Bối cảnh thương mại điện tử ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và mang lại nguồn doanh thu lớn cho các gã khổng lồ ngành công nghiệp thời trang, thì không một thương hiệu nào đứng ngoài cuộc đua doanh số trên các nền tảng đa kênh. Trong cuộc chơi đó, trí tuệ nhân tạo AI cũng gia tăng ảnh hưởng của mình một cách mạnh mẽ đến thời trang trên các kênh thương mại điện tử và mang đến nhiều tiềm năng mới trong kinh doanh.



1, Khả năng đề xuất sản phẩm theo cá nhân hóa


Những năm gần đây, AI có công dụng rất hiệu quả cho lĩnh vực thương mại điện tử thời trang. Sở hữu khả năng vô tận, AI không chỉ đề xuất sản phẩm tương tự cho những mặt hàng đã hết, mà còn cung cấp những đề xuất phù hợp dựa trên địa điểm khách hàng thường xuyên mua sắm. 


Việc đưa ra các đề xuất mua sắm cho khách hàng chỉ là một trong những điều AI có thể làm, giúp các nhà bán lẻ trực tuyến tăng giá trị đơn hàng trung bình. Ví như Netflix đang đề xuất cá nhân hóa cho các video, ngành thời trang có thể áp dụng công nghệ AI để mang lại trải nghiệm cá nhân hóa độc đáo ở mọi điểm tiếp xúc kỹ thuật số cho thương mại điện tử.Việc xử lý dữ liệu điều hướng dựa trên thông tin lịch sử và nhân khẩu học để điều chỉnh giao diện người dùng cho phù hợp với khách hàng cá nhân.



Trí tuệ nhân tạo AI có thể giúp thương hiệu tìm hiểu được thói quen, tâm trạng và ý định trợ giúp khách hàng trong hành trình mua sắm của họ, hiển thị cho họ những sản phẩm tương tự để hoàn thiện giao diện hoặc đề xuất các lựa chọn thay thế tốt hơn cho lựa chọn hiện tại. Trong quá trình trải nghiệm sản phẩm, khách hàng thường bị ấn tượng với những bộ trang phục đã phối sẵn trên hình. Công nghệ AI có thể nhận biết các sản phẩm trong hình và đưa chúng vào mục tìm kiếm cho khách hàng mua sắm.


AI đề xuất kích cỡ theo cá nhân hóa


Bên cạnh đó, đề xuất kích cỡ theo cá nhân hóa hiện đang là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ AI cho các thương hiệu bán lẻ trực tuyến. Có không ít khách hàng lúng túng trước việc phải đặt mua kích cỡ nào khi mua hàng qua internet, thì các thương hiệu đã giúp họ biết được số đo của bản thân thông qua một vài mẫu khảo sát hỗ trợ ngắn về độ vừa vặn. Trợ lý AI sẽ cân nhắc dựa trên: chiều cao, cân nặng, dáng người và trang phục hiện có của khách hàng đó, so với những khách hàng có thông tin tương tự để đưa ra đề xuất kích cỡ chính xác nhất. Tính năng này giúp giảm lượng hàng hóa hoàn về, tiết kiệm chi phí lớn cho các nhà bán lẻ


2, Tìm kiếm và khám phá sản phẩm


Tính năng AI tìm kiếm và khám phá sản phẩm vô cùng dễ sử dụng, thế nhưng nhiều người đã từng sử dụng nhiều lần mà không nhận ra. Từ việc dùng Google Lens chụp hình để tìm kiếm một mặt hàng trực tuyến, đến việc dùng Pinterest để tìm sản phẩm phù hợp với các sản phẩm trong ảnh của blogger, chức năng tìm kiếm này của AI đã được ứng dụng rộng rãi trong giới bán lẻ. 



Đối với ngành thời trang, hình ảnh cực kỳ quan trọng giúp các nhà bán lẻ hình dung được hình ảnh thương hiệu của họ, đồng thời cho phép khách hàng thấy được sản phẩm doanh nghiệp cung cấp. Công nghệ AI có khả năng hiểu được những tấm hình này. Khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm cụ thể trên trang web nhà bán lẻ, AI có thể dùng các thông tin này để thu hút khách hàng với những sản phẩm khác hợp với họ dựa trên những sản phẩm mà họ đã tương tác cùng. 


Không những thế, nhiều AI tiên tiến hơn đã đưa phương pháp cá nhân hóa của mình lên tầm cao mới bằng cách phát triển công cụ đề xuất trang phục bổ sung, thay vì chỉ đề xuất những món đồ tương tự, đây là nhiệm vụ phức tạp hơn nhiều. Điển hình như sàn Thương mại điện tử ASOS, nếu ai đó đang xem trang phục dự tiệc, trong phần sản phẩm được đề xuất, hình ảnh chính khách hàng có thể thấy là giày cao gót, túi dạ hội và trang sức phù hợp để tạo thành outfit hoàn hảo.


Tính năng đề xuất sản phẩm bổ sung của sàn ASOS


Ngoài ra, công nghệ AI còn được dùng để tạo ra xếp hạng sản phẩm được cá nhân hóa. AI dự đoán mong muốn và khả năng mua sắm ưu tiên nhất của mỗi khách hàng từ các sản phẩm của nhà bán lẻ và đảm bảo khách hàng nhìn thấy sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm. Tính năng này cũng được sàn thương mại điện tử ASOS áp dụng để xếp hạng sản phẩm trong mục “mới” dựa trên đề xuất phù hợp nhất thay vì là những sản phẩm mới nhất.


3, Dịch vụ chăm sóc khách hàng


Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào bởi nó có khả năng nâng cao tỷ lệ chuyển đổi mua sắm của khách hàng trong những lần sau. Đặc biệt đối với ngành thời trang, khi các quyết định mua hàng của người tiêu dùng dựa nhiều vào yếu tố cảm xúc. Do đó, AI chatbot cho phép các nhà bán lẻ tương tác 1-1 trực tiếp 24/7 với khách hàng trước, trong và sau mỗi lần bán hàng. Do được tích hợp toàn bộ hành trình trải nghiệm của khách hàng, AI giúp các thương hiệu giữ được sự quan tâm của khách hàng đối với những chương trình, sản phẩm, và nội dung mới nhất. 



Thông qua các nền tảng xã hội lớn như Facebook, Instagram và Whatsapp, các nhà bán lẻ có thể khiến việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Cùng với đó, Chatbot cũng có thể được điều chỉnh để thích hợp với nhận dạng thương hiệu và giọng điệu thương hiệu giúp mở rộng độ nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn và giữ dịch vụ khách hàng ổn định hơn giữa thị trường vô số tên tuổi lớn - nhỏ.


Trợ lý ảo chăm sóc khách hàng


Nhờ sử dụng nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM), doanh nghiệp có thể dùng các AI chatbot để tạo ra các đề xuất sản phẩm, sắp xếp việc đổi và trả hàng, trả lời thắc mắc của khách hàng và cung cấp những lời khuyên về việc phối đồ. Thêm vào đó, AI còn có thể hiểu được luồng hội thoại và đánh giá xem lúc nào thì khách hàng cần được kết nối với trợ lý người thật. Hướng tiếp cận này giảm đáng kể khối lượng câu hỏi thắc mắc mà nhóm dịch vụ khách hàng phải giải quyết, trong khi đó vẫn cho phép kết nối với người thật khi cần.


Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, tiềm năng của AI trong ngành thời trang là vô hạn, và ứng dụng của AI trong thương mại điện tử thời trang chắc chắn là xu thế tất yếu của tương lai.