Một mức giá tốt thì hấp dẫn người tiêu dùng đấy, nhưng bạn phải nhớ rằng sự tiện lợi và sự ưa thích thương hiệu (brand preference) cũng rất quan trọng. 


Người tiêu dùng luôn thích có được deal tốt, dù là dưới dạng voucher hay giảm giá trực tiếp. Nhưng còn nhiều điều để coi trọng hơn ngoài cái mức giá tốt. Nghiên cứu gần đây của Vericast cho thấy rằng người tiêu dùng kết hợp nhiều yếu tố trong quá trình ra quyết định mua: chẳng hạn như sự ưa thích thương hiệu, lòng trung thành với thương hiệu, và sự tiện lợi. Hành vi này bị ảnh hưởng bởi những gì mà các chuyên gia gọi là nền kinh tế tại-nhà (stay-at-home economy).


Convenience is king 


Với những người thích ở nhà, sự tiện lợi là yếu tố tiên quyết khi đưa ra quyết định mua hàng. Xu hướng đặt hàng online gia tăng đáng kể, từ thực phẩm, đồ gia dụng cho đến sản phẩm chăm sóc sức khỏe trong năm 2020. Xu hướng tiêu dùng này không chỉ xuất phát từ nhu cầu thiết yếu, mà bản thân họ thấy mua online cũng tiện hơn rất nhiều. 



Nghiên cứu của Vericast chỉ ra: 

  • Ba trong số bốn người cho biết việc tìm hiểu trực tuyến về các sản phẩm sức khỏe và sắc đẹp dễ dàng hơn. 
  • Hơn 1/3 người được nghiên cứu thấy việc đặt mua online các sản phẩm sức khỏe và sắc đẹp dễ hơn. 
  • Ngay cả sau khi cửa hàng mở trở lại, chỉ có 9% người dân cắt giảm mua sắm trực tuyến. 

Tuy nhiên, đây không có nghĩa là đánh dấu sự kết thúc của việc mua sắm tại cửa hàng (in-store shopping), đặc biệt đối với một số danh mục nhất định. Một số case điển hình: 81% người dân vẫn mua đồ ăn trực tiếp tại cửa hàng địa phương.


Tác động của Covid-19 đã buộc nhiều người thay đổi thói quen mua sắm - thử mua sắm trực tuyến lần đầu tiên, có thể dễ nhận thấy nhất là từ các thành viên thuộc nhóm dân số "tóc bạc". Theo khảo sát tháng 3 và tháng 6 năm 2020 của Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung Quốc, tỷ lệ người dùng Internet từ 60 tuổi trở lên tăng 3,6 điểm % chỉ trong một quý - cao hơn cả 3 năm trước cộng lại. Điều này đòi hòi các thương hiệu nâng cao trải nghiệm cả trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng để thích ứng trước xu hướng tiêu dùng mới.


Sức mạnh thương hiệu


Thương hiệu vẫn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới người mua sắm. Sau tất cả, mọi người vẫn luôn tìm kiếm sự ổn định, quen thuộc, nhất quán, sự đáng tin cậy khi đưa ra quyết định mua hàng. Thương hiệu nào đáp ứng được những tiêu chí này, người tiêu dùng sẽ tự động: "À tôi sẽ chọn cái này".  


Tuy nhiên, bản thân thương hiệu đừng nên quá tự mãn với chính mình. Họ phải luôn truyền tải được những giá trị được coi là quan trọng với thị trường mục tiêu của họ. Con người ngày càng có ý thức đến vấn đề xã hội với tư cách là người tiêu dùng. Hơn một nửa số người trong cuộc khảo sát của chúng tôi cho biết họ ưu tiên mua hàng từ những thương hiệu có giá trị phù hợp giá trị của họ.   


Vì vậy, điều quan trọng là những nhà tiếp thị phải cung cấp được trải nghiệm khách hàng nhất quán, một thông điệp truyền thông phù hợp với hình ảnh chân thực. 


Deals vẫn chiếm vai trò quan trọng


Giá trị thương hiệu có sức ảnh hưởng nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của giá cả (thậm chí trong vài trường hợp nó còn là tiêu chí trội hơn). Khoảng 41% người tiêu dùng hiện nay ít trung thành hơn với các thương hiệu cụ thể, đặc biêt là ở ngành hàng thực phẩm do giá cả tăng cao. 


Đó là lý do tại sao 60% khách hàng tìm voucher giảm giá và nhiều deals có lợi khác để bù lại mức giá tăng. Theo Báo cáo Deals & Coupons năm 2021 cho biết phiếu giảm giá có sức ảnh hưởng lớn hoặc trung bình đến quyết định mua hàng của họ. 

Bối cảnh cũng được cân nhắc


Bạn có thể hỏi chính xác là người tiêu dùng muốn gì? Sự tiện lợi, thương hiệu hay là những deals hời? Câu trả lời là tùy thuộc vào bối cảnh. Con người cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau phụ thuộc vào món đồ họ đang mua. Ví dụ: một người mua đồ gia dụng vì deals cũng có thể là một người mua đồ tạp hóa vì sự tiện lợi. 



Người tiêu dùng biết chính xác họ muốn gì trong mỗi danh mục CPG. Khi nói đến đồ dùng tiện lợi, gần một nửa người tiêu dùng muốn quá trình mua sắm được diễn ra nhanh chóng và tiện lợi, và 45% muốn mua đồ thuộc thương hiệu yêu thích của họ. Ưu đãi vẫn đóng vai trò quan trọng với hơn 1/3 người muốn được giảm giá để giúp họ giải quyết vấn đề về giá cả tăng cao.  


Đối với mặt hàng đồ gia dụng, mong muốn có được mức giá tốt càng lớn hơn. Gần một nửa số người mua sắm ưu tiên giá trị đồ mang lại. 36% muốn có có ưu đãi. Tỷ lệ ưu tiên này tương tự đối với ngành hàng sức khỏe và sắc đẹp. 45% mong đợi giá trị sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất. Khoảng 1/3 mong muốn được giảm giá hoặc phiếu coupon để tiết kiệm tiền. 


Hãy cho đi nhiều giá trị hơn là chỉ chăm chăm vào việc cắt giảm giá


Người tiêu dùng có thể thỏa mãn khi áp dụng được mã giảm giá hay được khuyến mại, nhưng việc chỉ ném vào họ những cái deals như vậy thì rất dễ bỏ lỡ điểm mấu chốt. 


Khách hàng mục tiêu của bạn cũng coi trọng những yếu tố khác như sự tiện lợi và giá trị thương hiệu. Chắc chắn, giá cần phải tốt, nhưng trải nghiệm thương hiệu cũng vậy để khách hàng có thể nhớ và đọng lại ấn tượng tốt.


Tóm lại, các thương hiệu nên điều chỉnh chiến lược marketing và thông điệp truyền thông của mình, tập trung vào sự ưu tiên của thị trường mục tiêu dựa theo danh mục ngành hàng. 

Nguồn: Adweek