Dự án giáo dục hoàn toàn miễn phí được tài trợ bởi Google phối hợp tổ chức The Dariu Foundation (Quỹ Dariu) thực hiện nhằm trang bị kiến thức về lập trình tư duy logic Scratch, sử dụng an toàn và khai thác hiệu quả Internet qua giáo trình Be Internet Awesome, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng kỹ thuật số cho học sinh, sinh viên Việt Nam.


Giai đoạn 2 (2019-2020), dự án triển khai đã vượt gấp 02 lần mục tiêu đề ra, hoàn thành thành công các mục tiêu số lượng học sinh và giáo viên được đào tạo cũng như địa phương triển khai.



Bối cảnh dự án:


  • Khoảng cách kỹ năng số giữa nông thôn và thành thị ngày càng bị nới rộng. 62,6% trường tiểu học có giảng dạy tin học; 89,3% trường THCS có giảng dạy tin học (Vietnam ICT Index 2018), trong đó các thành phố lớn/đô thị có tỷ trọng cao hơn khu vực nông thôn/vùng sâu xa
  • Giới trẻ Việt Nam có nguy cơ bị vượt xa bởi giới trẻ trong khu vực và trên thế giới trong tiếp cận số và kỹ năng số. Thiếu hụt khoảng 37% thiết bị máy tính đáp ứng yêu cầu học tập của các trường học, trong đó tỷ lệ thiếu hụt tại cấp tiểu học là hơn 54% (Digital Kids Asia-Pacific (DKAP), 2018).
  • Thiếu nhân lực đào tạo và cơ sở vật chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. Thiếu 6.000 giáo viên Tin học cấp tiểu học để đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2022.



Mục tiêu dự án 2019 - 2020


●  Tổng số lượng đào tạo 150.000 học sinh. Tăng 100 lần so với năm 2018

○ Học sinh các khối tiểu học và trung học: 120.000

○ Học viên khối nghề nghiệp: 30.000

●  Thêm 350 giáo viên được đào tạo

●  Triển khai tại 300 trường.

●  Phạm vi (dự kiến): 15 tỉnh thành (Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu)

●  Bổ sung nhiều nội dung giảng dạy rất hữu ích và giá trị

○ Lập trình logic Scratch & Robotics

○ Ứng dụng bo mạch Micro:bit

○ Sử dụng Internet Hiệu quả & An toàn

●  Thời gian: tháng 9/2019 - 12/2020




Triển khai thực tế & Kết quả dự án 2019 - 2020


●  Số liệu đào tạo:

○ 299,262 học sinh được đào tạo về các chủ đề Lập trình (đạt 247%) tại 274 trường thuộc 99 tỉnh/thành phố (Lâm Đồng, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Phú Yên)

○ 30,699 học viên khối nghề nghiệp (THPT & cao đẳng/đại học) được đào tạo về chủ đề Kỹ năng số tại 09 tỉnh/thành phố

○ 218,847 học sinh được tìm hiểu về chủ đề Sử dụng Internet Hiệu quả & An toàn (đạt 146%) tại 574 trường thuộc 09 tỉnh/thành phố


387 giáo viên nguồn được đào tạo (đạt 110%) tại 09 tỉnh/thành phố

Phạm vi: 16 tỉnh/thành (Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Yên, HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Hoà Bình, Huế).


●  Các nội dung triển khai:

○ Lập trình Scratch

○ Ứng dụng bo mạch Micro:bit

○ Lập trình Python cơ bản

○ Sử dụng Internet Hiệu quả & An toàn

○ Các chủ đề Kỹ năng số dành cho thanh niên


●  Sản phẩm sáng tạo, giải thưởng/cuộc thi:

○ 10 dự án xuất sắc tham gia showcase Sân chơi Lập trình, lựa chọn từ 822 sản phẩm lập trình tiêu biểu cấp trường.

○ 3,197 học sinh/136 dự án tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp huyện, tỉnh/thành phố, toàn quốc


●  Tác động dự án Coding theo Thống kê nội bộ:

  • 85% học sinh thuộc hộ gia đình có thu nhập thấp/ khu vực nông thôn
  • 48.6% là học sinh nữ
  • 33.8% học sinh lần đầu tiên học lập trình
  • 99.5% học sinh hoàn thành ít nhất 1 khóa/chủ đề lập trình
  • 97% hoàn thành khóa học và đạt kết quả bài thi cuối kỳ
  • 100% trường/địa phương tiếp tục triển khai đào tạo trong năm học 2020 - 2021
  • 05 tỉnh triển khai phổ cập lập trình cho tất cả các trường cấp 2 tại địa phương trong năm học 2020 - 2021 (Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Hòa Bình)