Năm 2023 ghi nhận sự mở rộng mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội, với 4.88 tỷ người dùng - tương đương 60.6% dân số toàn cầu (Theo thống kê của Agency We are Social). Trước cơ hội quý giá này, thương hiệu cần làm gì để trở nên thật thu hút và nổi bật?


Khám phá ngay 9 chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu tận dụng tối đa tiềm năng của mạng xã hội được Hootsuite chia sẻ qua bài viết sau!


Những chỉ số quan trọng giúp thương hiệu đo lường sức ảnh hưởng trên mạng xã hội


Sự tăng trưởng trên các nền tảng mạng xã hội tỷ lệ thuận với sự hiện diện cũng như mức độ ảnh hưởng của một thương hiệu và thường được đo lường bằng số lượng người theo dõi, mức độ tương tác của khách hàng với một số tiêu chí khác. Mục tiêu mà đa số marketer hướng đến chính là nâng cao nhận thức thương hiệu, thu hút được nhiều khách hàng hơn và tỷ lệ chuyển đổi. Về cơ bản, có những chỉ số phổ biến sau thường được dùng để đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing trên mạng xã hội: 


  • Impressions: Chỉ số thống kê số lần mà bài đăng của thương hiệu được xem, không tính đến lượt click hoặc tương tác với nội dung đó
  • Likes: Lượt bày tỏ cảm xúc của người dùng đối với bài đăng của thương hiệu
  • Engagement rate: Tỷ lệ này là công thức đo lường lượng tương tác (Engagement) của người dùng với nội dung thương hiệu đăng tải
  • Conversion rate: Là tỷ lệ phần trăm số lượng người dùng có thực hiện hành động mà thương hiệu mong muốn chia cho tổng số người chiến dịch tiếp cận được
  • Click-through rate: Tỷ lệ nhấp chuột là số lượt nhấp mà bài đăng của thương hiệu có được chia cho số lượt hiển thị
  • Overall revenue (Total revenue): Tổng số tiền mà thương hiệu thu được thông qua nội dung đăng tải và hoạt động bán hàng nói chung 
  • Audience growth rate: Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng, dùng để đo lường tốc độ tăng của lượt theo dõi từ phía người dùng mục tiêu


Marketer thường sử dụng một số chỉ số phổ biến để đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing trên mạng xã hội


9 chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu phát triển trên mạng xã hội


1. Hoạt động tích cực trên nền tảng khách hàng yêu thích


Khách hàng thường chỉ yêu thích và tích cực hoạt động ở một số nền tảng mạng xã hội nhất định. Vì thế, việc thấu hiểu hành vi, đặc điểm sở thích của người dùng mục tiêu là điều vô cùng cần thiết trước khi thương hiệu tiến hành bất cứ hoạt động marketing nào. Marketers nên đầu tư và trở nên thật nổi bật ở nơi tập trung lượng lớn khách hàng của thương hiệu.


Để biết được thông tin chi tiết, thương hiệu cần phân khúc sau đó tiến hành xem xét để lựa chọn tệp đối tượng phù hợp. Mỗi nhóm khách hàng với những đặc điểm khác nhau sẽ thích sử dụng các nền tảng khác nhau. Người tiêu dùng cũng có thể tương tác và kết nối với thương hiệu theo các cách không hề giống nhau tại mỗi kênh. Và đó cũng là lý do vì sao marketer cần xây dựng chiến lược phát triển, tuyến nội dung sao cho phù hợp với nền tảng sử dụng. 


2. Duy trì lịch trình đăng bài đều đặn


Mặc dù thuật toán ở mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có những điểm khác biệt nhất định nhưng tính nhất quán và sự đều đặn luôn là yếu tố quan trọng quyết định đến thứ hạng của một tài khoản. Marketers cần thu thập thông tin về hành vi của khách hàng và hiểu rõ về đặc điểm kênh để lựa chọn khung giờ, tần suất đăng bài phù hợp. 


