảng quảng cáo cũng như các đơn vị cung cấp giải pháp Đo lường & phân bổ di động. Đây là thực sự là 1 thách thức đối với nhà quảng cáo, nền tảng quảng cáo lẫn các đơn vị cung cấp giải pháp. Bạn có biết:


Trong mỗi 3$ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến, sẽ có 1$ bị những kẻ lừa đảo chiếm đoạt - Theo AdAge
Theo báo cáo của Statista, thiệt hại do ad fraud gây ra trong năm 2022 là 81 tỷ USD và ước tính sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm 2023.
21.3% lượt cài đặt ứng dụng trên nền tảng iOS và 26.9% lượt cài đặt ứng dụng Android được ghi nhận là gian lận - Theo Intercepted
28% traffic web đến từ "non-human actors" - Theo Adobe
Tại Việt Nam, ghi nhận được các doanh nghiệp đã chi cho Ad Fraud 18% ngân sách quảng cáo của họ, và ở khu vực châu Á Thái Bình Dương là 21% - Theo report từ Decision Lab, MMA Global


► Đăng ký:  https://bit.ly/martechtalk10_thamgia


GIẢI MÃ AD FRAUD - NGUYÊN NHÂN CỦA LÃNG PHÍ NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO

Có một thực tế đáng buồn ad fraud không ngừng phát triển và luôn rình rập sự thiếu sót hay tìm kiếm các kẽ hở các nền tảng quảng cáo để tìm cách ăn cắp “túi tiền” của các nhà quảng cáo. Trên thị trường có rất nhiều hình thức gian lận quảng cáo khác nhau và dưới dây là 4 hình thức phổ biến nhất hiện nay:

  • Click Spam: Click Spam có thể bắt đầu ngay khi một người dùng vô tình cài đặt một ứng dụng hoặc truy cập vào một trang mobile web đã bị những kẻ lừa đảo xâm phạm.


  • Click Injection: Click Injection có thể được coi là bước tiến hóa của Click Spam chỉ dành cho Android, trong đó những kẻ lừa đảo thực hiện thực hiện việc chèn click hoặc impression vào khi người dùng bắt đầu tải app và trước khi người dùng mở app lần đầu. 

Sau khi phát hành một ứng dụng dành cho thiết bị Android đã bị xâm lấn hoặc giành được quyền kiểm soát của một ứng dụng Android, những kẻ lừa đảo sẽ biết được khi nào thì người dùng tải các mobile app khác trên cùng thiết bị này. Điều này cho phép kẻ gian lận thực hiện các tương tác (Engagements) và hành động(Actions) thay cho người dùng thật. Đồng thời kẻ gian lận có thể chèn các engagement giả sau khi người dùng tải app. 


  • Fake Install: Lượt cài đặt giả mạo xảy ra khi những kẻ lừa đảo bắt chước hành vi của người dùng thực bằng cách tạo các lượt install trên thiết bị thật của người dùng. Loại gian lận này bắt nguồn từ các trang trại thiết bị ( Device Farm), bao gồm con người lập trình các hành vi giả mạo trên nhiều thiết bị hoặc có thể trên môi trường ảo hoặc môi trường giả lập. Hình thức này được kẻ gian lận lập trình các kịch bản tự động để giả mạo Engagement hoặc giả mạo các bước khi cài đặt install. 


  • SDK Spoofing: Giả mạo SDK được phát triển từ các Fake Install và cho phép những kẻ lừa đảo tạo các lượt cài đặt trông giống như thật mà thậm chí không cần cài đặt thực tế. Những kẻ lừa đảo sử dụng dữ liệu thiết bị thực của người dùng để thiết kế loại gian lận này, khiến cho việc phát hiện gần như không thể sau khi nó đã xảy ra. Sau khi lượt cài đặt giả mạo đã nhập vào tập dữ liệu, những kẻ lừa đảo sau đó có thể thực hiện càng nhiều sự kiện giả mạo tiếp theo càng tốt, làm giảm ngân sách chiến dịch CPI và CPA của nhà quảng cáo. Sau khi những kẻ lừa đảo phát triển phương pháp cần thiết để bắt đầu các cuộc tấn công giả mạo, chúng có thể mở rộng quy mô hoạt động của mình mà hầu như không cần nhiều tài nguyên.


Hậu quả của gian lận quảng cáo dẫn tới nhiều vấn đề, trong đó ba hậu quả lớn nhất mà các nhà quảng cáo phải đối mặt là:

  • Không nắm được đúng key metrics: để tối ưu chiến dịch ads: Ngân sách quảng cáo bị ăn cắp, khiến các chỉ số để đánh giá và tối ưu chiến dịch như eCPM, CVR, eCPC,... bị sai lệch. Marketers không thể biết được mức độ sai lệch và không thể đưa ra quyết định tối ưu chính xác.


  • Mất tiền: Ad Fraud gây thiệt hại trực tiếp nhất là tiêu tốn ngân sách của nhà quảng cáo. Với tối thiểu 18% và trung bình 23% ngân sách quảng cáo bị ăn cắp. Kết quả là ngân sách quảng cáo bị giảm đi đáng kể, khiến hiệu quả của chiến dịch quảng cáo giảm sút và tiêu tốn ngân sách của doanh nghiệp một cách không hiệu quả. Để hình dung, thay vì bạn có được 1 đồng cho quảng cáo, giờ đây bạn chỉ còn 8.2 Xu hoặc 7.7 Xu để đầu tư vào quảng cáo.


  • Dữ liệu (data) của nhà quảng cáo sẽ không phải data sạch hoàn toàn và lẫn rác (Frauds).  



MARTECHTALK 10 MANG ĐẾN CÂU CHUYỆN GÌ CHO DOANH NGHIỆP?

Với bối cảnh suy thoái như hiện nay, khi các nhà quảng cáo đã phải thắt chặt hơn ngân sách quảng cáo của mình thì việc tối ưu được ngân sách quảng cáo sao cho hiệu quả. chi phí cho mỗi người dùng thấp nhất và hiệu quả nhất là điều mà nhà quảng cáo sẽ nhắm tới.


Thấu hiểu được điều này, Omega Martech tổ chức sự kiện MartechTalk 10: "Save up marketing cost from fraud", tập trung vào câu chuyện về tác động của gian lận đối với doanh nghiệp, cách thức nhận biết và ngăn chặn gian lận để tối ưu hóa ngân sách marketing. Tham gia sự kiện để được lắng nghe chia sẻ và nhận được lời giải đáp từ các chuyên gia hàng đầu với kiến thức và kinh nghiệm trong việc triển khai các chiến lược marketing.


DIỄN GIẢ CỦA SỰ KIỆN:

  1. Diễn giả: Mr. Roi Nam - CEO, Airbridge
  2. Diễn giả: Mr. Jason Lê - Director New Business Development, SEA, Moloco
  3. Host: Mr. Quang Huy - Partnership Manager, Omega Martech


NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

  • Fraud 101: Decoding Common Mobile App Frauds And How To Protect Your Budget
  • A Click Is Not A Click: Measure The True Value Of Your App User Acquisitions Partner
  • Q&A


► Đăng ký tham gia miễn phí hội thảo MartechTalk 10 ngay tại đây: https://bit.ly/martechtalk10_thamgia


THÔNG TIN SỰ KIỆN:

✔︎ Hình thức: Trực tuyến (Zoom Webinar)


✔︎ Thời gian: 14h00-15h10 | ⏰ Ngày 04/08/2023


✔︎ Mọi thông tin về chương trình có thể liên hệ:


– (+84) 90 6565 388 hoặc [email protected]