“HẾT CƠN BĨ CỰC”…: 

BA CHUYỂN DỊCH VẠCH RA CHO 2021 VÀ...KỲ THỚI LAI?



2020 ơi là 2020!


Tôi đã dành nhiều thời gian online hơn bao giờ hết. Chúng tôi tổ chức các buổi sinh nhật, cac kỳ nghỉ và mọi thứ tương tự qua video calls. Sau việc giúp mấy đứa con làm quen với việc học trực tuyến, tôi thực sự ngả nón trước công việc của các giáo viên. Tôi gặp gỡ nhiều người mới tại những quán cà-phê giả lập, thực hiện các buổi vận não tập thể với bảng điện tử, rồi còn làm quen với việc thay thế âm thanh từ những tiếng vỗ tay bằng biểu tượng (👏). Sự cố kỹ thuật, thú cưng (hoặc bố/mẹ, hoặc vợ/chồng) đột ngột “nhảy” vào ống kính camera hé mở góc độ hết sức con người của mỗi chúng ta và chính trải nghiệm phong tỏa diện rộng này lại khiến chúng ta cảm thấy sự gắn kết.


Cơn đại dịch cũng là cơ hội để kỹ thuật số vận công giúp đỡ con người: từ việc truyền tải thông tin Y tế công cộng, đến các dịch vụ vận chuyển thiết yếu, kiêm cả chức năng thiết yếu nhất suốt thời kỳ giãn cách đó là nhu cầu được tiếp cận đầy đủ thông tin và được giải trí. 


Lẽ dĩ nhiên, đi cùng với những tiện ích thì sự chênh lệch trong quá trình tiếp nhận kỹ thuật cũng trở nên đậm nét hơn bao giờ hết. Khả năng truy cập thông tin trước nay chưa bao giờ đồng đều cho tất cả mọi người, và cơn đại dịch chỉ làm rõ nét hơn sự phân cực này, và những đối tượng yếm thế nhất càng dễ bị tổn thương hơn hẳn.


Có thể chúng ta sắp tiến đến bước ngoặt mới đối với đại dịch khi đón nhận sự xuất hiện của vaccine, nhưng hệ lụy của năm 2020 sẽ còn để lại sang chấn ít là nhiều thập kỷ nữa. Trước thềm năm mới, cá nhân tôi có một số quan sát riêng.


CUỘC DI TẢN “SỐ”

Cơn đại dịch đã rồ ga cho quá trình số hóa. Trên bình diện toàn cầu, ít nhất là 50% tăng trưởng mức sử dụng các phương tiện kỹ thuật số đến từ những người dùng mới. Khi khách hàng chuyển sang kênh trực tuyến, các Doanh Nghiệp lớn nhỏ đều cảm nhận được sự ráo riết cần phải thích ứng nhanh chóng. Chúng ta chứng kiến sự bung tỏa của sức sáng tạo: những gã khổng lồ trong ngành thử nghiệm với chatbots, những người nông dân vụt sáng thành ngôi sao nhờ tài năng livestream. Song song đó, rất nhiều Doanh Nghiệp chật vật. Rất nhiều công ty không thể lướt nổi cơn sóng đột ngột này, dẫn đến phá sản và sa thải nhân viên. 


Ở Châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta bắt đầu chứng kiến những động thái mới của việc hồi sinh, đơn cử là chiến dịch mua sắm trực tuyến kỷ lục, nhân Ngày Quốc Tế Độc Thân (Single’s Day Shopping Festival 11/11). Trong khi những hoạt động kinh tế dần lấy lại hơi thở hồi sức, thì tâm lý chung từ trải nghiệm giãn cách xã hội vẫn luôn còn đó. Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương cựa mình biến đổi từ “vùng sâu” (catch up) sang “dẫn đầu” (catch us). Càng thêm nhiều thời gian online, người ta càng đòi hỏi những trải nghiệm khách hàng tiện dụng, trơn tru, bao gồm sự tăng trưởng của như cầu thanh toán “không tiếp giáp” (contactless) và những dạng thức nhập liệu không dùng chữ chẳng hạn như tìm kiếm qua giọng nói hay hình ảnh. Thương mại điện tử trở nên “thương mại kiêm giải trí” với một sự kết hợp giữa trò chơi, động cơ, sức tác động của người nổi tiếng, và các kỹ thuật mang tính trải nghiệm như AR hoặc VR trong một thế giới ảo nay kiêm thêm chức năng giải trí và mua sắm.


Các xu hướng đầy hấp dẫn? Nhưng để bắt được cơ hội, kỹ năng số là cần có. Chỉ có 33.7% Doanh Nghiệp trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương có website. Các Doanh Nghiệp vừa và nhỏ chỉ ra những hạn chế trong kỹ năng số là một trong những thách thức lớn nhất với họ. Kể cả đối với những thương hiệu lão làng tại vùng, chỉ có 2% nhận ra tiềm năng hoàn chỉnh của marketing trực tuyến. Để tất cả cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi, họ cần có kỹ năng. Google đầu tư vào những công cụ miễn phí như Grow with Google và bắt tay với chính quyền địa phương để tổ chức những chương trình đào tạo như Skills Ignition ở Singapore và Digital Talent Exploration program ở Đài Loan. Các công ty như Lazada hay LinkedIn cũng chung tay đào tạo các kỹ năng này. Hy vọng sẽ có thêm nhiều tổ chức góp sức cùng chúng tôi.


