Internal link là gì?

Screenshot 2024 10 03 233343

Khái niệm

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ là những đường dẫn kết nối các trang khác nhau trong cùng một website. Nói một cách đơn giản, đây là những link bạn thấy trên một trang web, khi click vào sẽ đưa bạn đến một trang khác thuộc cùng website đó.

Ví dụ:

Bạn đang đọc một bài viết về “cách làm bánh mì”. Trong bài viết đó, có một đoạn nói về “men nở”. Khi bạn click vào từ “men nở”, nó sẽ dẫn bạn đến một trang khác giải thích chi tiết về loại men này. Đó chính là một internal link.


Vai trò của internal link trong website

Dưới đây là những vai trò chính của internal link:


Giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc website

Khi sử dụng Internal link một cách hợp lý, bạn sẽ có thể báo hiệu trang web này liên quan đến trang web kia. Chính điều này giúp Google hiểu được ngữ cảnh của các trang web của bạn cũng như các trang đó liên quan nhau như thế nào.

Các liên kết nội bộ giúp Google dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục cho các trang web nhanh chóng trong quá trình thu thập các bài viết mới trên website.

Google đã từng nêu trong hướng dẫn cách hoạt động của Google tìm kiếm rằng một số trang web đã được Google thu thập trước đó, và đi theo liên kết nội bộ được đặt trong bài viết đó để đi đến những trang web khác. Ngoài ra, liên kết nội bộ giúp bạn đề cập đến ngữ cảnh liên quan giữa các trang khác nhau.


Chuyển mức độ uy tín sang trang web khác

Authority (mức độ uy tín hay điểm thẩm quyền) của trang web này có thể chuyển giao sang trang web khác thông qua đường liên kết. PageRank là thuật toán Google đo lường tầm quan trọng của các trang web.

Ví dụ: Trang A nhận liên kết từ một trang web bên ngoài có điểm uy tín cao, đồng nghĩa việc trang A có độ uy tín cao hơn đối với thuật toán PageRank. Trang B cũng sẽ hưởng phần sức mạnh này thông qua các liên kết nội bộ, điều này có thể tăng khả năng xếp hạng của trang B trong bảng kết quả tìm kiếm.

Xây dựng liên kết nội bộ thương ít được đánh giá cao và hay bị bỏ qua trong chiến lược SEO. Tuy nhiên, bạn có thể tăng cường sức mạnh và thứ hạng cho các trang trên website thông qua việc tận dụng hiệu quả của các trang có điểm thẩm quyền cao. Qua đó, Google đánh giá trang chủ có mức độ uy tín cao nhất nên bạn có thể liên kết nội bộ từ trang chủ đến các trang khác nhằm truyền mức độ uy tín và hỗ trợ các trang web tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.


Điều hướng đến các trang giá trị, thúc đẩy thực hiện hành động

Liên kết nội bộ hợp lý giúp định hình hành vi khách hàng trên website, đặc biệt là thúc đẩy hành trình thực hiện hành động mục tiêu như điền form, liên hệ tư vấn, mua sản phẩm, đăng ký nhận Ebook,…

Việc liên kết đến các trang web có nội dung website liên quan chủ đề mà người đọc quan tâm giúp tăng khả năng click vào liên kết đọc thêm thông tin liên quan và giữ chân người dùng trên website lâu hơn. Website cung cấp nội dung đầy đủ, xoay quanh chủ đề chính với chất lượng cao giúp tăng cường nhận thức thương hiệu và thúc đẩy sự tương tác với khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, liên kết nội bộ từ các trang có lượng truy cập hàng tháng cao sang các trang khác có thể hỗ trợ tăng trưởng lưu lượng truy cập và nâng cao thứ hạng trang web.

Ví dụ: Khi người dùng truy cập vào trang thông tin chủ đề SEO Onpage, bạn có thể tạo liên kết đến các trang liên quan như: Title SEO, Meta Description, Slug,… hay cách fix lỗi Onpage. Điều này giúp người đọc có thể tìm hiểu sâu hơn các thành phần Onpage và cách khắc phục lỗi, cũng như cải thiện thời gian trên website.

Đối với những trang web có nội dung đặc biệt thu hút lưu lượng traffic truy cập cao và liên quan trực tiếp đến sản phẩm, liên kết nội bộ có thể dẫn họ đến trang sản phẩm, thúc đẩy các hành động mục tiêu như điền form tư vấn, liên hệ trực tiếp, mua hàng ngay,… Việc này tác động đáng kể đến hoạt động Marketing và Kinh doanh, đặc biệt trong việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.


