Như bạn đã biết, B2B Marketing là những hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ đến đối tượng khách hàng mục tiêu là các công ty, doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các chiến lược tiếp thị B2B là cần thiết với các doanh nghiệp để tiếp cận được chính xác tệp khách hàng mục tiêu cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Trong bài viết này, hãy cùng Ori Agency điểm lại 13 chiến dịch B2B marketing thành công. Qua đó, Ori hy vọng rằng chúng sẽ đem đến những ý tưởng tiếp thị độc đáo cho doanh nghiệp bạn. 


1. Oracle


Thông thường, các doanh nghiệp B2B luôn muốn nhắm đến các công ty lớn bởi đó là đối tượng khách hàng tiềm năng, có nguồn lực tài chính mạnh và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn. Mặc dù việc chiến lược này hoàn toàn không gây tổn hại cho doanh nghiệp, nhưng nó không phải là chiến lược hoàn hảo nhất. Bởi doanh nghiệp có thể bỏ lỡ nguồn lợi nhuận đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Oracle là doanh nghiệp B2B nổi tiếng với các dịch vụ cung cấp giải pháp cơ sở dữ liệu. Vào năm 2020, đây là công ty phần mềm lớn thứ hai trên thế giới nói chung. Giống như nhiều doanh nghiệp B2B khác, trước đây Oracle cũng tập trung cung cấp các sản phẩm công nghệ cho hàng loạt tập đoàn lớn mà không chú trọng đến các công ty vừa và nhỏ. 


Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, Oracle đang nhắm tới và muốn tăng sức ảnh hưởng của mình trong các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng ngay cả với một tập đoàn công nghệ phần mềm lớn như Oracle thì việc này cũng hoàn toàn không dễ dàng. Bởi từ lâu, thương hiệu này đã “gắn mác” cho mình gắn liền với những dự án khủng cùng các tập đoàn lớn. Do đó, khi nghe đến tên Oracle, các công ty vừa và nhỏ sẽ tự động “dè chừng”, ngần ngại không “dám” sử dụng sản phẩm/dịch vụ của hãng này vì lo lắng tốn kém. 


Để “thay áo mới” cho thương hiệu nhắm phá bỏ những quan niệm sai lầm của khách hàng cũng như trở nên gần gũi với các doanh nghiệp tầm trung, năm 2018, Oracle đã triển khai chiến dịch “The Power of Freedom”. Cụ thể, thương hiệu này đã tung ra một đoạn video quảng cáo ngắn nhắm đến các công ty, vừa và nhỏ hơn. Oracle hứa sẽ cung cấp các công cụ, tài nguyên, dịch vụ hỗ trợ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng. Có thể nói, đây là một trong những công ty đầu tiên chuyển trọng tâm từ việc quảng bá sản phẩm cụ thể sang giải quyết các vấn đề của khách hàng.



Ngoài ra, trong chiến dịch, Oracle đã tiếp cận vấn đề bằng một giải pháp đơn giản. Thay vì đi sâu vào chi tiết và chi một khoản ngân sách khổng lồ cho quảng cáo, thương hiệu này đã kết hợp các yếu tố đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng đánh trúng vào tâm lý khách hàng. Điều này giúp Oracle chứng minh với khách hàng của họ rằng họ không đắt đỏ hay vượt ngoài tầm với của nhiều doanh nghiệp. 


Chiến dịch này sau đó đã đạt được kỷ lục 2 triệu lượt hiển thị, 89.500 lượt xem, 7.253 lượt nhấp và tỷ lệ nhấp là 70%. Không chỉ vậy, chiến dịch còn vượt ngoài mong đợi của Oracle khi thu về 30.000 khách hàng tiềm năng cùng tỷ lệ ROI là 17:1. 


Năm 2018, “The Power of Freedom” còn xuất sắc giành giải vàng trong hạng mục “B2B Marketing - The International B2B Marketing Awards” và “The Drum B2B Awards”.  


2. Dell & Intel


Nhằm giúp các bệnh nhân mắc bệnh neuron vận động (Motor Neuron Disease - MND) lưu trữ giọng nói vĩnh viễn đồng thời giải thích tình trạng bệnh của bản thân, hai “gã khổng lồ công nghệ” Dell và Intel đã cùng một số doanh nghiệp khác đã hợp tác ra mắt cuốn sách sách kỹ thuật số I Will Always Be Me (tạm dịch: Tôi Sẽ Luôn Là Tôi) vào tháng 3/2021.



