Ngày 30/9 vừa qua, TikTok: The Stage - sự kiện trực tuyến quy mô Đông Nam Á đầu tiên của TikTok For Business đã diễn ra với sự tham gia của 21 diễn giả đến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Marketing. 

 

Với chủ đề “Bắt nhịp cảm xúc”, tại sự kiện, các diễn giả đã cùng nhau phân tích và "bóc tách" những xu hướng quan trọng trong ngành, đồng thời nhấn mạnh vai trò của niềm vui trong việc kết nối với khách hàng và nâng tầm thương hiệu. Không những thế, TikTok còn công bố nhiều giải pháp mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, thương hiệu và agency kết nối với cộng đồng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.


Cùng khám phá những thông tin hữu ích từ TikTok: The Stage qua bài viết dưới đây!


1. Niềm vui có thể là chất xúc tác cho sự phát triển của thương hiệu


Trong đại dịch COVID-19, một người tại Đông Nam Á dành ra 1/3 thời gian trong ngày để truy cập mạng xã hội. Mọi người lên mạng để giải trí, trau dồi kỹ năng mới, kết nối với bạn bè và người thân. Khi không thể tìm thấy những nội dung sáng tạo và vui vẻ trên mạng xã hội, họ sẽ tự tạo ra chúng. Và TikTok là nền tảng được mọi người lựa chọn để thực hiện những điều trên. 


Tính đến tháng 6/ 2021, số lượng người dùng của TikTok đã vượt ngưỡng 240 triệu người tại Đông Nam Á và có đến khoảng 800 triệu video được tạo ra bởi cộng đồng sáng tạo tại khu vực này. Trung bình, một người dùng tại Đông Nam Á truy cập TikTok 11 lần mỗi ngày, nguyên nhân đến từ việc họ thích nội dung sáng tạo, người sáng tạo (creator) trên TikTok và cảm thấy nội dung tại nền tảng chân thực. 


Theo bà Dianne Rajaratnam - Managing Director tại Accenture, xu hướng tìm đến nền tảng TikTok để tìm kiếm niềm vui và nạp năng lượng đang ngày càng tăng, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19. Các thương hiệu nên nắm bắt tâm lý khách hàng và tận dụng cơ hội để kết nối với cộng đồng, trở thành một phần trong hành trình tìm kiếm niềm vui của họ.  


Nghiên cứu của Accenture do TikTok uỷ quyền có thấy, người dùng đang tìm kiếm những nội dung có ý nghĩa và họ áp dụng 5 tư duy khác nhau sử dụng nội dung trực tuyến: 


  • Me-time Mindset (Thời gian cho chính mình): Người dùng tìm kiếm sự thoải mái và hài lòng nhanh chóng
  • FOMO Mindset (Nỗi sợ hãi bỏ lỡ): Người dùng sợ bỏ lỡ những xu hướng mới và lớn nhất 
  • Better we, Better me (Chúng ta tốt hơn, tôi tốt hơn): Nơi người dùng thể hiện sự đồng cảm với những người dùng khác và với thế giới 
  • Level up Mindset (Phát triển bản thân): Người dùng tìm kiếm cơ hội học hỏi và thử nghiệm 
  • Jumpstarter Mindset (Khởi tạo và hành động): Người dùng khám phá, truyền cảm hứng và dẫn dắt người xem 


5 tư duy của người dùng khi sử dụng nội dung trực tuyến

 

Khi hiểu được 5 tư duy này và sức mạnh của niềm vui, thương hiệu có thể tương tác sâu rộng với khách hàng, gia tăng trải nghiệm người dùng và thúc đẩy sự phát triển của mình.


2. Tìm điểm cân bằng hoàn hảo giữa thương hiệu và tiếp thị dựa trên hiệu quả


Liệu thương hiệu có thể vừa xây dựng hình ảnh truyền cảm hứng, vừa đạt được thành công trong tiếp thị? Phiên thảo luận giữa TikTok và khách mời đã “hé lộ” cách thương hiệu dành được trái tim và hành động từ khách hàng.


Trong bối cảnh “bình thường mới” đâu là những thay đổi quan trọng và những thay đổi này có tác động tạm thời hay lâu dài?


Đánh giá về những thay đổi sau đại dịch, bà Bim Gutierrez - Giám đốc khu vực bộ phận sức khoẻ người tiêu dùng tại Bayer ASEAN chia sẻ, thời đại bình thường mới đã mở ra những phương thức khám phá mới, sở thích mới và kỳ vọng mới. Những thay đổi trong mô hình kinh tế kỹ thuật số đang diễn ra và sẽ tiếp tục tồn tại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. 