Phân biệt giữa Internal link và External link

Screenshot 2024 10 03 234705

Internal link và External link là hai khái niệm cơ bản nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa website.


Internal link (Liên kết nội bộ)

  • Định nghĩa: Là các liên kết trỏ từ trang này đến trang khác trong cùng một website.
  • Chức năng:
  • Điều hướng: Giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các trang trong website.
  • Cấu trúc website: Giúp Google hiểu rõ hơn về cấu trúc và mối quan hệ giữa các trang.
  • Phân phối authority: Giúp truyền “uy tín” từ các trang có authority cao đến các trang khác.
  • Ví dụ: Liên kết từ trang chủ đến trang sản phẩm, liên kết từ một bài viết đến một bài viết khác có liên quan.

External link (Liên kết ngoài)

  • Định nghĩa: Là các liên kết trỏ từ website của bạn đến một website khác.
  • Chức năng:
  • Cung cấp thông tin bổ sung: Dẫn người dùng đến nguồn thông tin khác để tham khảo.
  • Xây dựng uy tín: Nhận được nhiều external link từ các website uy tín khác sẽ giúp tăng độ tin cậy cho website của bạn.
  • Cải thiện thứ hạng: Google xem external link là một tín hiệu đánh giá chất lượng của website.
  • Ví dụ: Liên kết đến một nghiên cứu khoa học, liên kết đến một bài viết trên một trang tin tức khác.

Nhin chung, cả internal link và external link đều đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa website. Việc xây dựng một hệ thống liên kết nội bộ logic và có chất lượng, kết hợp với việc xây dựng các backlinks từ các website uy tín sẽ giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.


Các loại Internal link trên website

Liên kết nội bộ đóng vai trò quan trọng trong SEO và trải nghiệm người dùng nên bạn cần phải biết đến các loại liên kết nội bộ cho website nhằm tận dụng tối đa chiến lược Internal link của mình. Dưới đây là các loại liên kết bên trong website phổ biến:

  • Navigational Links (Liên kết điều hướng): Đây là những liên kết giúp người dùng dễ dàng di chuyển giữa các trang chính của website. Ví dụ: liên kết đến trang chủ, trang về chúng tôi, trang sản phẩm. Các liên kết này thường được đặt ở menu điều hướng, footer hoặc sidebar.
  • Contextual Links (Liên kết ngữ cảnh): Đây là những liên kết được chèn vào văn bản, hình ảnh hoặc các yếu tố khác trên trang, liên kết đến các trang có nội dung liên quan. Ví dụ: trong một bài viết về “tối ưu hóa website”, bạn có thể chèn liên kết đến một bài viết khác về SEO.
  • Hierarchical Internal Link (Liên kết nội bộ phân cấp): Đây là hệ thống các liên kết tạo thành một cấu trúc phân cấp, giúp Google hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các trang trên website. Ví dụ: trang chủ là cấp cao nhất, các trang con là cấp thấp hơn.
  • Supplemental Internal Link (Liên kết nội bộ bổ sung): Đây là những liên kết bổ sung thông tin cho người dùng, thường được đặt ở cuối bài viết hoặc trong các sidebar. Ví dụ: liên kết đến các bài viết liên quan, tài liệu tham khảo, …


Các lỗi thường gặp khi xây dựng Internal Link

Việc xây dựng hệ thống internal link hợp lý là yếu tố quan trọng để cải thiện SEO và trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc phải một số lỗi thường gặp. Dưới đây là những lỗi phổ biến và cách khắc phục:


Broken Internal Links

Broken Internal Links (404 Error) là liên kết bị hỏng hay không tồn tại nên người dùng không thể truy cập vào trang web và công cụ tìm kiếm không thể thu thập dữ liệu được. Lỗi này có thể xảy ra khi trang web bị đổi Slug hay bị xóa khỏi website.

Cách khắc phục: Sau khi xác định được các liên kết bị hỏng trên website trong phần Errors của báo cáo Internal links trong Semrush, bạn cần xóa và thay thế liên kết bằng liên kết trỏ đến một trang đang hoạt động (Redirect 301).