Thói quen thường là yếu tố định hình nên hành vi tìm kiếm và mua sắm của người tiêu dùng. Bởi vậy, khi thương hiệu duy trì được lịch trình đăng bài đều đặn trong khoảng thời gian nhất định, người dùng sẽ dễ dàng theo dõi những hoạt động mới hơn. Ngoài ra, khi đã trở nên quen thuộc với khung giờ đăng bài của thương hiệu, họ có khả năng sẽ tự tìm kiếm nếu như không thấy sự xuất hiện của nhãn hàng yêu thích trên bảng tin của mình.


Marketers cần thu thập thông tin về hành vi của khách hàng và hiểu rõ về đặc điểm nền tảng đang hoạt động để lựa chọn khung giờ, tần suất đăng bài phù hợp


3. Tận dụng sức mạnh của short video


Tiềm năng của short video đã được chứng minh thông qua sự phát triển vượt bậc của TikTokReels trong những năm gần đây. Vì vậy, thương hiệu cần lên kế hoạch chi tiết và có hành động cụ thể để khai thác tối đa sức mạnh của định dạng này trong việc thu hút người dùng trên mạng xã hội. 


Theo một bài viết do chính Instagram chia sẻ, đối với Reels thì "phần lớn nội dung người dùng xem được lại từ những tài khoản họ không theo dõi". Tương tự, Facebook cũng đã mô tả Reels"nội dung người dùng có thể quan tâm từ những nhà sáng tạo họ không theo dõi". Và TikTok - nền tảng short video phát triển mạnh mẽ nhất được thiết kế để hiển thị nội dung có thể thu hút người dùng ngay ở trang chủ thay vì ưu tiên bài đăng đến từ các tài khoản họ follow. 


UNIQLO hoạt động tích cực trên nền tảng TikTok


4. Chú ý đến SEO 


Khi nhắm đến mục tiêu tăng lượng followers trên các nền tảng mạng xã hội, thương hiệu cần đặc biệt quan tâm đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO). 


Mục tiêu chính của SEO là cải thiện vị trí xếp hạng trong kết quả tìm kiếm mà người dùng nhận được, tăng lưu lượng truy cập cũng như tạo được hình ảnh uy tín cho thương hiệu. Để tăng khả năng xuất hiện mỗi khi người dùng tìm kiếm, kỹ thuật viết và giá trị của nội dung chính là những gì marketers cần nỗ lực nghiên cứu và đầu tư thực hiện bài bản. 


5. Tương tác với khách hàng


Người dùng bao giờ cũng muốn được quan tâm, chú ý và tôn trọng. Vì vậy, thương hiệu cần hoạt động tích cực trên các trang mạng xã hội để tạo ra tương tác hai chiều với khách hàng mục tiêu.


Không dừng lại ở nội dung chất lượng, để người tiêu dùng chú ý, ấn tượng đến thương hiệu trên social media, marketers cần nỗ lực nhiều hơn thế. Khách hàng muốn nhận được những tương tác được cá nhân hóa và “có tâm”. Họ không muốn đợi chờ, mất thiện cảm với những phản hồi tự động và khó chịu nếu như bị thương hiệu ngó lơ. 


Chính vì thế, để thực sự nổi bật giữa vô và đối thủ cạnh tranh và duy trì sự hiện diện tích cực trên mạng xã hội, thương hiệu cần chú ý đến việc phản hồi người dùng để đem đến cho họ sự hài lòng trong thời gian ngắn nhất.


Để thực sự nổi bật giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh, thương hiệu cần chú ý đến việc phản hồi người dùng để đem đến cho họ sự hài lòng trong thời gian ngắn nhất


6. Học hỏi từ những thương hiệu thành công 


Ngoài việc tương tác với khách hàng, thương hiệu cũng cần cập nhật liên tục những chuyển động của ngành hàng nói chung và đặc biệt là đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc phân tích và học hỏi từ những thương hiệu thành công cũng là gợi ý không tệ. Họ có thể đối thủ cạnh tranh nhưng cũng có thể là đối tác đáng tin cậy. 