Theo bà Nicole Chan - Giám đốc kỹ thuật số L'Oréal Luxe SAPMENA, dịch bệnh đã làm thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống và làm việc. Tuy nhiên, có 3 sự thay đổi chính cần tập trung: Đầu tiên là thực tế mờ nhạt, sự không tách bạch về khái niệm trực tuyến và ngoại tuyến, cuộc sống thực tế và cuộc sống trực tuyến khi nhiều người dùng online để làm việc hoặc mua sắm các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của họ. Thứ hai là sự thay đổi các danh mục, nhiều thói quen của người dùng đã thay đổi để phù hợp với bối cảnh thực tế. Cuối cùng là khái niệm về giá trị và kỳ vọng của người tiêu dùng đã thực sự thay đổi, người dùng không còn quan tâm quá nhiều đến sản phẩm mà còn ưu tiên tính bền vững, chuyển từ mong muốn “trông đẹp” thành “cảm thấy tốt đẹp”.


Đối mặt với những thay đổi này, các thương hiệu điều chỉnh chiến lược như thế nào để dẫn đầu cuộc đua?


Ông Sadhan Mishra - Giám đốc điều hành OMD Singapore cho biết, để dẫn đầu cuộc đua trong thời đại “bình thường mới”, thương hiệu cần hiện diện trên cả hai không gian: Không gian thực và không gian kỹ thuật số.

  • Tạo ra nội dung chân thực và cá nhân hoá phụ thuộc vào bối cảnh, không gian của khách hàng.
  • Kết hợp giữa tiếp thị thương hiệu và bán hàng: Cân bằng giữa xây dựng thương hiệu dài hạn và gia tăng doanh số bán hàng trong ngắn hạn.



“Người tiêu dùng đang mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu. Do đó, những chiến lược được điều chỉnh nên tạo được sự đồng cảm nơi khách hàng, để họ không chỉ xem những quảng cáo nhàm chán mà còn được tận hưởng niềm vui và sự giải trí”, Bim Gutierrez chia sẻ thêm. 


Làm thế nào để thương hiệu có thể tận dụng TikTok để chinh phục khán giả với hình thức tiếp thị mới này?


Từng hợp tác với TikTok trong nhiều chiến lược marketing, bà Nicole Chan bày tỏ: “Người dùng luôn bị thu hút bởi tính chân thật và có xu hướng tìm kiếm niềm vui trên TikTok. Đây cũng là lý do L'Oréal sử dụng nền tảng TikTok để quảng bá thương hiệu Kiehl's. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp hợp tác ở nơi chúng tôi cố gắng giữ nguyên bản sắc thương hiệu nhưng vẫn tạo ra không gian để người dùng tự do sáng tạo. TikTok mang đến âm nhạc và những tính năng thu hút, giúp chiến dịch Calendula của Kiehl's thu hút thêm nhiều khách hàng mới với hơn 7 tỷ lượt xem”.


Nicole Chan cũng đưa ra lời khuyên cho các thương hiệu khác: Hãy làm việc chặt chẽ với đối tác TikTok. Theo bà, đối tác TikTok sẽ đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích về insight người dùng, định hướng những nội dung phù hợp xu hướng và giúp thương hiệu xây dựng chiến lược hiệu quả.



3. Giá trị mới của người tiêu dùng mở ra phương pháp tiếp cận mới cho thương hiệu


Người tiêu dùng trên thế giới đang tìm cách kết nối với chính họ và với mọi người xung quanh. Khi giá trị của người tiêu dùng thay đổi, bản chất của phương pháp tiếp cận mà thương hiệu sử dụng cũng thay đổi theo. Trong nền kinh tế đối thoại, thương hiệu không chỉ chuyển sang sử dụng kênh hoặc công nghệ mới để tiếp cận khách hàng, mà phải đưa ra những thay đổi liên quan đến cách trò chuyện với người tiêu dùng, chuyển sang một mô hình cộng tác mới và học cách giao tiếp với mạng lưới trong ngành. Chuyên gia tâm lý hành vi người tiêu dùng - Ken Hughes đã trình bày 6 thay đổi trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, gồm: 


  • Ngay lập tức: Truyền tải thông điệp nhanh chóng
  • Cộng đồng: Cảm giác sở hữu, được thuộc về
  • Trải nghiệm: Từ trải nghiệm đến chia sẻ - Thông điệp thương hiệu trở thành trải nghiệm cho người dùng
  • Sự cộng tác: Khách hàng chính là người cộng tác, chủ động và trở thành một phần của sản phẩm
  • Mối quan hệ: Tương tác cảm xúc để tò mò, sáng tạo từ phía người tiêu dùng 
  • Trò chuyện ngang hàng: Văn hoá đậm chất chia sẻ, trò chuyện ngang hàng để mang thương hiệu vào cuộc sống của người tiêu dùng 


6 thay đổi trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu


Theo Ken Hughes, việc thay đổi cách trò chuyện với người tiêu dùng là bước “chuyển mình” sang một trải nghiệm mới, hoạt động theo cơ chế cộng đồng và tương tác bằng cảm xúc, nơi người mua cũng là những người cộng tác tích cực. 