Quá nhiều Internal link

Quá nhiều liên kết nội bộ trên một trang có thể gây nhầm lẫn cho trình thu thập dữ liệu của Google. Hàng nghìn hay hàng trăm liên kết trên một trang sẽ khiến người dùng và công cụ tìm kiếm không thể xác định được liên kết nào quan trọng.

Cách khắc phục:

Bạn không nên đặt quá nhiều liên kết vào bất kỳ trang web nào bởi vì Google khuyến cáo rằng website cần giữ liên kết ở mức tối đa vài nghìn.

Còn đối với liên kết nội bộ, các trang có sự liên quan thì cần đặt vào nội dung bài viết để cung cấp nội dung hữu ích đến người đọc và tăng chất lượng cấu trúc website. Ngược lại, các trang không liên quan cần được xóa để tránh ảnh hưởng trải nghiệm người dùng.

Với báo cáo Site Audit của Semrush, các website sở hữu hơn 3.000 liên kết sẽ bị gắn cờ. Bạn có thể tìm kiếm các trang có quá nhiều liên kết trong mục Warnings của Báo cáo Internal Linking. Sau đó, hãy chọn lọc và xóa các liên kết không liên quan để cải thiện trải nghiệm người đọc và tăng hiệu suất website tổng thể.


Thuộc tính Nofollow trong liên kết nội bộ

Các liên kết Nofollow hoặc liên kết sử dụng thuộc tính rel=”nofollow” được sử dụng nhằm mục đích thông báo với Google rằng độ thẩm quyền không được chuyển giao tới trang được liên kết.

Nên áp dụng thuộc tính Nofollow cho các liên kết Outbound link trỏ đến các trang bên ngoài website với mục đích cung cấp nguồn tham khảo và thông tin hữu ích cho độc giả mà không muốn chuyển độ uy tín của mình đến các website khác.

Các liên kết trên website khi không được thêm thuộc tính Nofollow nghĩa là các liên kết này được chuyển sức mạnh sang trang được trỏ đến. Do đó, bạn cần thiết lập Nofollow cho liên kết Outbound nếu không muốn chuyển giao sức mạnh.

Cách khắc phục:

Phần Warning trong báo cáo Internal Linking của Semrush sẽ giúp bạn tìm thấy các liên kết có thuộc tính rel=”nofollow”.

Bạn có thể kiểm tra lại các đường link đó đã đúng nhu cầu trỏ link của bạn hay chưa. Hãy xóa thẻ rel=“nofollow” cho các liên kết không muốn chuyển độ uy tín cho website bên ngoài.

Ngoài ra, thẻ Nofollow có thể được cài đặt cho toàn bộ liên kết trên website hay từng liên kết trong phần cài đặt của nhà phát triển website.

Orphaned Pages (Trang không có liên kết nào trỏ đến)

Orphaned Pages (trang mồ côi) là những trang không có bất kỳ trang web nào liên kết đến. Điều này làm cho việc thu thập dữ liệu của Google trở nên khó khăn vì không có liên kết nào giới thiệu đến những trang này. Nói cách khác, các trang này này sẽ không được lập chỉ mục và không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Cách khắc phục:

Hãy tìm báo cáo các trang Orphaned sitemap pages dưới mục Warning của báo cáo Internal linking.

  • Nếu các trang mồ côi được tìm thấy hữu ích và có giá trị: hãy đưa chúng vào chiến lược Internal link. Thực hiện liên kết tới trang đó từ một trang web khác (hãy đảm bảo trang web này không phải là trang mồ côi để không tiếp diễn lỗi này).
  • Nếu trang đó không có giá trị: Xóa, chuyển hướng hoặc thêm thẻ “noindex”. Thẻ noindex sẽ chặn Google không lập chỉ mục trang này.

Trang chỉ có một liên kết nội bộ

Orphaned Pages hay các trang chỉ có một liên kết sẽ khiến chúng khó tìm hơn. Các công cụ tìm kiếm sẽ ít coi trọng chúng và không lập chỉ mục, khiến công sức phát triển nội dung không mang lại bất kỳ hiệu quả nào cho website.

Cách khắc phục:

Với tính năng Site Audit của Semrush, bạn dễ dàng tìm đến các trang chỉ có một liên kết bằng cách đi đến lỗi Pages with only one internal link dưới phần Notices của báo cáo Internal Linking.

