"Customer satisfaction is worthless. Customer loyalty is priceless"

- Jeffrey Gitomer –


Từ quán nhậu lề đường đến tập đoàn quốc tế, hầu hết các doanh nghiệp đều có chung một mục tiêu, đó là “repeat customer” dịch sát nghĩa là khách hàng lặp lại. Việc phát triển và duy trì nhóm khác hàng cũ có thể có giá trị hơn việc thu hút khách hàng mới.  Lòng trung thành của người tiêu dùng với thương hiệu là một mối ràng buộc tâm lý, một khi đã yêu thì sẽ khó từ bỏ và nó phức tạp hơn nhiều việc trung thành với sản phẩm. 


Spurious loyalty


Spurious loyalty: khi khách hàng mua sản phẩm từ một thương hiệu nào đó do những ràng buộc về tình huống:

-       Vendor lock-in (khoá độc quyền)

-       Thiếu sự thay thế khả thi

-       Quán tính dựa vào thói quen hoặc sự không tiện lợi khi chọn một sản phẩm thay thế

Lòng trung thành thương hiệu thực sự rất khác với thuật ngữ spurious loyalty (lòng trung thành giả tạo), một kiểu mua thụ động bị ảnh hưởng từ thói quen, sự tiện lợi, giá cả và tính sẵn có nhưng đó không phải là kết quả của bất kỳ lòng trung thành hoặc sự yêu thích thực sự đối với sản phẩm thực tế. Để thuyết phục tiêu dùng với lòng trung thành giả mạo thử một nhãn hiệu khác có thể khá dễ dàng.


Spurious Loyalty


Brand Loyalty


Các mặt hàng tạo nên lòng trung thành thực sự thường đến từ những mặt hàng không cần thiết hàng ngày như thuốc lá, đồ uống, bánh, kẹo hay các mỹ phẩm làm đẹp, cũng như các mặt hàng xa xỉ như quần áo hàng hiệu và ô tô. Các mặt hàng thường xuất hiện trong nhà như sữa, trứng, đường,.. sẽ ít tạo ra sự trung thành với thương hiệu.


Luxury Brand

Điều đầu tiên để thiết lập lòng trung thành thực sự chính là chất lượng chấp nhận được của một sản phẩm. nhưng có khi ngay cả sản phẩm có chất lượng hàng đầu cũng không đủ tạo nên mối liên hệ chặt chẽ với người tiêu dùng. Mọi người tiêu dùng xác định bằng hình ảnh gắn với thương hiệu, chẳng hạn như do sự chứng thực của người nổi tiếng hoặc vì giá trị xã hội của công ty đó. Bên cạnh đó, mọi người thường xuyên mua các mặt hàng đắt tiền vì trạng thái cảm nhận mà các mặt hàng cao cấp đó mang lại.

True Loyalty Matrix

Người tiêu dùng trung thành với thương hiệu khó có thể chuyển qua đối thủ cạnh tranh vì người tiêu dùng trung thành phát triển sở thích đối với một sản phẩm, bỏ qua các liên tưởng tiêu cực và luôn tin rằng sản phẩm đó tốt hơn những sản phẩm còn lại, ngay cả khi có rất ít sự khác biệt giữa các thương hiệu. Ví dụ, những người uống nước giải khát trong các cuộc kiểm tra vị giác mù thường không chọn được nhãn hiệu ưa thích của họ, mặc dù họ nhấn mạnh đến hương vị là lý do chính để họ trung thành.



Lòng trung thành với thương hiệu là một hiện tượng trên toàn thế giới, nhưng nó là một thứ xa xỉ và thường phổ biến ở những nơi con người có nhiều tiền để chi tiêu. Với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc, doanh số bán hàng của một số mẫu xe sang trọng đứng đầu cả nước đang tăng vọt sau khi có những nổ lực phối hợp nhằm quảng bá chúng hay các công ty thời trang ở Phương Tây đang tận dụng cơn khát hàng hiệu của người tiêu dùng Trung Quốc, chỉ riêng về bán sản phẩm giúp họ thu về hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm.


