Ngoài việc thu nguồn lợi từ kinh doanh, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến môi trường, xã hội và các yếu tố khác bên ngoài có liên quan.



Tạm dịch là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là một sự cam kết của doanh nghiệp dựa vào đạo đức trong kinh doanh và đóng góp chung vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

CSR hiện nay như một quy luật bắt buộc để tồn tại của một doanh nghiệp nếu muốn phát triển lâu dài, không chỉ dùng CSR làm chiến lược kinh doanh mà còn đóng góp vào cộng đồng một cách thiết thực. 

CSR thực chất có 3 layers (lớp) chính:

  • Basic: Chính sách tuyển dụng minh bạch, ưu đãi cho nhân viên, đóng thuế tích cực,...
  • Organisational: Giảm tác hại của công ty bên ngoài môi trường, có mức đãi ngộ tốt với các stakeholders,…
  • Societal: Giải quyết các vấn đề xã hội đang nhức nhối, tài trợ những dự án cộng đồng,…



Ngày trước: 

CSR đã được ươm mầm và hình thành từ rất lâu trước cả khi nó được gọi với khái niệm là CSR: 

  • Andrew Carnegie <1835-1919>, được mệnh danh là Vua Thép và là người giàu thứ 3 trong lịch sử đã thách thức những người giàu ủng hộ tài sản của mình nhằm mục đích xã hội. 
  • Vào cuối thế kỷ 19, John D. Rockefeller lấy cảm hứng từ Andrew Carnegie đã quyên góp nửa tỉ đô la cho mục đích xã hội. 

Vua thép Andrew Carnegie <1835-1919>

  • Năm 1914, Frederick Goff một người chuyên về lĩnh vực ngân hàng ở Cleverland, đã thành lập quỹ Cleverland đứng ra đại diện nhận quyên góp từ nhiều nhà tài trợ. Đây là 1 trong những nền tảng đầu tiên. 
  • Và mãi đến 1940, các doanh nghiệp mới bắt đầu hỗ trợ các tổ chức từ thiện chứ không phải chỉ có chủ sở hữu hoặc những người nắm cổ phần mới tham gia hoạt động này. 
  • Howard Bowen, kinh tế gia người Mĩ được gọi là “cha đẻ của CSR”. Ông là người kết nối trách nhiệm của các tập đoàn đối với xã hội và xuất bản 1 cuốn sách vào năm 1953 , mà trong đó ủng hộ đạo đức kinh doanh “Social responsibilities of the businessman”. 

Cuốn Social responsibilities of the businessman của Howard R.Bowen

  • Đến những năm 1970, thì CSR mới được định hình và công nhận nhờ sự công bố khái niệm “khế ước xã hội” được thông bởi Uỷ ban Phát triển kinh tế Hoa Kỳ. Và khế ước này được hình thành dựa trên ý tưởng là doanh nghiệp tồn tại và phát triển dựa trên sự đồng ý của cộng đồng vì vậy doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phục vụ xã hội. Mà ngày nay được gọi là “Giấy phép kinh doanh”. 


Uỷ ban Phát triển kinh tế Hoa Kỳ


Ngày Nay: 

Số lượng công ty trên thế giới nhận ra được những lợi ích kinh tế của chính sách CSR đang ngày một tăng. Những cam kết CSR vượt ra khỏi mong muốn gia tăng lợi nhuận, và cho thấy công ty đã nhận thức được một cách đầy đủ về trách nhiệm của mình đến nhân viên, khách hàng và môi trường. Nhiều công ty đã vận hành CSR như một hướng kinh doanh khi nhận ra được rằng nó có thể giúp nâng cao vai trò của một nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính trong dài hạn, gia tăng động cơ làm việc của các nhân viên, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty đối với cộng động tiêu dùng.



  • CSR góp phần thay đổi hành vi của người làm kinh doanh.
  • CSR góp phần cải tiến chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín lâu dài cho doanh nghiệp.
  • Việc vận hành hình thức kinh doanh CSR góp phần tăng lợi nhuận về lâu về dài cho doanh nghiệp. 
  • CSR giúp doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi và có tri thức, quan tâm đến cộng đồng nhiều hơn. 
  • CSR góp phần nâng cao và xây dựng hình ảnh quốc gia.



