I. Sự quan trọng của Storytelling trong tiếp thị

Storytelling là một phương pháp tiếp thị mạnh mẽ bởi nó tạo ra một mối kết nối cảm xúc giữa công ty, sản phẩm kinh doanh và khách hàng mục tiêu.


  1. Storytelling là gì ?

Storytelling sử dụng từ ngữ để tạo ra những thế giới và trải nghiệm mới trong trí tưởng tượng của người đọc hoặc người nghe. Từ đó tác động đến cảm xúc của con người, khiến mọi người chấp nhận những ý tưởng độc đáo và khuyến khích họ hành động.


Storytelling là một nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, tầm nhìn, kỹ năng và thực hành. Đây là phần quan trọng nhất tạo nên sự thành công của các chiến dịch tiếp thị, khiến các thương hiệu nổi bật hơn, tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp đơn giản. Vì thế storytelling, là trọng tâm của inbound marketing, là một công cụ mang nhiều giá trị mà tất cả các nhà tiếp thị nên có trong túi công cụ của mình.


2. Tầm quan trọng của storytelling

Trước khi tiếp thị là một điều còn mới mẻ trong vũ trụ của chúng ta, những con người đầu tiên đã sử dụng phương thức kể chuyện như một cách để giao tiếp. Giờ đây, khi những câu chuyện đã là một phần quan trọng trong hoạt động giải trí và vẫn được sử dụng như một cách để truyền tải thông điệp. Thì một số lợi ích của việc kết hợp kể chuyện vào chiến lược tiếp thị là gì? Hãy cùng khám phá tầm quan trọng của Storytelling ngay dưới đây.


2.1 Xây dựng mối liên kết cảm xúc với khách hàng

Tầm quan trọng của Storytelling trong tiếp thị là những câu chuyện có thể khiến khách hàng quan tâm. Bằng cách mang đến cho khán giả của sản phẩm một anh hùng mà họ có thể liên tưởng đến, cuối cùng tự đặt mình vào vị trí của anh hùng đó. Khi làm điều này, doanh nghiệp đang hướng dẫn khách hàng quan tâm đến những gì mà chính doanh nghiệp quan tâm.


Giống như Karl - Người hùng trong quảng cáo của Adidas, không chỉ dành cho những người đã về hưu – mà còn dành cho bất kỳ ai cảm thấy sa lầy bởi cuộc sống trần tục bình thường, mong muốn tìm kiếm sự phiêu lưu và tự do hơn. Chiến dịch này đã khiến mọi người có cảm nhận rằng việc mua một đôi giày Adidas có thể giúp họ thoát khỏi cuộc sống và có được cảm giác tự do đó.



2.2 Tạo dựng cá tính riêng cho thương hiệu

Dù có cố gắng hay không thì mỗi thương hiệu đều có những giá trị và đặc điểm nhất định khiến khách hàng ấn tượng. Trên thực tế, 64% người tiêu dùng trên toàn thế giới cho biết họ sẽ mua hoặc tẩy chay một thương hiệu vì vị trí xã hội hoặc chính trị của nó.


Một doanh nghiệp cần phải chân thực, có những quan điểm đan xen về thế giới và kết nối lý do tại sao điều đó lại quan trọng với câu chuyện cá nhân của doanh nghiệp trong quá trình tiếp thị. Điều này giúp sản phẩm của doanh nghiệp tỏa sáng và thu hút khách hàng, thôi thúc họ kết nối với mục đích lớn hơn.


Việc đưa ra những quan điểm táo bạo và nêu bật các giá trị kinh doanh đều khiến câu chuyện doanh nghiệp trở nên độc đáo và hấp dẫn hơn đối với cộng đồng. Một câu chuyện hấp dẫn có thể giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trong ngành, giúp tiếp cận khách hàng giống như với một người bạn chứ không chỉ là một công ty đơn thuần.


2.3 Thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu

Storytelling sẽ đưa khán giả vào một thế giới khác. Khi khám phá thế giới mà doanh nghiệp tạo ra, họ sẽ cảm thấy cần phải mua sản phẩm của bạn thay vì chỉ nghĩ về nó.