GIÁO DƯỠNG THẾ HỆ TƯƠNG LAI

Hệ quả của đại dịch trên lãnh vực giáo dục và phát triển của thế hệ tiếp theo là điều đáng lo ngại. Gần 1.5 tỉ học viên (xấp xỉ 91% lượng sinh viên) đã bị ảnh hưởng toàn cầu, nhưng không đồng nhất. Những sinh viên có mức thu nhập cao mất 14% thời lượng năm học, và con số này là 31% đối với các sinh viên có thu nhập thấp hơn, Thêm vào đó, chỉ có 6% số lượng trẻ đang tuổi đến trường có internet tại nhà, đa phần phải phụ thuộc vào các kênh truyền thông vô tuyến để học từ xa, điều này không thể mang được hiệu quả như các nền tảng học trực tuyến. 


Các nhà giáo dục đã thực hiện được một công trình đồ sộ là tiếp tục dẫn dắt học sinh của mình trên nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên vẫn sẽ có những hệ lụy lâu dài từ thời gian học tập bị mất đi. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 4 tháng vắng mặt có thể khiến một cá nhân mất đi xấp xỉ 2.6% thu nhập cả đời, ngang ngửa với giá trị lên tới 61% GDP của những nước thu nhập thấp. Những hệ lụy này lũy tiến vào tương lai, thôi thúc sự cộng tác liên ngành để tăng trưởng khả năng truy cập và kết nối với Internet. 


Chúng tôi tự hào về công việc đã cộng tác với chính quyền địa phương các nơi để hỗ trợ 50 triệu sinh viên khắp Châu Á - Thái Bình Dương qua những nguồn như Teach from Anywhere hoặc Google Classroom. Tại Nhật, chúng tôi trnag bị Chromebook cho 4 triệu sinh viên lớp 1-9 và truy cập vào gói học tập GIGA (Global and Innovation Gateway for All). Chúng tôi cũng có những hướng giải quyết cho tương lai qua những dự án như The Anywhere School, bắt tay với các giao viên, phụ huynh và sinh viên để tái thiết một trải nghiệm học tập tốt hơn cho các em - trực tuyến, trực tiếp, hoặc cả hai.


BẢO VỆ MÔI SINH

Chẳng có điều gì tôi nói ở trên còn hiệu lực nếu hành tinh này không cùng tốt lên. Sau lệnh hạn chế đi lại và sản xuất toàn cầu, lượng khí thải ô nhiễm giảm 7%, 2020 dù gì vẫn là năm nóng nhất trong lịch sử. Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng 1% dân số giàu nhất thế giới có trách nhiệm trước sự tàn phá này, hơn 50% dân số nghèo nhất cộng lại. Ấy vậy mà những nhóm thu nhập thấp này lại luôn là một trong các nhóm nạn nhân trực tiếp của biến đổi khí hậu. 

Lên tới gần 200 triệu người sống tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi luồng khí siêu nóng và có thể mất tới 30% số giờ làm việc vì nhiệt độ tăng cao. Năm nay chúng ta chứng kiến hậu quả tang thương xảy ra qua cuộc cháy rừng diện rộng tại Úc châu, hoặc cơn siêu bão tại Philippines làm ảnh hưởng gần 1 triệu người. 


Cũng giống như cơn đại dịch, biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu mà chỉ có cách đồng lòng mới đương đầu nổi. COVID-19 dạy chúng ta những bài học chua chát nhưng quan trọng, về việc đặt niềm tin nơi các chuyên gia, tập trung vào phòng chống, và làm quen với môi trường hợp tác, để đối diện với các rủi ro hiện hữu. Cánh cửa hẹp để chúng ta bước qua nhằm nắm lấy cơ hội cứu hành tinh này càng ngày càng nhỏ, và các tổ chức như Google có vai trò cần thiết để nắm bắt lấy nó. Năm nay, Google loại bỏ hoàn toàn chính sách thải carbon và nhắm đến tương lai không có carbon vào năm 2030, nhưng chúng tôi không thể làm điều đó một mình. Những lời tái cam kết của các công ty tại Climate Ambition Summit cho ta lý do để lạc quan, nhưng chúng ta cần thêm nhiều công ty ở nhiều lãnh vực ủng hộ và làm theo.



Từ sự chênh lệch kỹ thuật cho đến biến đổi khí hậu đều là những thách thức to lớn và gây nản lòng. Tuy nhiên chúng ta cũng đứng trước cơ hội tái thiết tư duy của chính mình về cách vận hành thế giới này, và đó là một cơ hội chúng ta không thể bỏ lỡ. Làm việc cùng nhau, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi hữu hình cho thế hệ tiếp sau. Chỉ một năm trôi qua, mà chúng ta có minh chứng rõ ràng hơn bao giờ hết chúng ta sống trên cùng trái đất với những vấn đề tương tự nhau, chúng ta đã chứng kiến tiềm năng và lòng trắc ẩn của con người, sức sáng tạo, và sự hợp tác, tất cả đã và có thể kiến tạo một kịch bản “thới lai” cho mai sau.


Lý Nhân / Advertising Vietnam

Nguồn: Simon Kahn, CMO, Google APAC