Sau đó tìm các trang web liên quan bằng cấu trúc site:domain cụm từ liên quan và trỏ các trang đó đến trang đã lọc được phía trên.


Crawl Depth lớn hơn 3 lần nhấp

Crawl Depth là số lần nhấp chuột để truy cập vào một trang web nào đó từ trang chủ. Đối với Google thì càng nhiều lượt nhấp để tìm thấy trang đó thì trang đó càng không quan trọng.

Theo Search Engine Journal, các trang càng có Crawl Depth thấp sẽ dễ xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.

Cách khắc phục:

Bạn xác định các trang có Crawl Depth cao hơn 3 lần nhấp nhờ báo cáo Internal Linking của Site Audit trong Semrush >> Click vào Issues trong phần thông báo Page Crawl Depth more than 3 clicks.

 

Sau đó, bạn hãy thêm các liên kết trỏ đến các trang liên quan nhưng không có Crawl Depth cao để khách hàng dễ truy cập và Bot Google cũng dễ dàng thu thập liên kết đó.


Internal Redirects

Liên kết nội bộ thông qua lệnh chuyển hướng vĩnh viễn có thể giảm đi số lần crawl website của Google mỗi ngày, đặc biệt là các website lớn. Chuyển hướng này là không cần thiết, khiến thời gian tải trang chậm và giảm trải nghiệm người dùng và chỉ số Pagespeed Insights.

Ví dụ: Bạn thực hiện chuyển hướng vĩnh viễn từ URL A sang URL B, trong khi các trang web liên kết nội bộ đến URL A. Vậy nên người dùng khi nhấp vào liên kết cũ sẽ chuyển hướng sang URL mới là URL B.

Cách khắc phục:

Tìm các Redirect nội bộ website bằng cách đi tới tab Crawled Pages trong Site Audit của Semrush. >> Tìm URL cũ trên thanh tìm kiếm > Di chuyển chuột đến Incoming Internal Links để xem danh sách các trang vẫn trỏ đến URL cũ.

Bạn hãy cập nhật lại các liên kết nội bộ đến URL mới để đưa người dùng và công cụ tìm kiếm trực tiếp đến trang URL mới mặc dù bạn vẫn giữ lệnh chuyển hướng Redirect 301 khi liên kết cũ vẫn nhận được lưu lượng truy cập từ các nguồn khác.


Chuỗi và vòng lặp Redirect

Chuỗi Redirect (chuỗi chuyển hướng) xảy ra khi có nhiều hơn một lệnh chuyển hướng tồn tại giữa URL gốc và URL cuối. Khi người dùng truy cập vào URL sẽ chuyển hướng hai lần, làm giảm thời gian tải trang. Lỗi này thường xuất hiện khi quá trình di chuyển website sang nền tảng khác.

Ví dụ: Slug của URL là /seo-onpage-la-gi/, sau đó chuyển thành Slug /khai-niem-seo-onpage-la-gi/. Khi chuyển sang web mới trên nền tảng khác, bạn cập nhật lại slug là /onpage-seo-la-gi/ và khi đó bạn đã tạo ra 2 lệnh chuyển hướng.

Vòng chuyển hướng xảy ra khi không thể tiếp cận trang đích do các trang chuyển hướng liên tục, dẫn đến người dùng không thể truy cập trang web. Điều này gây ra một trải nghiệm người dùng không tốt và làm cho Bot của Google không thể thu thập thông tin từ trang đó.

Ví dụ: Lệnh chuyển hướng đã từng Redirect từ Slug A sang Slug B, sau đó lại chuyển hướng từ Slug B sang Slug A.

Cách khắc phục:

Tìm kiếm các trang này trong phần lỗi Redirect chains and loops trong tab Issue của báo cáo Site Audit. Tại đây, bạn dã có danh sách các trang cùng các loại Redirect (Chain of URL và Loop of URL) và số lần chuyển hướng.

Sau đó, bạn cần thực hiện Redirect 301 như sau:

  • Chain of URL: tất cả các URL liên quan đó trỏ về chỉ một trang đích.
  • Loop of URL: URL chính sẽ không chuyển hướng đến trang khác bằng cách xóa lệnh Redirect 301 từ trang chính trỏ đi.

Liên kết trên trang HTTPS dẫn đến trang HTTP

Google khuyến cáo quản trị viên nên bảo mật website bằng HTTPS. Nếu bạn chuyển từ HTTP sang HTTPS thì có thể xảy ra tình trạng một số trang trỏ sai đến các trang HTTP cũ. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các chuyển hướng không cần thiết, do liên kết phải trỏ đến trang HTTPS.

