Trong thời đại hiện nay, cách người dùng định nghĩa niềm vui và đón nhận những nội dung ý nghĩa trên internet ngày càng đa dạng. Chính vì thế, để “mở khóa” phương pháp tiếp cận khách hàng và phát huy tính hiệu quả của các chiến lược marketing, doanh nghiệp cần thấu hiểu sâu sắc hành vi và tư duy của người dùng. Là không gian để người dùng kết nối, lan tỏa năng lượng tích cực và tìm thấy niềm vui mỗi ngày, TikTok là trợ thủ đắc lực để nâng tầm các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.


Vừa qua, tại sự kiện TikTok: The Stage, các chuyên gia đến từ TikTok đã chia sẻ những bí quyết sáng tạo để doanh nghiệp kết nối với cộng đồng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Với chủ đề “Niềm vui có thể trở thành chất xúc tác cho sự phát triển và ý nghĩa đối với thương hiệu và khách hàng”, bà Ng Chew Wee, Giám đốc Marketing Doanh nghiệp TikTok khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã đề cập 5 tư duy khi tiêu thụ nội dung trực tuyến của người dùng. Qua đó, Ng Chew Wee đem đến nhiều bài học về cách xây dựng mối liên kết bền chặt giữa khách hàng và thương hiệu. 



Cùng Advertising Vietnam tìm hiểu về 5 tư duy này qua bài phát biểu của Ng Chew Wee nhân sự kiện TikTok: The Stage!


1. Me-time Mindset (Thời gian cho chính mình)


Cụm từ “Me-time” đã trở nên rất phổ biến gần đây, được dùng để chỉ khoảng lặng mà mỗi người nên có trong một ngày. Đó là giờ khoảng thời gian người dùng dành ra 20 đến 30 phút sau giờ làm việc để làm điều mình thích hoặc sử dụng các phương tiện giải trí - miễn là họ cảm thấy được “nạp năng lượng”, thoát khỏi sự căng thẳng của trách nhiệm và bộn bề cuộc sống. Với tư duy này, người dùng TikTok có nhu cầu tìm kiếm “niềm vui” từ trạng thái thoải mái và hài lòng tức thời khi xem các nội dung mình yêu thích trên mạng xã hội.


2. FOMO Mindset (Nỗi sợ hãi bỏ lỡ)


“FOMO - Fear Of Missing Out” là một thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ bỏ lỡ “niềm vui” hoặc trải nghiệm thú vị mà hầu hết những người xung quanh đều có được. Người dùng TikTok luôn muốn mình kịp thời “bắt trend”, nhanh chóng cập nhật các xu hướng mới nhất để hòa mình vào những nội dung phổ biến trên nền tảng.



3. Better we, Better me (Chúng ta tốt hơn, tôi tốt hơn)


Trong thời đại mà những vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội luôn xuất hiện mỗi ngày, các mạng xã hội, đặc biệt là những mạng xã hội video như TikTok đóng vai trò quan trọng như một diễn đàn mà qua đó, người dùng có thể tìm thấy “niềm vui” từ việc chia sẻ, bày tỏ và đón nhận sự đồng cảm từ cộng đồng người dùng. Đây được xem là một cách tiếp cận đầy nhân văn mà TikTok sử dụng để thu hút những người dùng, đặc biệt là những người nổi tiếng có nguyện vọng đóng góp vì cộng đồng với những cách làm hoàn toàn mới - lan tỏa sự tích cực trên mạng xã hội. 


4. Level up Mindset (Phát triển bản thân)


Phần lớn người dùng xem TikTok là nơi để học, xem và thử nghiệm những điều mới lạ, bởi nội dung trên nền tảng này không ngừng được biến hóa và sáng tạo mỗi ngày. Người dùng tìm thấy “niềm vui” từ cơ hội học hỏi và trải nghiệm những điều mới lạ, và đây cũng là lý do khiến TikTok có thể giữ chân và thu hút lượng người dùng đông đảo đến vậy.


5. Jumpstarter Mindset (Khởi tạo và hành động)


TikTok là mạng xã hội đang thu hút rất nhiều người nổi tiếng, influencer (người có sức ảnh hưởng), KOL,... - những người đưa ra quan điểm cá nhân và thu hút sự quan tâm của cộng đồng người dùng. Tuy nhiên, không chỉ những người dùng có sẵn lượng lớn người hâm mộ mới áp dụng jumpstarter mindset. Hầu hết người dùng TikTok đều có nhu cầu tìm thấy “niềm vui” từ sự khám phá, truyền cảm hứng và dẫn dắt một lượng người xem nhất định.



Ngày nay, người tiêu dùng thường đưa ra quyết định dựa trên nhận thức và cảm giác. Họ tìm kiếm thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ để mua hàng hóa và dịch vụ, mà còn vì mong muốn được học hỏi, được truyền cảm hứng, và trên tất cả, là được giải trí. Nắm bắt nhu cầu và 5 tư duy của người dùng là chìa khóa để thương hiệu nâng cao trải nghiệm tiêu thụ nội dung trực tuyến của khách hàng mục tiêu. Từ đó, thương hiệu có thể xác định rõ phương hướng xây dựng những chiến lược marketing đủ tính sáng tạo, sự thu hút và để lại những ấn tượng tích cực trong lòng khán giả. 


Bà Ng Chew Wee đúc kết rằng: “Niềm vui” có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi người dùng TikTok - những khách hàng tiềm năng, trở thành những khách hàng hài lòng và qua đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Happy users, happy buyers!


Để có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích, các bạn có thể xem lại sự kiện hoàn toàn miễn phí tại: https://tiktok.6connex.com/event/thestage/login