Là một trong những nền tảng quảng cáo được xếp hạng cao nhất, TikTok đang gặt hái được những thành công ấn tượng trong việc tạo dựng giá trị cho nhà quảng cáo và người tiêu dùng. Những giá trị ấy đang được TikTok chứng minh qua các công cụ và kỹ thuật đo lường chính xác trên nền tảng. 


Hãy cùng Advertising Vietnam khám phá những yếu tố quan trọng trong đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo từ những chia sẻ của chuyên gia TikTok, từ đó rút ra lời khuyên dành cho các thương hiệu Việt. 


3 thành phần đo lường trên nền tảng TikTok 


Trong bối cảnh các chiến dịch kỹ thuật số phát triển ngày càng mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng, nội dung biến hóa muôn màu muôn vẻ. Do đó, không có phương pháp đo lường nào phù hợp với tất cả quảng cáo và chiến dịch. Từ đây, nền tảng TikTok đề xuất dựa vào các công cụ có sẵn trên 3 yếu tố sau đây để “cân đo đong đếm” hiệu quả sau chiến dịch cho khách hàng: 


  • Hiệu quả truyền thông (Media Effectiveness): một chiến dịch chạy trên một phạm vi tiếp cận đã được xác định và được đảm bảo an toàn thương hiệu trên một nền tảng minh bạch. 
  • Hiệu quả thương hiệu (Brand Effectiveness): nhờ quảng cáo trên nền tảng giúp xây dựng nhận thức hoặc ký ức của người tiêu dùng về thương hiệu. 
  • Hiệu quả bán hàng (Sales Effectiveness): đo lường hành vi thực tế của người dùng dẫn đến tác động về mặt doanh số.


Thị trường đang ngày càng đòi hỏi cao về mặt tốc độ và sự nhanh nhẹn. Nếu như trước đây để chuẩn bị cho một TVC mất gần 2-3 tháng, sau đó tiếp tục mất 1 tháng để tạo ra các tài nguyên kỹ thuật số và phát hành chúng. Cuối cùng một chiến dịch tiêu tốn gần như 3-5 tháng cho quá trình thực hiện và phát triển. Hiện nay khi toàn cầu đang đối mặt với đại dịch với những biến chuyển khó lường, các chuyên gia cho rằng các chiến dịch phải được thực hiện nhanh chóng, thậm chí là triển khai các chiến dịch theo từng tuần, đồng thời linh hoạt thử nghiệm và học hỏi để tạo ra hiệu quả mạnh mẽ. Trong đó các công cụ và giải pháp của TikTok được ưu tiên đề xuất giúp nhà quảng cáo chinh phục thị hiếu người tiêu dùng như: 

Lượng tiếp cận và tỷ lệ nhấp không còn là những chỉ tiêu đo lường quan trọng nhất


Trong sự kiện trực tuyến TikTok: The Stage diễn ra vào ngày 30/9 vừa qua, TikTok đã nhấn mạnh rằng lượng tiếp cận (reach) không còn là tiêu chí “đinh” để đánh giá quảng cáo có hiệu quả hay không. Thay vào đó sự phù hợp (relevance) đã trở thành một “đơn vị tiền tệ văn hoá” mới cho thương hiệu. Một nghiên cứu của Nielsen về tính chân thực của các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số đã cho thấy trong số người được khảo sát:


  • 83% yêu thích video quảng cáo hơn là văn bản hoặc hình ảnh
  • 41% cho rằng họ tương tác nhiều hơn với các video quảng cáo mang tính giải trí, ngược lại các quảng cáo tự động xuất hiện hoặc không thể bỏ qua là hình thức bị “xa lánh” nhất
  • 45% có khả năng giới thiệu các thương hiệu xuất hiện một cách tự nhiên hơn là qua quảng cáo hiển thị


Nhờ bắt kịp những xu hướng quảng cáo và sở thích của người dùng, TikTok đã trở thành nền tảng có lượng tương tác mỗi phút cao nhất, đồng thời duy trì vị trí số 1 trong hai năm liên tiếp về tài sản quảng cáo toàn cầu với những quảng cáo thú vị và sáng tạo hơn các nền tảng khác (theo Nghiên cứu Phản ứng Truyền thông 2021 của Kantar). 