Cách khắc phục: Nhấp vào lỗi HTTPS trong View Detail của Site Audit. Sau đó, nhấp vào lỗi X link(s) on HTTPS pages leads to HTTP page và truy cập vào X link để xem các trang bị lỗi. Nếu số lượng liên kết bị lỗi ít, bạn có thể cập nhật lại các liên kết HTTP để chúng trỏ đến phiên bản HTTPS tương ứng. Đối với các trường hợp cần sự hỗ trợ nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với đội ngũ phát triển website để được giúp đỡ.


Các bước xây dựng chiến lược Internal link cho website

Screenshot 2024 10 03 234812

Bạn có thể tham khảo các bước sau:


Bước 1: Xác định trang cần SEO lên top

Việc xác định trang cần SEO sẽ giúp bạn xác định được những từ khoá cần thiết và lên kế hoạch tạo các bài nội dung hỗ trợ. Thông thường những trang cần được SEO thường sẽ có lượt tìm kiếm cao đi kèm những từ khoá rộng.


Bước 2: Tạo bộ từ khoá, cụm chủ đề cần xây dựng liên kết nội bộ

Cụm chủ đề thường được xác định từ trang cần SEO từ bước 1. Đây là sẽ trang chính về một chủ đề nhất định nào đó và bất kỳ những trang nào có nội dung liên quan đến chủ đề đó đều được xem là nội dung hỗ trợ để tạo thêm độ chi tiết và chiều sâu cho chủ đề. Các trang hỗ trợ cần có một liên kết quay về trang chủ đề chính và chỉ ra được rằng trang chính là nguồn nội dung chi tiết, trọng tâm nhất. Bạn có thể xác định được cụm chủ đề chính và tạo danh sách các chủ đề con để tạo các trang hỗ trợ.


Bước 3: Chọn Anchor Text thích hợp

Câu hỏi đặt ra ở đây là bạn có nên sử dụng từ khóa chính như một Anchor Text hay không? Thực tế, sẽ không có vấn đề gì khi bạn sử dụng Anchor Text chính xác với từ khóa chính. Tuy nhiên đối với liên kết ngoài, việc này sẽ vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google còn đối với Internal link thì không như vậy. Để lựa chọn Anchor Text phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao bạn nên chú ý 3 điều sau:

  • Đa dạng: Nếu anchor text chỉ là từ khoá chính, dù không bị phạt nhưng sẽ làm mất đi sự tự nhiên. Vì vậy hãy cố gắng đa dạng hoá anchor text nếu có thể.
  • Độ dài: Sử dụng từ khoá đuôi dài, LSI Keyword liên quan đến từ khoá chính để tăng thứ hạng cho cả cụm từ khoá cho trang mục tiêu cần SEO của bạn.
  • Mức độ liên quan: Hãy sử dụng liên kết nội bộ với anchor text tự nhiên nhất mà vẫn giữ được sự liên quan.

Bạn có thể truy cập vào mục báo cáo hiệu suất của Google Search Console để xác định thêm bộ từ khoá mở rộng. Mặc dù không được xếp hạng cao và có nhiều lượt tìm kiếm nhưng việc tạo các anchor text đa dạng, phù hợp với cụm từ tìm kiếm sẽ mang lại lợi ích lớn khi SEO.


Bước 4: Xác định thẩm quyền các trang

Screenshot 2024 10 03 235237

Một vài trang đích trên website sẽ có nhiều quyền hơn các trang khác và bạn hoàn toàn có thể tận dụng chúng để tạo lợi thế. Các trang có thẩm quyền cao nhất thường là những trang nhận được nhiều backlink, bạn có thể chuyển vốn link nội bộ này sang các trang đích khác nhờ vào liên kết nội bộ.


Bước 5: Tạo liên kết nội bộ để tăng thứ hạng cho trang mục tiêu

Sau khi xác định được các trang có thẩm quyền cao, bạn có thể sử dụng các trang đó để tăng thứ hạng truyền link juice cho các trang khác của mình. Mọi thứ bạn cần làm chính là tạo liên kết nội bộ từ các trang nhận được nhiều liên kết giá trị, tuy nhiên nếu trang có thẩm quyền cao không chứa nội dung liên quan với trang mục tiêu thì đừng nên xây dựng liên kết nội bộ giữa chúng.


