Vài năm trước đây, vào một ngày mùa đông bình thường năm 2015, cả internet - và toàn thế giới nói chung - đồng loạt bị mất niềm tin vì bức ảnh chụp một bộ váy xấu xí. Hiện tượng này được biết đến với cái tên “Dressgate”, khi mà dân số bỗng chia ra làm hai phe để tranh luận xem màu sắc thực sự của chiếc váy là trắng - vàng hay xanh - đen.

mau-sac-gay-tranh-cai-cua-chiec-vay-xanh-den-trang-vang

Còn bạn thấy màu nào trong chiếc váy này?)


Trong thời điểm giữa hàng loạt các tin tức nóng hổi, thì việc chiếc váy này nổi lên như cồn chỉ vì sự tranh luận màu sắc thực sự của nó đã khiến người ta phải đặt dấu hỏi lớn. Làm thế nào mà một thứ dường như không thể thay đổi được như màu sắc lại có thể gây ra những ý kiến trái chiều ngoan cố đến như vậy? Đó có phải một dấu hiệu cho thấy màu sắc sẽ ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng?

Câu trả lời nằm ở sự giao thoa giữa tâm lý học màu sắc và việc nhận diện thương hiệu.

Bản hướng dẫn việc sử dụng, lựa chọn màu sắc thương hiệu thông qua tâm lý học loài người.


Dù ảnh hưởng của màu sắc đối với cảm xúc ở mỗi người là khác nhau dựa trên giới tính, bối cảnh văn hóa, kinh nghiệm cá nhân và sự khác biệt về thần kinh, nhưng đã có một số hướng dẫn chung được rút ra từ vô số nghiên cứu tâm lý học về sắc màu. Các hướng dẫn này sẽ như một công cụ giúp bạn chinh phục được mục tiêu cơ bản của việc xây dựng thương hiệu: Kiến ​​tạo sự ảnh hưởng của thương hiệu bằng cách tác động và định hình nhận thức của người tiêu dùng.


Trong branding và thiết kế logo, chúng ta có danh sách 12 màu được sử dụng phổ biến nhất,cũng như là nguyên tắc cảm xúc cho từng màu. Và khi nói đến tâm lý của màu sắc, bối cảnh và vấn đề văn hóa, mỗi màu có thể đại diện cho hai cảm giác hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như màu xanh lá đại diện cho bệnh tật hoặc sức khỏe.


Gu branding hi vọng rằng với việc cung cấp bảng tâm lý học màu sắc dưới đây, sự lựa chọn màu sắc phù hợp cho thương hiệu của bạn sẽ trở thành một quyết định hợp lý, sáng suốt, thay vì là một sở thích thoáng qua bất chợt.


(Click vào hình để xem chi tiết)

Bảng phân tích tâm lý học với từng màu

1. TÂM LÝ HỌC MÀU ĐỎ

Màu đỏ - màu của sự thận trọng


Được biết đến là màu sắc sôi nổi nhất, hiệu ứng của màu đỏ đối với tâm lý không được nhẹ nhàng tinh tế cho lắm. Do vậy màu đỏ phải được sử dụng cẩn thận trong xây dựng thương hiệu. Màu đỏ đã được chứng minh làm giảm suy nghĩ phân tích nhưng lại mang tới cảm giác tăng tốc và tăng cường phản ứng của chúng ta.


Đó là lý do vì sao bảng Clearance Sale (các loại thông báo hạ giá) có màu đỏ. Các vận động viên nếu phải đối đầu với đội đối thủ mặc đồ màu đỏ sẽ có nhiều khả năng thua cuộc, học sinh làm kiểm tra kém hơn nếu tiếp xúc với màu đỏ trước khi thi. Tóm lại, màu đỏ là màu của những biển hiệu Stop, những lỗi sai ngữ pháp và những vấn đề tài chính tiêu cực.



Banner sale hạ giá màu đỏ


Màu đỏ thể hiện d hiệu rủi ro


Màu đỏ thể hiện sự trì hoãn




Màu đam mê và lãng mạn


Màu đỏ có bước sóng dài nhất trong tất cả các màu, vì vậy nó dường như xuất hiện gần hơn so với thực tế. Đó là màu của đam mê và lãng mạn.


Màu đỏ có xu hướng làm tăng cảm giác ngon miệng và được sử dụng trong một loạt các thuật ngữ dùng màu sắc chỉ sự phấn khích: red- hot (nóng đỏ, nồng nhiệt), red - handed (đỏ tay, bắt quả tang), paint the town red (đi đến quán rượu, bar hoặc chỗ nào đó vui ), seeing red (trở nên tức giận). Bên trong màu đỏ của Hoa Kỳ có liên quan đến chủ nghĩa bảo thủ. Ở bên ngoài đất nước, từ lâu nó đã trở thành màu biểu ngữ cho chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội.



Màu đỏ thể hiện sự phấn khích


Màu đỏ đam mê, nhiệt huyết


thiết kế bao bì đồ ăn màu đỏ


Màu đỏ thể hiện sự nghi ngờ


Ứng dụng của màu đỏ trong thiết kế UX/UI báo lỗi, cảnh báo:



Các đặc điểm cảm xúc khác liên quan đến màu đỏ bao gồm những điều sau đây.


Ý nghĩa tích cực:

- Quyền lực

- Niềm đam mê

- Năng lượng

- Không sợ hãi

- Sức mạnh

- Sự phấn khích


Hàm ý tiêu cực:

- Sự phẫn nộ

- Nguy hiểm

- Cảnh báo

- Thách thức

- Hiếu chiến

- Đau đớn

Đọc tiếp tại đây

Kết luận

Bản sắc thương hiệu của bạn định ra cách thế giới nhìn nhận về thương hiệu ra sao, và màu sắc là một thành phần không thể thiếu tác động tới sự nhận thức đó. Chọn ra màu sắc thể hiện được tốt nhất cá tính của thương hiệu là điều cần thiết trong việc xây dựng một thương hiệu chân thực, và đây không nên là một sự lựa chọn dựa trên sở thích. Bằng cách hiểu được tâm lý học màu sắc, ta có thể đưa ra lựa chọn dựa trên sự nhìn nhận sâu sắc thu thập được từ những khảo sát khoa học. Như vậy, màu sắc nào phù hợp với thương hiệu của bạn?

---

Nguồn: gubranding.com