Ví dụ như bộ truyện Harry Potter của J.K Rowling với loạt truyện giả tưởng cuốn hút đã dễ dàng chiếm được trái tim của độc giả. Thu hút hàng triệu người hâm mộ trên toàn thế giới đến thăm các công viên giải trí, trải nghiệm uống butterbeer khi đang say sưa đọc tập mới nhất. Khi ấy những độc giả đó không còn chỉ nghĩ đến việc mua sản phẩm mà còn cảm nhận được cảm giác trở thành một phần của học viện Hogwarts.


Cuối cùng, tầm quan trọng của Storytelling trong tiếp thị là việc kể chuyện sẽ khiến khách hàng đắm chìm vào một trải nghiệm, điều này sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài hơn so với việc bán hàng hoặc những dịp flash sale.


J.K Rowling, tác giả Harry Potter và hành trình trở thành tỷ phú


II. Thế nào là 1 câu chuyện thương hiệu tốt?


Để tạo ra một câu chuyện thương hiệu tốt cần phải được lập kế hoạch và suy nghĩ tỉ mỉ cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp. Một câu chuyện thương hiệu được xây dựng tốt nên bao gồm những yếu tố sau đây:


  • Đáng nhớ: Dù thông qua những nguồn cảm hứng, vụ bê bối hay sự hài hước, những câu chuyện hay đều sẽ đọng lại trong tâm trí của người xem.
  • Đồng cảm: Một câu chuyện thương hiệu hay phải mang lại cảm giác phù hợp với mọi người, cho phép họ nhận ra những điểm tương đồng với cuộc sống hoặc trải nghiệm của chính họ.
  • Mang giá trị giáo dục: Thông thường, những câu chuyện hiệu quả nhất sẽ kích thích sự tò mò và giúp khán giả phát triển sự hiểu biết về các khái niệm, định nghĩa xuất hiện trong câu chuyện.
  • Cấu trúc: Một câu chuyện với lối tổ chức tốt sẽ giúp truyền tải thông điệp thương hiệu một cách hiệu quả và thu hút khán giả.
  • Thuyết phục: Khi câu chuyện được tạo ra với độ chân thật cao sẽ lôi kéo được sự tin tưởng từ người xem, từ đó kích thích họ tương tác với sản phẩm và thương hiệu.
  • Giải trí: Quan trọng nhất, một câu chuyện thương hiệu hay phải hấp dẫn, khiến khán giả quan tâm và mong muốn tìm hiểu thêm.


III. Những phương thức lồng ghép storytelling vào việc tiếp thị


Storytelling trong tiếp thị có thể nâng tầm chiến dịch khi được sử dụng đúng cách, nhưng việc hiểu cách triển khai nó có thể là một thách thức lớn với các doanh nghiệp. Hãy xem xét một số cách mà nhà tiếp thị có thể tích hợp Storytelling vào kế hoạch marketing tổng thể cho thương hiệu ngay dưới đây.


  1. Tạo nên một câu chuyện về lịch sử thương hiệu

Hành động đầu tiên cần thực hiện là tạo ra một câu chuyện thương hiệu, trong đó kể về câu chuyện riêng của doanh nghiệp hoặc cách doanh nghiệp được thành lập.

Trong câu chuyện thương hiệu này, nhà tiếp thị có thể thảo luận về sứ mệnh của thương hiệu, chia sẻ các giá trị mà thương hiệu đại diện và đưa ra dòng thời gian chi tiết về quá trình phát triển thương hiệu.


2. Kể câu chuyện bằng hình ảnh


Một bức tranh đáng giá ngàn lời nói, và điều đó càng đúng hơn trong tiếp thị. Theo các chuyên gia tại Forrester Research, ngay cả một video dài một phút cũng có giá trị ngang với 1,8 triệu từ.

Khi nói đến cách kể chuyện bằng hình ảnh hay tiếp thị bằng hình ảnh, tức là sử dụng nội dung trực quan để truyền đạt câu chuyện về thương hiệu của doanh nghiệp. Đó có thể là bất cứ thứ gì từ một bài đăng trên mạng xã hội, một video hay infographic. Một câu chuyện cũng có thể đạt được thông qua liên kết các phần nội dung bổ sung.