Bước 6: Sử dụng Internal Link để tối ưu hóa nội dung mới trên trang web

Nếu trang web của bạn không có số lượng link nhiều, hãy tối ưu hóa nội dung mới để thay thế. Việc này bạn cần tham khảo các trang có thẩm quyền cao để xác định được cơ hội tạo link nội bộ liên quan để hỗ trợ tối ưu SEO.


Bí quyết sử dụng liên kết nội bộ tối ưu hiệu quả chuyển đổi

Screenshot 2024 10 03 235603

Việc xây dựng hệ thống liên kết nội bộ hiệu quả không chỉ giúp cải thiện SEO mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi. Dưới đây là một số bí quyết bạn có thể áp dụng:


Tạo liên kết nội bộ đến các trang liên quan

Xây dựng Internallink giữa các trang có nội dung liên quan mang lại lợi ích như sau:

  • Tăng tính hệ thống logic: Việc tạo liên kết nội bộ giữa các trang có nội dung liên quan giúp xây dựng một hệ thống logic trên website của bạn. Điều này tạo ra một dòng chảy thông tin hữu ích, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Người dùng có thể dễ dàng điều hướng giữa các trang liên quan và tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện.
  • Hỗ trợ Google Bot: Các liên kết nội bộ được liên kết chặt chẽ giúp Google Bot dễ dàng đi theo hệ thống link nội bộ. Điều này giúp Bot hiểu được cấu trúc website và index các trang nhanh hơn. Đồng thời, việc tạo liên kết nội bộ giúp Bot khám phá và truy cập các trang mới trên website của bạn một cách hiệu quả.


Đặt liên kết nội bộ trên trang có lượng truy cập lớn

Tận dụng các trang có lượng traffic lớn và đặt liên kết nội bộ tới các trang mới và trang sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều này sẽ giúp điều hướng người dùng sang các trang tạo ra chuyển đổi cao, hỗ trợ SEO tăng sức mạnh cho trang mới cũng như giảm tỷ lệ thoát trang.


Đa dạng Anchor Text

Bằng cách đa dạng hóa anchor text cho cả liên kết nội bộ và liên kết ra bên ngoài trang, bạn có thể đạt được sự tự nhiên và sự đánh giá cao từ Google. Dưới đây là các lợi ích khi áp dụng nguyên tắc này:

  • Tự nhiên và hợp ngữ cảnh: Việc đa dạng hóa anchor text giúp liên kết trông tự nhiên hơn và phù hợp với ngữ cảnh của đoạn văn. Thay vì chỉ sử dụng từ khóa chính cần SEO, bạn nên lựa chọn anchor text liên quan đến nội dung của trang mà bạn đang liên kết. Điều này giúp Google Bot đánh giá nội dung trang bạn trỏ một cách chính xác nhất.
  • Đánh giá cao từ Google:Google đánh giá cao việc sử dụng anchor text đa dạng và tự nhiên. Việc sử dụng các từ khóa liên quan, các cụm từ mô tả nội dung, hoặc thậm chí các từ ngữ thông thường trong anchor text giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của trang mà bạn đang liên kết.

Xây dựng menu chính

Menu trên trang chủ là một phần quan trọng trong hệ thống liên kết nội bộ của một trang web. Mỗi mục menu trong menu đều liên kết đến các mục chính của trang web, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả. Dưới đây là một số điểm quan trọng về liên kết nội bộ:

  • Xác định trang quan trọng: Bằng cách xác định những trang quan trọng trên trang web của bạn, bạn có thể xây dựng một menu có tính hệ thống và giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin. Các trang quan trọng thường là các trang chủ, trang sản phẩm/dịch vụ, trang giới thiệu, trang blog hoặc các trang có nội dung chất lượng cao.
  • SEO Onpage: Liên kết nội bộ là một yếu tố quan trọng trong checklist SEO Onpage. Bằng cách xây dựng các liên kết nội bộ chặt chẽ và có hệ thống, bạn có thể tạo ra một cấu trúc trang web tốt, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tạo chuyển đổi hiệu quả. Đồng thời, liên kết ội bộ cũng giúp Google Bot thu thập thông tin từ trang web của bạn một cách dễ dàng, từ đó giúp việc index trang web nhanh chóng và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.


