1. Marketing qua mạng xã hội 


Với sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Threads, TikTok và YouTube, marketing phim tại Việt Nam đang dần chuyển mình. Các nhà làm phim tận dụng video ngắn, teaser, và các bài viết sáng tạo để thu hút sự chú ý của khán giả, từ đó tạo ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng. Những quảng cáo này không chỉ giúp giới thiệu bộ phim mà còn khuyến khích người dùng tương tác, chia sẻ và tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ. Bộ phim Kẻ ăn hồn (2023) đã sử dụng mạng xã hội để đăng tải các bài viết về diễn viên, các teaser và trailer cũng như các đoạn phim hậu trường, thu hút hàng trăm ngàn lượt xem. Các bài viết và livestream trên các nền tảng này đã giúp phim tiếp cận nhanh chóng với đông đảo khán giả, tạo sự chú ý trước khi ra mắt. 


2. Chiến dịch quảng cáo viral 


Với những chiến lược sáng tạo, dễ dàng chia sẻ, các bộ phim có thể nhanh chóng lan tỏa thông tin đến hàng triệu khán giả chỉ trong một thời gian ngắn. Yếu tố chủ đạo thu hút sự chú ý và thảo luận của công chúng là tính sáng tạo trong chiến dịch trước, trong và sau khi bộ phim được công chiếu. Hàng trăm ngàn khán giả có thể tiếp cận một chiến dịch viral một khi yếu tố sáng tạo mới mẻ và kích thích sự tò mò. Một ví dụ tiêu biểu là chiến dịch quảng cáo cho bộ phim Maika – Cô bé đến từ hành tinh khác (2022). Bộ phim đã phát động chiến dịch viral trên TikTok với các thử thách, hashtag và video sáng tạo, tạo nên làn sóng chia sẻ mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội. Các nhân vật chính trong phim tham gia vào video thu hút sự chú ý của khán giả giúp bộ phim tỏa sáng trong thời gian ra mắt.  


(BHD Kids on TikTok, 30/5/2022)


3. Influencer Marketing 


Các KOLs và influencers trên mạng xã hội giúp phim nhanh chóng tiếp cận đối tượng khán giả mục tiêu. Họ chia sẻ cảm nhận, quảng bá trailer hoặc tham gia các sự kiện phim, góp phần tăng độ phủ sóng và thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Influencer marketing chiếm khoảng 97% chiến lược tiếp thị của các doanh nghiệp tại Việt Nam. TikTok là nền tảng phổ biến nhất, được 78.3% doanh nghiệp sử dụng. Phim Bố Già (2021) tiếp tục tận dụng sức mạnh của influencer marketing khi các KOLs và influencers lớn như Cris Phan, Diệu Nhi tham gia quảng bá bộ phim. Họ chia sẻ cảm nhận về phim trên Instagram, TikTok và YouTube, tạo ra hiệu ứng lan tỏa và thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng mạng. Họ còn tham gia vào các buổi giao lưu, sự kiện công chiếu, giúp phim thu hút sự chú ý từ khán giả và báo chí. 


4. Video Teaser và Trailer  


Teaser và trailer đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quảng bá phim, đặc biệt là những video ngắn kịch tính sự tò mò và mong chờ từ khán giả. Một trailer hấp dẫn có thể tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý và thúc đẩy khán giả quyết định ra rạp xem phim. Các teaser và trailer thường thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube và các nền tảng khác. Ví dụ, teaser của Kẻ ăn hồn đã đạt hơn 583,000 lượt xem, còn trailer của Ngày xưa có một chuyện tình (2024) nhanh chóng gây chú ý với cảnh quay đẹp và nhạc nền cuốn hút, đạt triệu lượt xem trên các nền tảng. 


(Youtube, Trailer and Teaser Kẻ ăn hồn)


5. Sự kiện ra mắt và họp báo 


Khán giả có cơ hội giao lưu với diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch và đoàn làm phim thông qua các buổi họp báo hoặc giao lưu trực tiếp tại rạp chiếu phim, qua đó hiểu được thông điệp phim được truyền tải như thế nào. Các nhà sản xuất truyền thông bộ phim qua không gian thực tế và các buổi giao lưu trở nên sôi động khi khán giả tiếp xúc các diễn viên họ yêu thích bằng xương bằng thịt. Buổi họp báo và sự kiện ra mắt phim Chị dâu (2024) thu hút sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, báo chí và khán giả. 


