Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hành vi của người dùng. Cũng chính vì lý do đó, lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Thị trường đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng ngoạn mục của Fintech và các hoạt động nổi bật trong lĩnh vực tài chính kỹ thuật số không chỉ trong nước mà trên khắp Đông Nam Á và Pakistan.


Theo bài đăng trên trang Asia Nikkei, Việt Nam được xem là thị trường tiềm năng của Fintech, điển hình là sự phát triển mạnh mẽ của MoMo. Ứng dụng ví điện tử lớn nhất này chiếm 60% thị phần thanh toán di động và góp phần giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường Fintech cạnh tranh nhất Châu Á. 


Sự chuyển mình chưa từng có của Fintech ở Đông Nam Á và Pakistan đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng siêu tốc, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra nhanh chóng trên toàn khu vực. Dưới đây là 5 key findings nổi bật trong báo báo: 



  • Ở Đông Nam Á, Lượt cài đặt có trả phí (NOIs) đã tăng gấp ba lần trên iOS và gấp hai lần trên Android trong vòng 12 tháng. Marketers đang chi trả nhiều hơn cho chi phí chuyển đổi người dùng. 
  • Tại Việt Nam, sự tăng trưởng Lượt cài đặt có trả phí truyền thống trên iOS* được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi kỹ thuật số mạnh mẽ của mảng tài chính ngân hàng - các ứng dụng mới được phát hành đang cạnh tranh để có thêm người dùng mới.
  • Việt Nam có lưu lượng truy cập ứng dụng tăng mạnh nhất so với các thị trường trong Đông Nam Á với Lượt cài đặt Không phải trả tiền (NOIs) trên Android tăng 600%.
  • Chi phí cho một lượt cài đặt (Cost per Install - CPI) giảm gần cuối năm. Do đó, các marketer tại Việt Nam cần hiệu chỉnh lại và tối ưu hóa chiến lược dựa trên các đánh giá thời gian thực.
  • Có đến 30-40% tổng số lượt cài đặt bị cho là lượt cài đặt ứng dụng lậu, điển hình như bots và click flooding - trong đó, click flooding là mối đe dọa lớn nhất tại Việt Nam.


Tìm hiểu sâu hơn về Fintech tại thị trường Việt Nam, báo cáo “Xu hướng Tiếp thị Ứng dụng Tài chính năm 2022” của AppsFlyer cũng chỉ ra một số thống kê nổi bật mà các marketers có thể tham khảo: 


1. Tổng quan về xu hướng cài đặt các ứng dụng


Lượt cài đặt các ứng dụng công nghệ tài chính trên Android tăng hơn 2 lần trong 12 tháng. Trong khi đó, lượt cài đặt trên iOS cũng tăng đều nhưng không vượt trội như Android. Đỉnh điểm tăng trưởng trên hai nền tảng này là tháng 12/2021: Android - khoảng 19%, iOS - khoảng 16%.  



2. Tổng quan về xu hướng cài đặt có trả phí trong bối cảnh chi tiêu cho việc quảng cáo bị giảm


Trong khoảng cuối năm 2021, báo cáo ghi nhận lượt cài đặt có trả phí và số lượt cài đặt tổng thể tăng vọt, dẫn đến CPI (Cost per Install) giảm mạnh. 


Báo cáo dự đoán chi phí này sẽ tăng trở lại trong nửa đầu năm 2022, đây là thời cơ hoàn hảo để đầu tư cho các chiến dịch tái tiếp thị vì chi phí không quá mắc và tận dụng được sự gia tăng người dùng.  



Khi Chi phí cho mỗi lượt cài đặt (CPI - Cost Per Install) giảm gần cuối năm, marketers nên tăng người dùng mới trong giai đoạn này để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả cho mùa mua sắm và lễ hội sắp tới. Các marketers thuộc Việt Nam và Malaysia nên cân nhắc, điều chỉnh và tối ưu hóa hiệu quả dựa trên thời gian thực. 


3. Việt Nam là quốc gia duy nhất trong Đông Nam Á có xu hướng tái tiếp thị thấp trên cả nền tảng iOS và Android


Ở những quốc gia khác, tỷ lệ thành công của các chiến dịch tái tiếp thị trên nền tảng iOS cao gấp đôi so với nền tảng Android. Tuy nhiên, với một quốc gia có xu hướng tái tiếp thị thấp như Việt Nam, marketers cần cân nhắc làm thế nào để có thể cân bằng tỷ lệ thành công khi triển khai trên cả 2 nền tảng iOS và Android. 



Từ những thống kê trên, báo cáo cũng chia sẻ một số lưu ý quan trọng có thể giúp marketers triển khai hiệu quả các kế hoạch của mình trong tương lai: 


  • Đối với các marketers ngành Fintech, thời điểm bắt đầu một chiến dịch hay một kế hoạch marketing ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả cuối cùng. Điển hình cho một thời điểm hoàn hảo để kick-off chính là mùa Tết và dịp lễ hội đầu năm
  • Với tỷ lệ giữ chân thấp (retention rate) và chi phí chuyển đổi người dùng cao, Marketers nên tập trung và đầu tư nhiều hơn cho các chiến dịch tái tiếp thị nhằm tối ưu hóa khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng của mình
  • Lượt cài đặt lậu từ bots, click flooding luôn là thử thách lớn nhất đối với mảng Tài chính Di động. Vì thế, nhiều hoạt động và nhiều khoản chi, marketers cần cẩn trọng hơn với những tình trạng cài đặt lậu.


Để biết thêm nhiều insights, xu hướng của thị trường hiện tại, hãy tải report tại đây


*Lượt cài đặt có trả phí truyền thống trên iOS: bao gồm người dùng đã nâng cấp hệ điều hành iOS 14.5+ và đồng ý với điều khoản ATT, người dùng chưa nâng cấp hệ điều hành iOS 14.5+ và người dùng được phân bổ thông qua các mô hình tổng hợp của AppsFlyer