Xây dựng link nội bộ ở phần footer website

Screenshot 2024 10 03 235817

Liên kết nội bộ được đặt dưới footer của trang web có thể không nhận được sự đánh giá cao như khi đặt chúng ở vị trí đầu trang, nhưng điều này không có nghĩa là yếu tố này không quan trọng. Dưới đây là những nội dung thông thường được đặt trong liên kết nội bộ dưới footer của trang web:

  • Các thông tin chung về doanh nghiệp
  • Menu phụ
  • Các sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp
  • Các sự kiện nổi bật
  • Điều khoản và các chính sách website

Đo lường về số lượng internal link

Xây dựng liên kết nội bộ hiệu quả không đồng nghĩa với việc thêm càng nhiều liên kết càng tốt. Google không áp đặt bất kỳ quy tắc cụ thể nào về số lượng liên kết nội bộ trên một trang. Do đó, không có ai biết chính xác số lượng liên kết nội bộ là tối ưu như thế nào. Bạn nên tự đánh giá và cân nhắc vấn đề này, đặc biệt là phải phân bổ liên kết nội bộ một cách hợp lý và phù hợp với nội dung bài viết để thu được tỷ lệ nhấp (click-through rate) tốt nhất.


Hiển thị thanh điều hướng (Breadcrumb)

Thanh điều hướng (Breadcrumb) là một thanh hiển thị được đặt bên dưới menu chính, thường chứa các thư mục mẹ của bài viết. Việc ẩn thanh điều hướng là thiếu sót lớn vì khả năng trỏ đến nhiều liên kết nội bộ khác trong cùng website. Thanh điều hướng giúp người dùng dễ dàng điều hướng giữa các thư mục và bài viết liên quan, tăng tính tương tác trên trang web.


Tạo cấu trúc link để thu thập thông tin

Các công cụ tìm kiếm cần có quyền truy cập cấu trúc link để dễ dàng hơn trong việc tìm và lập chỉ mục tất cả các trang trên 1 website. Hơn nữa, cấu trúc link cho phép “link juice” (giá trị của liên kết) lưu thông qua toàn bộ website, đồng thời giúp các công cụ tìm kiếm và lập chỉ mục trang mới dễ dàng hơn.


Tránh các liên kết trong biểu mẫu yêu cầu gửi và hộp tìm kiếm nội bộ

Các biểu mẫu trên website thường được hiển thị dưới dạng menu thả xuống hoặc thông qua các bản khảo sát người dùng. Tuy nhiên, các trình thu thập dữ liệu tìm kiếm không tập trung vào phần “gửi” trong biểu mẫu. Hơn nữa, các trình thu thập thông tin tìm kiếm cũng không cố gắng tìm kiếm và khám phá nội dung trên trang web của bạn.


Sử dụng follow links

Cả thẻ meta robots và tệp robots.txt cung cấp khả năng giới hạn truy cập của trình thu thập thông tin tìm kiếm vào các trang trên trang web. Do đó, để đảm bảo công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy các trang trên trang web của bạn, hãy sử dụng follow links để cho phép chúng theo dõi các liên kết và khám phá các trang mới trong trang. Việc sử dụng follow links cũng là một công cụ hữu ích trong việc xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ cho các chiến dịch Content Marketing.


Sử dụng liên kết tự nhiên (Natural Links)

Khi chèn liên kết nội bộ phù hợp vào bài viết, bạn đang gửi thông điệp cho người đọc rằng nội dung trong liên kết cũng rất quan trọng, họ lúc này sẽ tạm dừng và ấn vào liên kết tìm hiểu thêm. Ta cần đảm bảo rằng các liên kết mà bạn thực hiện cung cấp giá trị cho người đọc và liên quan đến chủ đề trang đang được xem. Chỉ khi đó, họ sẽ dành thời gian và tương tác nhiều hơn trên trang web của bạn.


Kết luận

Liên kết nội bộ là yếu tố quan trọng trong checklist SEO Onpage cần thực hiện. Xây dựng Internal link chặt chẽ, có hệ thống không chỉ giúp điều hướng người dùng nhằm tạo chuyển đổi hiệu quả mà còn giúp cho Google Bot dễ dàng thu thập thông tin từ trang web của bạn từ đó giúp index nhanh chóng hơn và tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được Internal link là gì và cách xây dựng liên kết nội bộ cho website hiệu quả nhất.