Khi quan sát và theo dõi, marketer có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những sai lầm mà đối thủ đã từng mắc phải. Ngoài ra, nếu như không cạnh tranh trực tiếp với nhau, việc thương hiệu theo dõi, thích hay bình luận bài đăng của thương hiệu khác có thể đem đến nhiều lợi ích. Chẳng hạn như thu hút được sự chú ý của những người dùng khác. Kết nối giữa các tài khoản cũng thúc đẩy cơ hội xuất hiện dưới dạng bài đăng được đề xuất cho những người không theo dõi của thương hiệu.


Thương hiệu Lifebuoy "bắt trend" mì tôm thanh long khi tung ra thị trường dòng sản phẩm mới


7. Làm việc với Content Creator, Influencer


Khi cộng tác với những người sáng tạo nội dung phù hợp, thương hiệu có thể tăng quy mô tiếp cận đến người dùng tiềm năng. Khi mà Influencer Marketing ngày càng phát triển và được nhiều thương hiệu sử dụng, trước khi “chọn mặt gửi vàng” cho Content Creator, marketer cần chọn lọc và đánh giá kỹ lưỡng để không lãng phí ngân sách mà không đem lại kết quả mong đợi. 


Thương hiệu cần xác định mức ngân sách phù hợp, lên kế hoạch cho mỗi hoạt động và nắm rõ các lưu ý trước khi hợp tác với Influencer để đạt hiệu suất cao nhất. Content Creator có thể giúp thương hiệu được chú ý hoặc thậm chí yêu thích bởi họ có sức ảnh hưởng nhất định tới tệp followers của họ. 


Tuy nhiên, lượng người theo dõi mới chỉ thực sự có ý nghĩa nếu họ là nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến. Lúc này, hashtag và keyword là những gợi ý tốt cho marketers nếu muốn tìm kiếm điểm chung giữa đối tượng mục tiêu và Content Creator mong muốn hợp tác. 


Thương hiệu P/S hợp tác cùng gia đình bé Pam Yêu Ơi để giới thiệu sản phẩm mới


8. Tối ưu hóa profile và bio 


Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng quan trọng. Profile và bio là những gì người dùng nhìn thấy đầu tiên mỗi khi tiếp cận với thương hiệu trên mạng xã hội. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những thông tin cơ bản về thương hiệu, đây là phần mà marketer có thể tìm cách khai thác để làm rõ về giá trị cũng như lý do để thuyết phục khách hàng tin tưởng, lựa chọn. 


Thông qua những dòng mô tả ngắn ngay đầu trang hay profile chỉn chu, sự uy tín và hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu sẽ được củng cố vững chắc hơn. Bên cạnh đó, với những người dùng lần đầu tiên tiếp cận với thương hiệu, profile và bio thu hút cũng là một điểm cộng lớn để họ quyết định có nên follow hay không.


9. Xây dựng Brand Identity


Tính nhất quán luôn là chìa khóa quan trọng đối với việc ghi nhớ và nhận diện thương hiệu. Chính vì thế, Brand Identity giúp khách hàng có hình dung cụ thể và không bị nhầm lẫn giữa những thương hiệu khác nhau. Người dùng không có và cũng không muốn tốn nhiều thời gian cho việc khám phá một thương hiệu. 


Vì thế, nếu như có thể nhanh chóng và dễ dàng phân biệt được một nhãn hàng giữa vô vàn cái tên khác, người tiêu dùng có khả năng sẽ lựa chọn thương hiệu có Brand Identity phù hợp với giá trị họ đang tìm kiếm. Ngoài ra, việc thống nhất từ nội dung, hình ảnh đến những điểm tiếp xúc với khách hàng cũng tạo nên được sự uy tín nhất định cho thương hiệu.


be duy trì nội dung mang tính hài hước trên các nền tảng mạng xã hội


Minh Anh


Cập nhật các bài viết mới nhất tại Newsletter của Advertising Vietnam