7 bước để hình thành Brand Loyalty


1.     Thiết lập chiến lược thương hiệu

Là bước cơ bản nhất để có một thương hiệu, ngay cả những thương hiệu có máu mặt hiện nay đều bắt đầu ở đây. Chiến lược thương hiệu cũng chính là những giá trị cốt lõi của sản phẩm sau này.

Strategy Branding

2.     Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu cũng là một bước không thể thiếu, như ông bà ta có câu: “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng". Thương hiệu phải cần biết thị trường, khách hàng đang suy nghĩ thế nào về mình. Cần lập bảng nghiên cứu, đánh giá thị trường và thay đổi chiến lược sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Brand Positioning

3.     Định hình tính cách thương hiệu

Logo, tên hay slogan của công ty là những thứ cơ bản và ít khi mang lại cảm xúc gì cho khách hàng. Nhưng nếu các doanh nghiệp tạo ra tính cách riêng cho doanh nghiệp của mình thông qua từng sản phẩm và khi người tiêu dùng sử dụng nó thì sẽ cảm nhận được tính cách của doanh nghiệp, đó cũng là một bước đệm để khách hàng và doanh nghiệp có thể xích lại gần nhau.

Brand Personality

4.     Truyền tải Brand Story (câu chuyện thương hiệu)

Cũng có thể gọi là Storytelling. Câu chuyện đó có thể là của thương hiệu hay của sản phẩm, nhưng quan trọng câu chuyện phải có đầu đuôi, nút thắt, chuyển biến, cao trào, trầm lắng. Câu chuyện đó phải đẹp phải cảm xúc như một bộ phim bom tấn vậy nhưng bên cạnh đó phải thực tế không nên đi quá xa.

Brand Story

5.     Đánh giá lại tên thương hiệu

Cái tên lúc nào cũng đóng vai trò then chốt khi khách hàng nhìn vào thị trường có hàng trăm hàng ngàn nhãn hiệu khác nhau. Nó có thể chi phối điều khiển cảm xúc và hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Chuyện tưởng chừng như đơn giản như đặt tên nhưng lại khó không tưởng, phải vừa hay vừa ý nghĩa mà còn thu hút. Ngay cả những thương hiệu đã có vị trí đứng cũng nên đánh giá lại tên thương hiệu lâu lâu một lần.

Brand Name

6.     Định hình chiến lược giữ chân khách hàng

Giữ chân khách hàng là một chiến lược đáng để đầu tư tiền bạc, thời gian và công sức ra để xây dựng và phát triển lâu dài. Đa phần doanh thu của doanh nghiệp chiếm phần lớn là từ khách hàng trung thành và bên cạnh đó chi phí để thu hút khách hàng mới cũng rất tốn kém. Việc giữ chân khách hàng thân quen là một lợi thế cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thị trường, ai có nhiều khách hàng trung thành hơn là người thắng.

Repeat customer 

7.     Xây dựng kiến trúc thương hiệu

Kiến trúc thương hiệu (Brand Architeture) là cấu trúc thể hiện sự kết nối giữa các thương hiệu nhỏ khác nhau của chính doanh nghiệp đó. Xây dựng kiến trúc thương hiệu cũng là cách để doanh nghiệp kết nối những cảm xúc khác nhau tồn tại trong mỗi khách hàng, tạo ra một cấu trúc vững chắc cho sự phát triển của lòng trung thành khách hàng với thương hiệu mẹ, thúc đẩy hành vi mua hàng với các sản phẩm khác trong hệ sinh thái đó với một cảm giác đồng nhất, không rời rạc. Các doanh nghiệp đang rất thành công với Brand Architeture như: Apple, Google, FedEx, Vietnam Airline,…

Brand Architeture

Bên cạnh những bước xây dựng Brand Loyalty như trên thì chiến dịch CSR cũng là một chiến dịch hiệu quả để giữ chân những khách hàng cũ thông qua cái tâm của doanh nghiệp.