Khi cuộc “cách mạng số” phủ sóng rầm rộ trên toàn cầu, các nền tảng - giải pháp mar-tech đã nhanh chóng thu hút mọi sự tập trung khi đây được dự đoán là xu hướng tương lai của ngành quảng cáo truyền thông. Nhưng ở Biz-Eyes, vai trò của SÁNG TẠO CÂU CHUYỆN vẫn luôn được tin tưởng để tạo sức mạnh cốt lõi trong mọi chiến dịch truyền thông thời đại số. Và thành quả 2 giải Vàng, 1 giải Đồng từ Asia PR Awards 2020 gần đây nhất có thể xem là sự khẳng định cho tầm nhìn và cách chọn một đường đi đầy khác biệt ấy.


Công nghệ là thứ nhãn hàng nào cũng có thể sử dụng giống như nhau. Khi đó, ai có câu chuyện hay hơn sẽ là người chiến thắng.


Là agency Việt Nam có gần 15 năm hoạt động trong ngành truyền thông (PR & communications), Biz-Eyes hiện là đơn vị cung cấp dịch vụ cho nhiều tập đoàn lớn nhỏ toàn cầu lẫn địa phương như Unilever, Coca-cola, MSD, Herbalife, Prudential, Vinamilk… Với định vị lấy sáng tạo câu chuyện làm “DNA”, Biz-Eyes luôn được khách hàng nhắc đến như là “Người kể chuyện” với những chiến dịch truyền thông nội dung xuất sắc. Và trong kỷ nguyên số với nhiều biến đổi, năng lực sáng tạo câu chuyện cũng cần chuyển đổi toàn diện để theo kịp với những thách thức mới.


Theo định hướng của Biz-Eyes, các nền tảng truyền thông internet cũng như giải pháp công nghệ sẽ đóng vai trò là những công cụ hỗ trợ tối ưu. Bằng việc thấu hiểu công nghệ, Biz-Eyes có thể phát huy thế mạnh của việc “sáng tạo câu chuyện” để kết nối, tương tác và nuôi dưỡng mối quan hệ của khách hàng mục tiêu với nhãn hàng trên suốt hành trình trải nghiệm với các nội dung đa dạng ở các điểm chạm online-offline khác nhau.


Chiến dịch OMO - The Magic of Real Play (giải Vàng hạng mục Best PR Campaign: FMCG) là một câu chuyện đầy tính nhân văn được agency “nhóm lửa” và lan tỏa theo cách “phi truyền thống” từ một travel blogger trên Facebook. Chiến dịch truyền thông này diễn ra 100% trên mạng xã hội với rất ít quảng cáo trả phí, nhưng thu được sự quan tâm và lượng tương tác tự nhiên ấn tượng. Còn với OMO Lupin (giải Vàng hạng mục Best Use of Content), câu chuyện trồng cây phủ xanh Việt Nam đã được truyền tải nhất quán thông qua hàng loạt kênh truyền thông từ offline (OOH, Event, Partnership) tới online (Social Influencers & social communities). Điều đặc biệt là hầu hết kênh online đều được lựa chọn kỹ càng để không cần phụ thuộc vào lượng followers nhưng vẫn có thể mang tới tương tác gắn kết chất lượng nhất. Tất cả tạo nên một trải nghiệm nội dung cộng hưởng “online-merger-offline” đầy mạnh mẽ cho nhãn hàng. Trong khi đó, Coca-cola với chiến dịch Tết 2020 – Kết nối nhà nhà, Tết thêm rộn rã (giải Đồng hạng mục Best Use of Micro / Niche Influencer) lại cho thấy sự độc đáo trong cách khơi dậy câu chuyện dựa vào hiệu ứng từ rất nhiều cá nhân và cộng đồng trên mạng xã hội để lan truyền thông điệp của nhãn hàng một cách sâu rộng nhất. 



Công nghệ vẫn là chưa đủ, nếu như thiếu thấu hiểu địa phương


Để có một chiến dịch nội dung xuất sắc thì công nghệ hay sự am tường môi trường truyền thông là chưa đủ. Đối với Biz-Eyes, “câu chuyện” đó còn cần được viết nên từ sự thấu hiểu “insights” của người tiêu dùng bản địa. Như tagline “TRỐNG CÂY, TRỐNG TRẢI NGHIỆM – TRỒNG CÂY, TRỒNG TRẢI NGHIỆM” trong chiến dịch “OMO Phủ xanh Việt Nam” là một ví dụ điển hình. Nghệ thuật sáng tạo câu chuyện luôn cần một sự gần gũi và tính thấu cảm như thế để tạo ra thông điệp được những người tiêu dùng đón nhận, ghi nhớ lâu hơn.



Song hành cùng Biz-Eyes từ những ý tưởng đầu tiên đến khi hái quả ngọt từ các chiến dịch đạt giải, anh Mai Ngọc Nhân - Brand Manager của OMO, Unilever Việt Nam - chia sẻ: “Là một nhãn hàng FMCG hàng đầu thế giới, OMO trân trọng sức mạnh của sự sáng tạo trong việc truyền tải những câu chuyện dành riêng chongười tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Khi chọn Biz-Eyes đồng hành, chúng tôi tin rằng những chiến dịch truyền thông đa kênh quy mô lớn của nhãn hàng sẽ được “kể” một cách khác biệt nhờ sự am hiểu sâu sắc thị trường địa phương của agency dày dặn kinh nghiệm này”.


Điểm chung của những chiến dịch thắng giải chính là những câu chuyện được kể theo nhiều cách thức sáng tạo khác nhau dựa trên sự hiểu thấu sâu sắc các nền tảng và công cụ truyền thông số lẫn truyền thống, kết hợp với sự am hiểu địa phương. Bởi dù ở bất kỳ thời điểm nào, những “câu chuyện” chạm đến trái tim người tiêu dùng sẽ vẫn luôn là chìa khóa vàng mở cánh cửa tin – yêu – gắn bó của họ đối với thương hiệu. Đó cũng chính là thế mạnh của “nghệ thuật kể chuyện” trên nền tảng công nghệ - điểm khác biệt mà Biz-Eyes chọn làm trọng tâm để tiếp tục tiến xa hơn trên thị trường quảng cáo.


Nguồn: Marketing Interactive