  • Đạt doanh thu không cao trong những thời gian đầu thực hiện CSR. 
  • Trong những lúc đầu hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) thì các doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi về doanh thu vì ngân sách cũng như chi phí được trích ra để thực hiện vào CSR. 
  • Thiếu chính sách hỗ trợ từ phía Chính Phủ.
  • Rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện CSR chính là chi phí. Chính là một một thách thức lớn, một yếu tố quan trọng tác động đến việc thực hiện CSR của doanh nghiệp. Việc thiếu hụt về ngân sách thường là hậu quả của chính sách cạnh tranh giá một cách gắt gao, sử dụng không hiệu quả các nguồn lực và vấn đề chất lượng.
  • Rào cản khó kiểm soát nhất là tâm và tiền, liệu sẽ có phần đông chọn tâm thay vì tiền. Các nhà khởi nghiệp thường có tâm lý đánh nhanh rút gọn, muốn có lợi nhuận tức thì, từ đó sinh ra hiệu ứng domino, người đi trước không làm người đi sau không làm. Đa phần những nhà khởi nghiệp chọn tiền thay vì tâm bởi vì để xây dựng một hình ảnh CSR mạnh mẽ và lâu dài thì tốn gấp vài chục lần nếu chỉ kinh doanh lấy lợi nhuận. 
  • Một số doanh nhân có quan niệm rằng CSR khó kiếm ra được lợi nhuận, điều đó có thể đúng hoặc có thể sai, vì rất nhiều công ty đã làm CSR rất thành công qua việc bán cái tâm để lấy cái tiền. 



Vinamilk là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đang làm rất tốt CSR, hiếm có một doanh nghiệp trong nước nào đang thực hiện trách nhiệm xã hội tốt như vậy mà còn sinh ra rất nhiều lợi nhuận từ nó.


Offical Video Vươn Cao Việt Nam


Vươn cao Việt Nam” là thông điệp không phải là mới, đã được Vinamilk triển khai từ những năm 2007, 2008, gắn liền với CSR của Vinamilk nhằm nâng cao thể chất, tầm vóc của trẻ em Việt. Không những thế, chiến dịch PR kỷ niệm 40 năm thành lập, “Vươn cao Việt Nam” còn mang ý nghĩa sâu hơn, thể hiện tầm vóc của Vinamilk gắn liền với tầm vóc con người, tầm vóc quốc gia, sự phát triển của Vinamilk đi liền với sự phát triển của đất nước. Điều này thể hiện rõ trong các sản phẩm truyền thông như Music Video “Vươn cao Việt Nam” hay các báo hướng về việc Vinamilk đang dần đại diện cho Việt Nam bước ra thị trường rộng lớn như Quốc tế.


Chiến dịch Vươn Cao Việt Nam của Vinalmilk

Thông điệp “Vươn cao Việt Nam” được gặt hái với nhiều góc độ khác nhau trong các hoạt động và truyền thông.


Ý nghĩa:

Không chỉ giúp trẻ em Việt Nam cao lớn trong hơn 1 thập kỷ nay, Vinamilk còn tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho các công nhân người Việt.

CSR không phải chỉ quan tâm đến môi trường và thế giới, Vinamilk đang làm rất tốt điều đó. Họ quan tâm đến những các nhân nhỏ trong một tập thể lớn. Những bài đăng tuyển dụng của họ lúc nào cũng sẽ thấy họ đang tuyển người Việt.

Sau khi áp dụng CSR vào kinh doanh Vinamilk gặt hái được nhiều thành công về doanh thu lẫn hoạt động xã hội.

Lợi ích doanh thu:

Tổng doanh thu và EBITDA của Vinamilk (2014-2019)

Có thể thấy doanh thu và EBITDA (lợi nhuận trước thuế) của Vinamilk luôn có hình bậc thang đi lên kể từ năm 2014 và một phần trong đó đến từ các hoạt động xã hội.

Lợi ích vô hình:

  • Tạo cho người tiêu dùng có cái nhìn tích cực về doanh nghiệp.
  • Tạo ra triết lý riêng của Vinamilk đối với thị trường Việt Nam.
  • Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng.

Lợi ích xã hội:

  • Tạo việc làm cho nhiều người Việt và đào tạo nông dân một cách chuyên nghiệp.
  • Góp phần tăng tầm vóc và sức khoẻ cho người Việt.
  • Góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên bằng chiến dịch “ 1 triệu cây xanh”.
  • Đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung của đất nước.


Không chỉ có Vinalmilk, có rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện tốt hình thức CSR cho doanh nghiệp của mình tại Việt Nam như: HSBC, Honda, Greenfeed,...