Cũng theo số liệu từ Kantar, tuy chỉ có 14% người dùng TikTok nhấp vào một liên kết sau khi xem quảng cáo nhưng lượng khán giả mua một món hàng sau khi xem quảng cáo trên TikTok cao gấp 1,5 lần so với các nền tảng khác, chứng tỏ khách hàng trên TikTok là đối tượng hoàn hảo để thu hút sự chú ý và ghi điểm tốt về thói quen mua hàng. 



Từ đây, lời khuyên dành cho các nhà quảng cáo đó là cần đo lường tổng thể để đảm bảo nắm bắt toàn bộ giá trị. Không nên chỉ dựa vào lượng tiếp cận hay số lượt nhấp chuột như những thước đo duy nhất đóng góp vào doanh số bán hàng. Trên thực tế, hơn 70% các nhà quảng cáo hàng đầu trên TikTok hiện nay đang áp dụng phân bổ lượt xem qua (view-through attribution) với ưu điểm đo lường hiệu suất chiến dịch một cách toàn diện hơn so với các công cụ khác, đồng thời ghi nhận rằng: Người tiêu dùng không phải lúc nào cũng nhấp vào nội dung nhưng bản thân những lần hiển thị sẽ phát huy giá trị trong việc xây dựng ký ức mạnh mẽ về thương hiệu, thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng sau đó.


Những lời khuyên cho thương hiệu Việt từ chuyên gia TikTok 


Chia sẻ từ anh An Bùi - Giám đốc Marketing mảng Kinh Doanh, TikTok Việt Nam: “Tương tác với người tiêu dùng không nằm ngoài việc xuất hiện đúng lúc và nội dung phù hợp với người tiêu dùng. Thấu hiểu điều đó, TikTok luôn khuyến khích các doanh nghiệp tại Việt Nam bắt đầu với 3 hoạt động chính:


  • Đưa TikTok vào thành một phần trong chiến dịch Marketing Hỗn hợp của mình.
  • Bắt đầu hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung TikTok và hãy xem nhãn hàng chính là một nhà sáng tạo trên nền tảng với cá tính, câu chuyện riêng để mang đến những nội dung thật sự thu hút đối với người dùng. Hiện nay, chủ đề “Niềm vui” trong Emotional Marketing đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà quảng cáo. Nếu nhãn hàng lựa chọn một thị trường hoặc nội dung ngách, khó tiếp cận với đa số khán giả, hãy thực hiện các chiến dịch “Thử nghiệm và Học hỏi” để tìm ra nội dung thực sự gắn kết nhãn hàng và người tiêu dùng. 
  • Nâng cao hiệu quả chiến dịch với các sản phẩm quảng cáo của TikTok như Spark Ads, Hashtag Challenge, Brand Effect, In-feed Ad,... để thúc đẩy hiệu quả ở phần dưới của phễu Marketing như chuyển đổi, cài đặt hoặc mua hàng.


Các thương hiệu Colgate, Atome, GOV.sg thành công nhờ tận dụng không gian niềm vui và sự sáng tạo trên TikTok 


Bên cạnh đó, TikTok cũng đã cung cấp các công cụ đo lường và các gói giải pháp dành riêng cho từng nhãn hàng như Reach and Frequency - các nhãn hàng có thể mua các quảng cáo (inventory) sẵn có, đồng thời đảm bảo phạm vi tiếp cận và tần suất hiển thị, từ đó giúp tăng mức độ nhận biết và từng bước trở thành nhãn hàng “top-of-mind” trong tâm trí người dùng".


Để có thêm những thông tin và kiến thức hữu ích, các bạn có thể xem lại sự kiện hoàn toàn miễn phí tại: https://tiktok.6connex.com/event/thestage/login