4. Giải pháp từ TikTok giúp thương hiệu kết nối với khách hàng và nâng tầm thương hiệu 


Từ đối tác thử nghiệm đến đối tác tin cậy: Cam kết của TikTok với an toàn thương hiệu


Với sự phát triển không ngừng trong khu vực, TikTok nhận thức trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn để người dùng thoải mái thể hiện cá tính bản thân trên nền tảng. Cũng tại sự kiện, TikTok đã cho ra mắt giải pháp Brand Safety Inventory Filter, trao quyền cho các nhà quảng cáo tự kiểm soát và quyết định vị trí hiển thị quảng cáo của mình. Đồng thời, nền tảng cũng mở rộng hợp tác với OpenSlate trên nhiều phương diện hơn nhằm cung cấp giải pháp an toàn cho thương hiệu, hỗ trợ giảm thiểu những rủi ro về mặt nội dung.


Đo lường hiệu quả để đem đến sự hài lòng cho nhà quảng cáo


Việc sử dụng công cụ và kỹ thuật đo lường chính xác là một trong những yếu tố giúp TikTok trở thành nền tảng quảng cáo hàng đầu. Không chỉ thấu hiểu nhận thức và nhu cầu của người dùng, TikTok còn cung cấp những thông tin quan trọng về những yếu tố cần xem xét khi thương hiệu quảng cáo trên nền tảng. Theo đó, đo lường hiệu quả trên TikTok gồm 3 phần: 


  • Hiệu quả truyền thông: Phạm vi tiếp cận của chiến dịch và an toàn thương hiệu trên nền tảng
  • Hiệu quả thương hiệu: Nhận thức về thương hiệu 
  • Hiệu quả bán hàng: Hành vi thực tế của người dùng 


Tận dụng không gian niềm vui và sự sáng tạo


Những năm gần đây, TikTok dần trở thành điểm đến lý tưởng để người dùng khám phá nội dung sáng tạo, tìm kiếm niềm vui và cảm hứng mua sắm mỗi ngày. TikTok không chỉ cung cấp những bản nhạc và điệu nhảy, mà còn là những nội dung và thử thách cho chính người dùng tạo ra, tạo thành một không gian ngập tràn niềm vui và sự sáng tạo.


Để có thể nâng tầm thương hiệu trên TikTok, thương hiệu cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Tính chân thật: Người dùng tin tưởng vào những thương hiệu có cùng giá trị với họ.
  • Video âm thanh sống động: Định dạng video dọc, âm thanh và những tính năng sẵn có tại TikTok (Hashtag Challenge, Brand Effect,...) mở ra cơ hội để thương hiệu kết nối với khán giả.
  • Sự cộng tác: Cho phép người dùng sáng tạo nội dung để hình thành tương tác mạnh mẽ và toàn diện hơn trên nền tảng.


Các thương hiệu Colgate, Atome, GOV.sg thành công nhờ tận dụng không gian niềm vui và sự sáng tạo trên TikTok 


Bên cạnh đó, để hỗ trợ các thương hiệu sáng tạo trên nền tảng và gia tăng tương tác đa chiều với cộng đồng người dùng năng động trên ứng dụng, TikTok còn giới thiệu bộ giải pháp mới tại khu vực Đông Nam Á gồm: TikTok Creator Marketplace, TikTok For Business Creative Center, Video Editor, Dynamic Scene, Canva và các định dạng tương tác hoàn toàn mới.


5. Thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


Chiếm đến 97% trong tổng số doanh nghiệp và đóng góp hơn 41% GDP tại châu Á - Thái Bình Dương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) là “xương sống” của nền kinh tế khu vực. Với mục tiêu hỗ trợ SMB tiếp cận và sử dụng đúng công cụ quảng cáo, TikTok đã chia sẻ cách nền tảng góp phần thúc đẩy sự phát triển ở SMB từ những chương trình đến các công cụ được thiết kế riêng biệt như: Maju Bareng TikTok, Shop Local Saturday. 


TikTok cung cấp nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp SMB 


Tại TikTok: The Stage, TikTok cũng giới thiệu những case-study thành công nhờ sử dụng các giải pháp quảng cáo từ TikTok For Business. Trong đó, thương hiệu Zera là một trong những case-study “kinh điển” tại Việt Nam được TikTok đề cập, với 130.000.000 lượt hiển thị, 900.000 lượt nhấp chuột (chi phí mỗi lượt nhấp chỉ 1.500 VNĐ) và trên 12.000 đơn hàng thành công.


Để có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích, các bạn có thể xem lại sự kiện hoàn toàn miễn phí tại: https://tiktok.6connex.com/event/thestage/login