6. Quảng cáo liên kết với thương hiệu:  


Các thương hiệu có thể quảng bá sản phẩm trực tiếp bên trong bộ phim hoặc tiến hành các chiến dịch quảng bá kết hợp. Điều này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút sự chú ý của khán giả, tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa sản phẩm tiêu dùng và điện ảnh. Chiến dịch quảng cáo liên kết có thể gia tăng doanh số lên tới 20%. Phim Cô gái từ quá khứ (2023) là ví dụ điển hình cho việc liên kết giữa thương hiệu và điện ảnh. Phim hợp tác với các thương hiệu mỹ phẩm và thời trang tung ra bộ sưu tập quần áo và sản phẩm được truyền cảm hứng bởi nhân vật chính. Các chiến dịch này không chỉ quảng bá cho phim mà còn thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm từ chiến lược quảng cáo đôi bên cùng có lợi. 


(bazaarvietnam.vn, Thời trang của hai nữ diễn viên Lan Ngọc và Kaity Nguyễn trong phim Cô gái từ quá khứ đều mang nhiều tầng ý nghĩa)


7. Phát hành phim qua các nền tảng streaming:   

 

Với sự phát triển của dịch vụ streaming như Netflix, FPT Play và Zing TV, nhiều phim Việt chuyển sang quảng bá và phân phối trực tuyến. Điều này cho phép phim tiếp cận lượng lớn khán giả nhanh chóng, kể cả khán giả quốc tế. Phim kinh dị Tết ở làng địa ngục (2023) là ví dụ tiêu biểu, sử dụng nền tảng Netflix để đến gần khán giả rộng hơn. Phân phối phim trực tuyến thúc đẩy gia tăng người xem trong nước và quốc tế, góp phần làm mạnh mẽ sự ảnh hưởng của điện ảnh Việt Nam. 


8. Sử dụng âm nhạc và soundtrack


Khán giả kết nối sâu sắc với thông điệp của phim qua các bài nhạc được sử dụng trong phim, nhạc phim dưới dạng album, các buổi biểu diễn nhạc trực tiếp. Âm nhạc, âm thanh và lời thoại phản ảnh và thúc đẩy câu chuyện trong phim. Trên các nền tảng âm nhạc, nhạc phim hay thu hút hàng trăm ngàn lượt nghe. Phim Em và Trịnh (2022) với những ca khúc nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thu hút sự quan tâm của khán giả và kết nối họ qua các video nói về quá trình sáng tác nhạc của nhạc sĩ và các buổi biểu diễn âm nhạc trực tiếp. 


(Youtube, Nhạc phim Em và Trịnh OST Complete) 


9. Quảng cáo ngoài trời


 Các biển quảng cáo, poster phim lớn hay digital signage ở các khu vực đông người như trung tâm thương mại, sân bay hay các tuyến phố lớn giúp tạo độ nhận diện mạnh mẽ cho bộ phim. Đây là cách thức truyền thống nhưng rất hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của khán giả. Bộ phim Bất tử (2022) đã sử dụng chiến lược quảng cáo ngoài trời. Các biển quảng cáo khổng lồ và poster phim được đặt ở những địa điểm nổi bật như trung tâm thương mại, sân bay và các tuyến phố lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Những hình ảnh ấn tượng về các nhân vật trong phim đã thu hút sự chú ý từ người qua đường, giúp phim tạo dựng sự nhận diện rõ rệt trong cộng đồng. 


10. Phim tài liệu và hậu trường  


Khán giả muốn xem một bộ phim và tìm hiểu về quá trình sản xuất bộ phim đó. Các sản phẩm như phỏng vấn đạo diễn, phỏng vấn diễn viên, hình ảnh hậu trường giúp họ kết nối với bộ phim. Phim Công tử Bạc Liêu (2024) tung ra nhiều video hậu trường và tài liệu cung cấp chi tiết quá trình sản xuất và sáng tạo phim. Các video này được chia sẻ trên YouTube và Facebook làm nên sự kết nối giữa khán giả và bộ phim. 


(YouTube Shorts, Hậu trường phim Công tử Bạc Liêu)