Chỉ sau một năm đặt chân vào thị trường Việt Nam, TikTok Shop đã vượt mặt nhiều đối thủ lớn và tạo ra những thay đổi cho bức tranh chung của thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, trước khi quyết định tham gia vào nền tảng mới mẻ này, các thương hiệu cần hiểu và cần chuẩn bị những gì để đạt hiệu quả doanh thu nhưng đồng thời cũng bảo vệ được những giá trị cốt lõi của mình?


Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet E-commerce Intelligence (YouNet ECI) mới đây đã kết hợp cùng công ty cung cấp dịch vụ lắng nghe mạng xã hội YouNet Media để phân tích các số liệu tăng trưởng của TikTok Shop. Bài chỉ ra các hướng chuẩn bị cho nhãn hàng khi triển khai kinh doanh trên TikTok Shop dưới góc nhìn truyền thông và vận hành thương mại điện tử.


1. Influencer và Online Sellers - Lực lượng làm nên 12 tháng tăng trưởng nóng cho TikTok Shop


TikTok Shop chính thức xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào tháng 4/2022. Ngay khi bắt đầu, nền tảng này đã có lợi thế rõ rệt khi được thừa hưởng 49,9 triệu người dùng có mặt trên mạng xã hội TikTok.


Đặc biệt, dữ liệu từ nền tảng SocialLift của YouNet Media cho thấy từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, tổng lượng influencers (có trên 20k followers) hoạt động trên nền tảng TikTok đã tăng đến 90,6%, nhảy vọt từ 40.644 lên 77.480 influencers.


Nhờ lực lượng influencers hùng hậu này mà chỉ sau 3 tháng, Chiến dịch 7/7 Siêu Sale Livestream của TikTok Shop đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm cộng đồng mạng. Theo ghi nhận của YouNet Media, trong tháng 7/2022, có 53.697 người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội (MXH), tăng gấp đôi so với tháng 6.


Các màn livestream kết hợp giữa Influencers và TikTok Shop tiếp tục ghi dấu ấn suốt 9 tháng sau đó. Tháng 01/2023, phiên livestream dài 24 giờ của KOL Phạm Thoại tiêu thụ 76.000 sản phẩm. Tháng 03/2023, phiên livestream bán hàng đầu tiên của KOL Võ Hà Linh thu hút 80.000 người xem.


Nhờ tiếng vang mà các influencers mang lại, TikTok Shop chỉ cần tổng cộng 10 tháng để vượt qua Sendo và Tiki để chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam theo bảng xếp hạng YMI của YouNet Media. Đến tháng 3/2023, tổng lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội đã đạt 321.587 người, nhiều gấp 4,7 lần so với lượng người thảo luận về sàn Tiki.


Số lượng người thảo luận về TikTok Shop trên các mạng xã hội nhảy vọt trong 12 tháng qua. Nguồn: SocialHeat, YouNet Media


Lượng người quan tâm tăng vọt giúp TikTok Shop nhanh chóng thu hút một lượng lớn Online Seller - Nhà bán hàng gia nhập vào nền tảng. 


Bên cạnh việc đo lường số lượng hàng hóa tiêu thụ (Item solds) và doanh thu (GMV) trên kênh TMĐT, YouNet ECI - Công ty phân tích dữ liệu TMĐT, còn liên tục theo dõi lưu lượng truy cập website và số lượng nhà bán hàng của từng nền tảng. 


Dữ liệu cho thấy trong bốn tháng từ tháng 01 đến tháng 05/2023, lưu lượng truy cập vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop tăng vọt 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập / tháng. Như vậy, TikTok Shop hiện đã vượt Lazada để trở thành sàn TMĐT có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ nhì thị trường (sau Shopee).


Các chỉ số tăng trưởng nổi bật về sellers và influencers của TikTok Shop. Nguồn: SocialLift, YouNet Media


“Vừa thu hút người tiêu dùng, vừa tăng số lượng influencers sáng tạo nội dung trên sàn, kết quả doanh thu của TikTok Shop nhờ đó cũng đạt những bước nhảy ấn tượng: mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) trên nền tảng này đã tăng gấp 11 lần, cùng với đó thì số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần.” - Ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc bộ phận Market Insights của Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI, phân tích.


Tháng 04/2023, lưu lượng truy cập và trang quản lý gian hàng của TikTok Shop chính thức vượt qua Lazada, theo: YouNet ECI


Không thể phủ nhận hiệu quả về doanh số ấn tượng mà TikTok Shop đang mang lại. Tuy nhiên, dưới góc nhìn số liệu truyền thông mạng xã hội, YouNet ECI và YouNet Media cũng chỉ ra những đặc tính của nền tảng này mà nhãn hàng cần hiểu để nắm bắt được cơ hội mà TikTok Shop đang mang lại.


