Khi thị trường thương mại và hành vi người tiêu dùng thay đổi, Shoppertainment 2024 giúp nhãn hàng tạo nên giá trị thương hiệu bền vững cũng như tăng trưởng doanh thu. Để lý giải rõ nét hơn về xu thế này, đại diện TikTok, chị Naree Nguyễn, chia sẻ: “TikTok kết nối giữa thương hiệu và khách hàng, để người tiêu dùng ngày càng có được những trải nghiệm giải trí và mua sắm thuận tiện, thú vị hơn trên nền tảng. Thương hiệu cũng không cần phải quá đặt nặng việc cạnh tranh về giá, mà ưu tiên sự phát triển bền vững”.


Xu hướng Shoppertainment và sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng


Shoppertainment là từ khóa nhằm mô tả hình thái thương mại được thúc đẩy bởi nội dung mang tính giải trí. TikTok với ưu thế là nền tảng dẫn đầu kỷ nguyên sáng tạo đã kết hợp với Accenture để công bố "Báo cáo Shoppertainment 2024: Tương lai của Tiêu dùng và Thương mại châu Á – Thái Bình Dương", nhằm cung cấp các thông tin tổng hợp về tương lai của người tiêu dùng và bối cảnh thương mại đang thay đổi mạnh mẽ.

 

Phiên tọa đàm với chủ đề “What & Why Shoppertainment 2024” đã diễn ra với sự tham gia của: TS Trương Minh Huy Vũ - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển TP.HCM, Bà Nguyễn Diệu Cầm - Tổng giám đốc T&A Ogilvy, Ông Tiến Đặng - Head of Digital Marketing nhánh CPD của L'Oreal Vietnam, Ông Đặng Thanh Định - CEO Nerman và Bà Naree Nguyễn - Giám đốc Kinh doanh Khối khách hàng, TikTok Việt Nam.


Tổng quan bức tranh tương lai của tiêu dùng & thương mại về xu hướng Shoppertainment tại Việt Nam


Theo bản báo cáo, mối quan tâm của người dùng APAC đang dần dịch chuyển từ giá cả hay khuyến mại sang giá trị thực sự mà sản phẩm có thể mang lại, có thể nói họ bắt đầu đề cao giá trị hơn giá cả sản phẩm. Các chủ đề như lợi ích sản phẩm, đánh giá thực tế, miêu tả và mô phỏng tính ứng dụng của sản phẩm trong tình huống thực tiễn được cho là hữu ích hơn đối với quá trình người tiêu dùng tìm hiểu, cân nhắc và quyết định mua hàng.

 

Từ việc mua sắm theo cảm tính, người tiêu dùng bắt đầu đưa ra quyết định mua hàng trực quan hơn. Họ quan tâm nhiều hơn đến lợi ích sản phẩm, đánh giá thực tế từ người dùng, miêu tả và mô phỏng ứng dụng sản phẩm hơn là các chương trình khuyến mãi giảm giá.



Ông Đặng Thanh Định - CEO Nerman chia sẻ: “Nerman - thương hiệu cung cấp sản phẩm cho nam giới như sữa tắm, nước hoa đã đồng hành cùng TikTok từ những ngày đầu tiên khi TikTok bắt đầu vào Việt Nam. Dần dần, thay vì tung ra cái chiến dịch khuyến mãi giảm giá, Nerman đã tập trung nhiều hơn vào trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng. Khách hàng được trân trọng hơn khi nhận được sản phẩm nhờ mẫu mã, cách đóng gói, quà đi kèm…”


Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng khám phá và tìm mua ngay trên nền tảng. Họ thích tiếp cận thương hiệu qua các nền tảng sáng tạo nội dung, ưu tiên trải nghiệm mua sắm liền mạch. Do đó, cộng đồng sáng tạo nội dung đóng vai trò rất quan trọng đối với thương hiệu.


Không chỉ chia sẻ những thông tin hữu ích và chính xác về sản phẩm - thương hiệu, cộng đồng sáng tạo nội dung còn đóng góp đáng kể vào việc xây dựng những tương tác thực cho nhóm người dùng có cùng mối quan tâm. Ngành sáng tạo nội dung cũng theo đó mà phát triển mạnh mẽ.


Cả nhãn hàng và cả khách hàng đều đang tham gia vào lĩnh vực sáng tạo thông qua việc giới thiệu và lan tỏa nội dung thương hiệu, sản phẩm hay tạo ra các trào lưu hoặc chia sẻ ý kiến, bình luận. Những hành vi đó đã trở thành một phần tự nhiên trong hành trình tiêu thụ nội dung của người dùng.


