Định vị thương hiệu không chỉ có lợi cho doanh thu, nếu hiện diện tốt trên thị trường thì còn có thể thu hút được nhiều nhân sự/nhân tài (talent). Cũng giống như mối quan hệ giữa khách hàng và sản phẩm, các ứng viên sẽ có xu hướng ứng tuyển vào các công ty có tên tuổi nổi bật và gây được nhiều thiện cảm trước đó. Quá trình xây dựng hình ảnh đó được gọi là Talent Brand. 


Đã có một sự dịch chuyển lớn trong mối quan hệ giữa người lao động và thị trường việc làm. 79% nhân sự Mỹ nói rằng họ trân trọng công việc của mình hơn giai đoạn trước dịch bệnh và một trong những tiêu chí chọn công ty của họ chính là càng nổi tiếng càng tốt. Ngoài ra, 67% người khảo sát muốn biết công ty sẽ mang lại giá trị gì ngoài tiền lương trước khi nhận lời hợp tác. 


Đứng trước nhu cầu đó, Steve Kearns, Chuyên gia tiếp thị quảng cáo nói rằng tất cả những gì thương hiệu cần làm lúc này chính là tập trung cho Talent Brand. “Cũng giống như xây dựng Thương hiệu người tiêu dùng (Consumer Brand), Thương hiệu nhân tài (Talent Brand) sẽ cần đánh mạnh vào nội dung”, ông Steve Kerns nói. 


Tuy nhiên, Talent Content Marketing (TCM) lại không triển khai giống như tiếp thị nội dung tập trung vào khách hàng. Nó có các mục tiêu riêng và marketer sẽ phải điều chỉnh các chiến lược mới đạt được chúng.


Dưới đây là ba nguyên tắc để tạo ra TCM hiệu quả, giúp thương hiệu thu hút được những ứng viên tốt nhất phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng. 



Để nhân viên trở thành nhân vật chính trong mọi câu chuyện 


Trong một khảo sát, The London School of Business phát hiện ra rằng người xem chỉ nhớ 5-10% các số liệu thống kê nhưng lại tới 65-75% nếu thông tin được truyền tải dưới dạng một câu chuyện kể. Do đó, để thiết lập một Talent Brand đáng nhớ, thương hiệu phải kể một câu chuyện khó quên. 



Theo Steve, một câu chuyện thương hiệu khó quên không chỉ nên xoay quanh sản phẩm, tiếng tăm,.. mà phải tập trung vào yếu tố con người. “Mọi người dễ kết nối với những câu chuyện về con người, đặc biệt là những người giống họ". Lời khuyên ở đây chính là cho nhân viên nội bộ tham gia TCM bất cứ khi nào có thể. Phỏng vấn họ về lý do gắn bó với công ty, khối lượng công việc, tại sao lại chọn công việc đó. “Ngoài ra, cũng có thể hỏi họ xem văn hóa và giá trị của công ty đã tác động đến họ như thế nào về mặt cá nhân và nghề nghiệp”Steve chia sẻ. 


Bày tỏ sứ mệnh rõ ràng


Bày tỏ rõ ràng sứ mệnh là yêu cầu cần thiết khi xây dựng Talent Brand. Việc này giúp thương hiệu chứng minh mình là nơi thích hợp để làm việc và công việc thương hiệu cung cấp có ý nghĩa với nhân sự. 



Trình bày sứ mệnh không khó, tất cả những gì thương hiệu cần làm chính là trung thực. “Lời khuyên nho nhỏ cho họ chính là thay vì thao thao bất tuyệt để nói chúng tôi là ai, thì hãy đổi câu hỏi thành Thương hiệu của bạn đang cố gắng hoàn thành điều gì?”Steve chia sẻ. 


Nhắc đến giá trị thương hiệu trong đa dạng bối cảnh


Brand Value (Giá trị thương hiệu) là tất cả những kiến thức giúp khách hàng thấu hiểu về thương hiệu đó. Truyền đạt giá trị hiệu quả sẽ giúp định hình văn hoá và hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng. 


“Nhắc giá trị thương hiệu trong các bài PR, tin tức, các nghiên cứu hoặc đề cử giải thưởng, OOH để những giá trị đó có thể chạm tới các ứng viên tiềm năng" 


Tuy nhiên, có một sai lầm trong cách các thương hiệu diễn giải giá trị. “Họ liệt kê hàng tá các tính từ mỹ miều và không bao giờ nhắc lại chúng nữa”Steve nói. Ông cũng nói thêm rằng, việc biến các giá trị trở thành một phần trong các hoạt động hằng ngày của thương hiệu sẽ đem lại hiệu quả hơn. “Nhắc chúng trong các bài PR, tin tức, các nghiên cứu hoặc đề cử giải thưởng, OOH để những giá trị đó có thể chạm tới các ứng viên tiềm năng". 



Nguồn LinkedIn

Hằng Trần