Nostalgia Marketing (Tiếp thị hoài niệm) là một chiến lược tiếp thị sử dụng các yếu tố từ quá khứ để gợi lên cảm xúc hoài niệm cho người tiêu dùng.


Khi người dùng cảm thấy hoài niệm, họ có nhiều khả năng liên kết những cảm xúc tích cực đó với thương hiệu hoặc sản phẩm đang được quảng cáo. Điều này có thể dẫn đến lòng trung thành thương hiệu cao hơn và tăng doanh số bán hàng.


Cùng theo chân các thương hiệu để xem họ đã tận dụng Nostalgia Marketing như thế nào vào trong các chiến dịch quảng cáo của mình!


Nostalgia Marketing là gì?


Tiếp thị hoài niệm, hay còn gọi là Nostalgia Marketing, là chiến lược marketing sử dụng cảm xúc hoài niệm của khách hàng để kết nối với họ và thúc đẩy hành động mua sắm. Chiến lược này dựa trên tâm lý con người thường có xu hướng luyến tiếc và yêu thích những gì thuộc về quá khứ, đặc biệt là những ký ức đẹp đẽ trong thời thơ ấu.


Các thương hiệu có thể sử dụng hoạt động tiếp thị hoài niệm để tăng doanh số bán hàng vì đây có thể là một cách tiếp cận hiệu quả để thu hút sự tương tác của người tiêu dùng. Hãy đọc tiếp để biết một số ví dụ về tiếp thị nỗi nhớ đáng xem xét.


Cách các thương hiệu “thổi hồn” Nostalgia Marketing vào trong chiến dịch quảng cáo


Một số thương hiệu đã tận dụng yếu tố hoài niệm và kết hợp thành công nó vào chiến thuật tiếp thị của họ. Dưới đây là một vài ví dụ về những chiến lược này và cách nó mang lại hiệu quả cho các thương hiệu.  


Pepsi 


Vào những năm 90, PepsiCo đã phát hành một loại đồ uống mới có tên Crystal Pepsi, được bán trên thị trường dưới dạng phiên bản không chứa caffeine và chất bảo quản. Sản phẩm này đã thu hút sự chú ý của nhiều người lúc bấy giờ bởi sự mới lạ và độc đáo của nó. Tuy nhiên, Crystal Pepsi chỉ tồn tại trên thị trường một thời gian ngắn trước khi bị PepsiCo ngừng sản xuất vào năm 1998.


Quảng cáo Crystal Pepsi từng gây sốt năm 1992


Năm 2016, PepsiCo đã quyết định đưa Crystal Pepsi trở lại thị trường với chiến lược hoài niệm. Chiến lược này tập trung vào việc gợi nhắc lại những kỷ niệm đẹp của người tiêu dùng về thập niên 90, thời điểm mà Crystal Pepsi lần đầu tiên được ra mắt.


Năm 2016, PepsiCo đã quyết định đưa Crystal Pepsi trở lại thị trường với chiến lược tiếp thị hoài niệm


Chiến lược hoài niệm của PepsiCo đã đạt được thành công vang dội. Crystal Pepsi thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người thuộc thế hệ millennials (những người sinh từ năm 1981 đến 1996). Doanh số bán hàng của Crystal Pepsi đã vượt qua mong đợi của PepsiCo.


Coca-Cola


Vào những năm 90, Coca-Cola phát hành một loại đồ uống có tên Surge để cạnh tranh với Mountain Dew của PepsiCo. Nhưng vì doanh số tụt giảm nên hãng đã ngừng sản xuất thức uống này vào vào năm 2003. Tuy nhiên, bởi vì có nhiều người hâm mộ nổi tiếng đã lập nên "Phong trào SURGE" của Facebook đã khiến Coca-Cola phát hành lại loại nước giải khát này vào ngày 15 tháng 9 năm 2014.


Surge Comeback là chiến dịch tiếp thị hoài niệm cho sự trở lại của nước ngọt Surge sau 10 năm vắng bóng. Chiến dịch này tập trung vào việc khơi gợi ký ức của thế hệ millennials (những người sinh từ năm 1981 đến 1996) - những người đã từng yêu thích Surge trong thời niên thiếu.

Surge Comeback là chiến dịch tiếp thị hoài niệm cho sự trở lại của nước ngọt Surge sau 10 năm vắng bóng.


Surge Comeback là một ví dụ điển hình về cách một thương hiệu có thể thành công trong việc hồi sinh một sản phẩm cũ. Coca-Cola đã sử dụng một chiến lược sáng tạo và hiệu quả để thu hút thế hệ trẻ và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.