2. Kể chuyện qua những chiến dịch tiếp thị bằng email marketing

Storytelling thông qua các hoạt động tiếp thị bằng email là một giải pháp thay thế cho những câu nói truyền thống, thường thấy trong hầu hết các chiến dịch email.

Có nhiều cách để truyền tải một câu chuyện tiếp thị qua email, chẳng hạn như trong một email dài, đơn lẻ hay dưới dạng một chiến dịch nhỏ giọt. Storytelling sẽ giải quyết câu chuyện theo từng chương, như cách tác giả làm với một cuốn tiểu thuyết. Phương pháp Storytelling này không chỉ là một cách tuyệt vời để làm mới email, mà còn cải thiện cách người đọc cảm nhận thông điệp của doanh nghiệp.


Thế mạnh và hạn chế của Email Marketing


3. Lồng ghép vào những video, thước phim quảng cáo

Những quảng cáo hay nhất sẽ gợi lên cảm xúc và kết nối người tiêu dùng với thương hiệu. Phương pháp Storytelling trong trường hợp này có thể truyền cảm hứng, hay thể hiện sự thông minh, hài hước, ấm lòng hoặc khắc họa một câu chuyện buồn. Trọng tâm là kể một câu chuyện mà mọi người cảm thấy thích thú khi nghe đi nghe lại, khiến khách hàng tiềm năng cảm thấy được truyền cảm hứng hoặc hoài niệm về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.


4. Tận dụng những yếu tố gây cảm xúc mạnh

Quyết định về những gì người tiêu dùng mua thường dựa trên sự thôi thúc về mặt cảm xúc, vì vậy một trong những điều chính mà doanh nghiệp nên tập trung vào khi nhắm tới khách hàng mục tiêu bằng quảng cáo, là liệu thương hiệu có đang truyền cảm hứng hay thỏa mãn cho họ về mặt cảm xúc hay không.


Có hàng trăm yếu tố kích thích cảm xúc mà nhà tiếp thị có thể cân nhắc sử dụng khi tích hợp Storytelling, nhưng hãy đảm bảo rằng yếu tố đó được xác định rõ ràng và bạn tìm ra cách phù hợp để truyền đạt nó tốt nhất.


IV. Quy trình để tạo nên một câu chuyện thương hiệu bằng storytelling


Một câu chuyện hay cần có phần mở đầu hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của khán giả, truyền tải một mức độ hồi hộp phù hợp ở giữa câu chuyện để giữ chân khán giả và cần có phần kết mà họ sẽ nhớ mãi. Những câu chuyện đã được kể hàng thế kỷ, nhưng việc nắm vững những kỹ năng kể chuyện là một nghệ thuật.


Vậy trong tiếp thị quy trình để có thể tạo nên một câu chuyện thương hiệu bằng storytelling cần trải qua những bức như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.


Sức mạnh của Nghệ thuật Storytelling trong Content Marketing


  1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên để kể một câu chuyện thương hiệu hay là phải hiểu sản phẩm đang nói chuyện với ai. Nhà tiếp thị cần biết những điểm yếu, mục tiêu, giá trị, sở thích và động lực của khán giả - hay đối tượng khách hàng mục tiêu.

Để thu được những thông tin này nhà tiếp thị có thể sử dụng những công cụ như khảo sát, phỏng vấn, vẽ ra chân dung khách hàng, để thu thập thông tin chi tiết và dữ liệu về thị trường mục tiêu của mình. Hơn hết thì nhà tiếp thị cần hiểu được rằng hành trình khách hàng đi theo 1 trình tự như sau:

Khám phá > học hỏi > thử nghiệm > mua > lan truyền.

Khi hiểu cặn kẽ về hành trình này sẽ giúp tạo ra một câu chuyện thương hiệu nói lên được nhu cầu và cảm xúc của họ.