Chị Nguyễn Diệu Cầm - Tổng giám đốc T&A Ogilvy cho rằng một trong những chiến lược thích hợp nhất với người tiêu dùng Việt Nam để ứng dụng nền kinh tế sáng tạo và tận dụng tiếp thị ảnh hưởng trong năm 2024-2025 là sử dụng người ảnh hưởng trong nội bộ thương hiệu (có hiệu quả gấp 10 lần kênh ảnh hưởng chính của thương hiệu) và tận dụng công nghệ để tạo ra người ảnh hưởng ảo giúp tiếp cận 24/7 với nhiều nhóm đối tượng khó.


Cơ hội mua sắm của APAC dự đoán trong năm 2025 trị giá 1.100 tỷ USD trong đó Việt Nam chiếm 8%. Nhãn hàng có thể thay đổi cách tiếp cận phù hợp hơn với tâm lý của người tiêu dùng. Thay vì dồn lực chạy đua khuyến mại, thương hiệu cần đầu tư cải thiện nội dung về cả số lượng lẫn chất lượng thông qua việc làm mới cách mô tả sản phẩm, tận dụng sức mạnh của cộng đồng sáng tạo nội dung để đưa sản phẩm đến người dùng một cách gần gũi hơn, hay thậm chí mô phỏng công dụng của sản phẩm gắn liền với tình huống thực tế trong cuộc sống thường ngày,... Bên cạnh đó, thương hiệu có thể tích hợp công cụ tìm kiếm vào các nền tảng nội dung, lồng ghép trực tiếp website mua hàng vào những nội dung liên quan đến sản phẩm, hay triển khai các buổi livestream vừa tương tác vừa bán hàng cho người dùng,...


TS Trương Minh Huy Vũ - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM nhận xét với Shoppertainment 2024, điều khiến các nền tảng thương mại điện tử hơn nhau sẽ nằm ở chuyện tạo nên công cụ và môi trường để stakeholders sáng tạo lâu dài. Cũng theo ông, cần xem các nhà sáng tạo nội dung là những “nhân lực số”, từ đó doanh nghiệp có những chính sách phù hợp để tăng quyền lợi và tạo động lực cho họ.


TikTok - Lợi thế dẫn đầu của trong lĩnh vực thương mại


Theo báo cáo Shoppertainment 2024, khi giảm giá khuyến mãi ko còn là tất cả, TikTok hiểu được hành vi người tiêu dùng và hình thái của thị trường, từ đó xây dựng trải nghiệm mua sắm độc đáo từ nội dung đến thương mại với sự ra mắt của mô hình PACE:

 


ANESSA Việt Nam là case study nổi bật khi ứng dụng yếu tố C - Content (Nội dung) trong mô hình P.A.C.E. Nhằm gia tăng sự tương tác và đổi mới nội dung cho người dùng, ANESSA Việt Nam đã xây dựng các buổi phát trực tiếp dựa theo 3 tình huống khác nhau gồm Hẹn hò, Du lịch và Đi làm. Qua đó, lồng ghép công dụng thực tiễn của sản phẩm trong từng tình huống cụ thể dưới sự dẫn dắt duyên dáng của 2 host. Các buổi phát sóng cũng được lan tỏa bằng công cụ Quảng cáo mua sắm LIVE (LIVE Shopping Ads) nhằm tiếp cận mạnh mẽ hơn với cộng đồng làm đẹp. Kết thúc chiến dịch, tỷ lệ lượt xem LIVE của thương hiệu đã tăng hơn 213% cùng với lượt theo dõi mới tăng gần 119% và tổng doanh thu (GMV) phát trực tiếp tăng 27%.


Ngoài ra, TikTok còn sở hữu một kênh Creator Center chứa thông tin để khách hàng có thể tiếp cận các trend, hashtag mới, đánh giá các KOL, tìm hiểu cách sáng tạo nội dung. Bên cạnh việc tiếp cận khách hàng mục tiêu dựa trên nội dung organic, TikTok cũng hỗ trợ doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo để chuyển đổi ra doanh số hiệu quả.


TikTok đang dần trở thành một điểm đến nơi người dùng có thể cùng lúc giải trí mà vẫn tìm hiểu sản phẩm và mua sắm được ngay mà không cần phải thay đổi giao diện, thiết bị hay nền tảng khác.



Bản báo cáo Shoppertainment 2024 đã cung cấp một góc nhìn đa chiều và đầy đủ về xu hướng tiêu dùng trong tương lai. Qua đó, nhãn hàng cần chú trọng hơn đến việc xây dựng nội dung, tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng, gia tăng khả năng tiếp cận với người tiêu dùng bằng cách tận dụng tối đa tiềm lực từ Social Media và TikTok.


"Ở đâu có thách thức, ở đó sẽ có cơ hội. TikTok là một miếng đất màu mỡ mà chúng tôi đã khai thác được vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ mới có những bước đầu mở rộng thôi. TikTok đã làm rất tốt công việc định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Chúng tôi hy vọng trong tương lai có nhiều dịp đồng hành TikTok”. Chia sẻ của Anh Tiến Đặng - Head of Digital CPD - L’Oreal Vietnam thay cho lời kết.