2. Hai bước chuẩn bị cần thiết cho sự thành công của nhãn hàng trên TikTok Shop


2.1 Quản trị trải nghiệm khách hàng:


Ngay trong tháng 12/2023, thời điểm đáng ra là cao điểm mua sắm trực tuyến, đà tăng trưởng của TikTok Shop chững lại do vướng khủng hoảng truyền thông liên quan đến các nhãn hàng Estee Lauder Vietnam, MAC Cosmetics và KOL Trương Nhã Dinh.


Theo dữ liệu lắng nghe MXH của YouNet Media, sự vụ kéo dài xuyên suốt tháng 12, thu hút hơn 6.000 thảo luận và lập tức tạo nên các tranh luận không hồi kết về nguồn gốc hàng hóa trên TikTok Shop.


TikToker Trương Nhã Dinh đăng lời đính chính trên MXH sau những tranh cãi với nhãn hàng


“Không chỉ có nguy cơ về nguồn gốc hàng hóa mà thả nổi hoạt động kinh doanh trên sàn cho KOL còn chứa đựng nhiều nguy cơ khác cho nhãn hàng về chất lượng giao vận, nội dung quảng cáo, chính sách đổi trả hàng, chăm sóc khách hàng, v.v… Các nhãn hàng vì vậy rất cần có biện pháp để kiểm soát chặt hoạt động của các đại lý, KOL và nhà bán trên sàn TMĐT.” - Ông Lâm cho biết thêm.


Nhằm hỗ trợ cho các nhãn hàng, nền tảng EcomHeat của YouNet ECI đã phát triển tính năng Digital Shelf, sử dụng A.I và Big Data kết hợp với công nghệ lắng nghe MXH để giúp các nhãn hàng theo dõi sát sức khỏe thương hiệu, thị phần hiển thị và trải nghiệm khách hàng trên các sàn TMĐT và website bán lẻ.


2.2 Quản trị giá và chính sách nhất quán giữa các kênh phân phối:


Tháng 4/2023, TikTok Shop gặp phải sự vụ khủng hoảng truyền thông lớn nhất từ lúc ra mắt tại thị trường Việt Nam. Vụ việc khủng hoảng xuất phát từ TikToker Võ Hà Linh và dược phẩm Hoa Linh và theo ghi nhận của YouNet Media, đã kéo dài xuyên suốt tháng và thu hút đến 113.794 lượt thảo luận cả trên MXH và các trang báo chính thống. 


Diễn biến thảo luận về nhãn hàng dầu gội Nguyên Xuân trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Nguồn: SocialHeat, YouNet Group


Sự cố trên càng khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng và tuân thủ một chính sách giá bán lẻ trên kênh TMĐT nói chung và TikTok Shop nói riêng. Mục tiêu các nhãn hàng cần nhắm tới là làm sao cân bằng giữa lợi ích hấp dẫn cho khách hàng và quyền lợi của các kênh phân phối. Để làm được điều này, YouNet ECI nhấn mạnh các thương hiệu cần nhanh chóng ứng dụng nhiều công cụ phân tích và đo lường TMĐT.


Ông Nguyễn Phương Lâm cho biết: “Mỗi ngày hệ thống của YouNet ECI đang soát xét trung bình 100 – 150 triệu sản phẩm trên các sàn TMĐT, bao gồm cả Tiktok Shop. Số lượng sản phẩm cực lớn này đang khiến cho các hoạt động kiểm tra, giám sát giá bán của các doanh nghiệp gặp không ít trở ngại.”


“Đây là chỗ mà một giải pháp phân tích dữ liệu TMĐT sử dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data) sẽ phát huy sức mạnh. Một giải pháp như vậy sẽ có khả năng liên tục quét và phân tích giá bán trên tất cả các kênh TMĐT và ngay lập tức báo động cho nhãn hàng nếu phát hiện mức ưu đãi vượt quá khung giá quy định”, ông Lâm nhận định.


YouNet ECI đã tư vấn giải pháp quản trị và theo dõi giá trên sàn TMĐT cho nhiều khách hàng là các nhãn hàng trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, ngành hàng thiết yếu.


Về YouNet Ecommerce Intelligence:
YouNet Ecommerce Intelligence (YouNet ECI) là giải pháp tiên phong phục vụ các thương hiệu tại Việt Nam về quản trị thị phần, theo dõi đối thủ, đại lý, đối tác và cải thiện các hoạt động vận hành trên kênh Thương mại điện tử.

Trong đó, dịch vụ phân tích chuyên sâu YouNet ECI Services hỗ trợ các thương hiệu hiểu sâu hơn các chuyển động của thị trường, phát hiện các chiến thuật gia tăng thị phần và cải thiện hiệu quả vận hành thông qua các báo cáo:   

Nghiên cứu & Thấu hiểu xu hướng thị trường.
Phân tích danh mục sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả chiến dịch Mega.
Phân tích mức độ hiển thị của thương hiệu trên sàn TMĐT.

Liên hệ tư vấn về giải pháp: 070.3214.359 – [email protected] – Mr. Trường – Marketing Department