2. Tạo nên 1 câu chuyện đáng quan tâm (khám phá/học hỏi)

Khi kể câu chuyện thương hiệu cho khách hàng và người dùng, doanh nghiệp cần lưu tâm đến thời gian và công sức của khách hàng. Hãy khiến khách hàng hào hứng với khám phá của mình và cho họ biết lý do tại sao họ cần khám phá giải pháp và trải nghiệm sản phẩm. Nhà tiếp thị cần tự hỏi 2 câu hỏi sau:

  • Khách hàng hiện đang cộng hưởng với những trải nghiệm nào?
  • Làm cách nào để bạn tạo ra được một câu chuyện có thể kết nối với đối tượng mục tiêu trong từng giai đoạn của hành trình của khách hàng (nhận thức, tìm hiểu, cân nhắc, quyết định, sử dụng)?


Trong giai đoạn khám phá và tìm hiểu, hãy hiểu những điểm khó khăn của khách hàng và giải quyết nó theo ngôn ngữ của họ. Hãy giúp họ hiểu rằng doanh nghiệp sẵn sàng quan tâm và trợ giúp.


3. Đạt được sự tin tưởng và tín nhiệm (Thử nghiệm/mua)

Điều này khuyến khích các nhà lãnh đạo suy nghĩ lại những gì mà thương hiệu đang thể hiện và họ muốn nói gì với thế giới. Chúng ta có trung thực với chính mình và khách hàng của mình về những vấn đề quan trọng của sản phẩm không?

Khách hàng và đối tác thường biết nhiều hơn chúng ta nghĩ. Khách hàng đánh giá cao một cố vấn đáng tin cậy hơn là một nhà cung cấp chỉ đang cố gắng bán sản phẩm (điều này có thể dẫn đến việc khách hàng rời đi khi lời hứa bán hàng không được thực hiện).


Nhóm sản phẩm hãy tự đặt câu hỏi: “Tại sao sản phẩm lại đưa những hứa hẹn vô lý này?” Doanh nghiệp nên bán những gì hiện có và minh bạch về những gì đang có trong lộ trình, cũng như công khai về những gì không làm được hoặc sẽ không tồn tại. Điều quan trọng là phải hiểu rõ những gì sản phẩm sẽ không làm được, cũng như tất cả những điều tuyệt vời mà nó sẽ làm.


Khách hàng sẽ tin tưởng một công ty minh bạch, biết rõ điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi của mình cũng như biết tự nhận thức thương hiệu. Trong giai đoạn “thử” và “mua” này, hãy giúp khách hàng của bạn nhìn thấy thế giới thực tế về các khả năng với sản phẩm, giúp họ nhìn thấy được tầm nhìn và cam kết của thương hiệu..


4. Tìm được storyteller gắn kết với chính thương hiệu (lan truyền)

Khách hàng là những người ủng hộ tốt nhất của thương hiệu và doanh nghiệp cần khiến họ giúp kể câu chuyện thương hiệu tại các nhóm người dùng, sự kiện và chương trình khách hàng để mang đến cho sản phẩm tiếng nói. Hãy biến họ thành anh hùng - không đơn thuần chỉ là “lăng xê” sản phẩm hay công ty.

Khách hàng sẽ đánh giá cao sự trung thực của doanh nghiệp, và hài lòng khi nhận được sự quan — không chỉ vì doanh thu hiện tại mà còn được chăm sóc về lâu dài. Hiện nay, đó mới là giá trị trọn đời thực sự của khách hàng.


Hãy đặt mình là một khách hàng, khi viết đánh giá, bản thân sẽ nghĩ ngay đến trải nghiệm tiêu cực hay tích cực của mình? Một đánh giá tiêu cực sẽ tồn tại trên một website đánh giá, nhưng những đánh giá tích cực thường chỉ là lời nói miệng, nói về việc sản phẩm, công ty và đội ngũ nhân viên tuyệt vời như thế nào. Trong giai đoạn ủng hộ, hãy tạo cơ hội cho khách hàng chia sẻ câu chuyện của mình ở mọi nơi.


Phương pháp storytelling không chỉ là một xu hướng trong lĩnh vực tiếp thị mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tạo dựng và tăng cường tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. Bằng cách nghệ thuật câu chuyện thương hiệu đầy sáng tạo, tinh tế, và truyền cảm hứng, các thương hiệu có thể gây ấn tượng sâu sắc và xây dựng gắn kết mạnh mẽ với khách hàng.

 Thực hiện bởi: Ori Marketing Agency