Đến năm 2016, Coca-Cola tiếp tục triển khai "Taste the Feeling" (Uống cùng cảm xúc), đánh dấu một sự thay đổi lớn trong đường lối marketing của thương hiệu này. Chiến dịch tập trung vào khơi gợi cảm xúc và ký ức đẹp đẽ của người tiêu dùng thông qua những hình ảnh đơn giản, gần gũi về những khoảnh khắc vui vẻ khi thưởng thức Coca Cola. Nhờ áp dụng chiến dịch này, doanh thu của Coca-Cola tăng 4% trong năm 2016.


Đến năm 2016, Coca-Cola tiếp tục triển khai Chiến dịch "Taste the Feeling" nhằm khơi gợi cảm xúc và ký ức đẹp đẽ của người tiêu dùng.


Igloo


Igloo chuyên sản xuất và phân phối máy làm mát và các sản phẩm ngoài trời. Để kỷ niệm 50 năm thành lập, Igloo đã tung ra dòng máy làm mát đặc biệt mang tính thẩm mỹ và thiết kế của những thập niên 90, với màu sắc bắt mắt và tươi sáng, nhằm mục đích đưa người tiêu dùng hồi tưởng lại quá khứ.


Quảng cáo năm 2022 của Igloo Coolers, tôn vinh 75 năm thương hiệu mang đến trải nghiệm "mát lạnh" cho người tiêu dùng


Những chiếc máy làm mát được lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển này thể hiện sự tôn kính đối với những thiết kế cổ điển của công ty, đồng thời gợi nhớ khánh hàng đến những sản phẩm trước đó của thương hiệu. 


Những thiết kế mang tính cổ điển, gợi nhớ lại quá khứ của Igloo.


McDonald's


Gà McNuggets của McDonald's là món ăn từng làm nhiều trẻ em "mê mẫn" vào những năm 1980. Không những thế, đây còn là kỷ niệm tuổi thơ của nhiều thế hệ người Mỹ.


Sau gần 4 thập kỷ, năm 2020, McDonald's cho ra đời sản phẩm gà McNuggets vị cay mới. Sau khi thêm chúng vào thực đơn của mình, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh liên tiếp ghi nhận sự tăng cao của doanh số bán hàng trong hai năm đầu tiên của đại dịch Covid. Cho đến hiện nay, McDonald's đã “chốt” gà McNuggets như là một món ăn chính trong thực đơn của mình.


Một mẫu quảng cáo gà McNuggets vị cay

Gà McNuggets vị cay mới được thêm vào thực đơn của McDonald's sau gần 4 thập kỉ. 


adidas


Năm 1968, adidas cho ra mắt series Gazelles, dưới dạng giày thể thao dành cho bóng đá. Nhiều năm sau, thể thao trở thành xu hướng và mọi người sẵn sàng chi tiền cho những đôi giày được lấy cảm hứng từ thể thao này.


adidas đã nhìn thấy cơ hội để mang mẫu giày được nhiều người yêu thích này trở lại, là đôi Gazelles với thiết kế cổ điển. Doanh số bán hàng của thương hiệu nhanh chóng tăng vọt và những đôi giày thể thao này được biết đến nhiều hơn, sau sự hợp tác của adidas với Gucci, từ đó những thiết kế đẹp mắt hơn có cơ hội ra đời.



Adidas đưa giày thể thao cổ điển Gazelles trở lại đường đua.


Converse 


Converse thường xuyên tái bản các mẫu giày Chuck Taylor All Star cổ điển, như Chuck Taylor All Star 1970s, Chuck Taylor All Star 1950s, ... Những mẫu giày này mang đến cho khách hàng cảm giác hoài cổ và gợi nhớ đến những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ.


Năm 2017, Converse ra mắt sự kiện "Converse: 100 Years of Sneakers" để kỷ niệm 100 năm thành lập thương hiệu. Chiến dịch này bao gồm một loạt các video, hình ảnh và bài viết kể về lịch sử của Converse và những đôi giày Chuck Taylor All Star. Đến năm 2018, Converse hợp tác với nhà thiết kế thời trang John Varvatos để tạo ra một phiên bản giới hạn của giày Chuck Taylor All Star. Phiên bản giới hạn này có thiết kế lấy cảm hứng từ những năm 1950.


Mẫu giày Chuck Taylor All Star 1970s.


Nhìn chung, tiếp thị hoài niệm có thể là một công cụ hiệu quả cho các thương hiệu ở mọi quy mô, khi sử dụng đúng cách, tiếp thị hoài niệm có thể là một công cụ mạnh mẽ để kết nối với người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, tiếp thị hoài niệm có thể bị coi là lỗi thời hoặc thậm chí là phản tác dụng.


Cùng cập nhật những thông tin hữu ích từ Newsletter của Advertising Vietnam!