Người dùng chỉ cần truy cập trang web IWillAlwaysBeMe.com, mở cuốn sách và đọc nó. Khi họ cất giọng, hệ thống sẽ bắt đầu ghi âm giọng nói. Sau khi đã đọc xong quyển sách, người dùng gửi bản ghi âm đến dịch vụ ngân hàng thoại SpeakUnique để tạo nên giọng nói kỹ thuật số của riêng mình. Trong tương lai, người dùng chỉ cần đánh máy lại những gì mình muốn nói, hệ thống sẽ chuyển hóa câu từ thành âm thanh, giúp họ trò chuyện với bạn bè và gia đình ngay cả khi đã đánh mất giọng nói của bản thân.


Quảng cáo đầy cảm động đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá. Ngoài giải thưởng B2B tại Gerety Awards, chiến dịch cũng nhận về giải Grand Prix hạng mục Pharma ở Cannes Lions 2022.


3. AT&T


Năm ngoái, tập đoàn viễn thông đa quốc gia AT&T đã triển khai chiến dịch “The Love Connection”. Chiến dịch này lấy cảm hứng từ thực trạng đáng buồn rằng: Cộng đồng LGBTQ+ không có nhiều cơ hội được tiếp cận với các mạng lưới hỗ trợ truyền thống và cách duy nhất để họ thể hiện đúng bản thân mình là thông qua các cuộc video call hay mạng xã hội. 


Cụ thể, “The Love Connection” là một sê-ri phim tài liệu đúng nghĩa, không qua chỉnh sửa hay biên tập với nội dung xoay quanh những câu chuyện thật được chia sẻ bởi những người trong cộng đồng giới tính thứ 3. Mỗi video quảng cáo là nơi một câu chuyện riêng của mỗi người thuộc cộng đồng LGBTQ+ được cất lên. 



Để chiến dịch có chiều sâu, AT&T cùng agency quảng cáo ATTN đã tìm kiếm 5 cá nhân tiêu biểu có tiếng nói và trải nghiệm đa dạng trong cộng đồng LGBTQ+. Mỗi câu chuyện là một video quảng cáo đầy cảm hứng. Chẳng hạn video có sự tham gia của Peppermint - một phụ nữ chuyển giới đã kể về hành trình tìm kiếm tình yêu và cả những sự kỳ thị mà bạn đời của cô ấy đã trải qua cũng như sự giúp đỡ của cộng đồng xung quanh. Hay đó là câu chuyện của một người đàn ông chuyển giới tên Laith thuật lại quá khứ bị “ruồng bỏ” và cuộc đấu tranh của anh ấy với gia đình để đạt được sự ủng hộ của họ,...



Với những chuỗi video, câu chuyện đầy tính nhân văn, “The Love Connection” đã đạt được tổng số lượt xem là 6,9 triệu, 16,8 triệu lượt hiển thị, 378K lượt tương tác,... 


Có thể nói, với chủ đề về “sự kết nối”, mỗi câu chuyện đã khéo léo gợi nhắc đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của AT&T - một thương hiệu theo đuổi sứ mệnh kết nối mọi người trên thế giới bằng sức mạnh của công nghệ và khoa học.


4. UpWork: “Hey World”



Upwork là một nền tảng kết nối các dịch giả tự do với nhà tuyển dụng trên toàn cầu. Năm 2018, với mục tiêu tiếp cận các đối tượng khách hàng cụ thể hơn, Upwork đã triển khai chiến dịch B2B "Hey World".


Cụ thể trong chiến dịch tiếp thị B2B "Hey World", Upwork đã tung ra một loạt các đoạn video quảng cáo ngắn. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm xoá tan những sự hoài nghi về việc thuê dịch giả tự do. Từ đó, Upwork muốn thu hút sự chú ý của các nhà quản lý trong danh sách Fortune 500.


Việc đưa các yếu tố văn hoá đại chúng trong tiếp thị B2B có thể là một việc khá khó khăn. Tuy nhiên, chiến dịch “Hey World”, ‎Upwork đã thành công trong việc sử dụng những tên tuổi của một số người nổi tiếng để cung cấp cho khách hàng của họ những ví dụ thực tế, vô cùng thuyết phục. Chẳng hạn như, một đoạn video có đề cập đến Elon Musk đang bận rộn với công việc và đã được Upwork gợi ý thuê một hoặc một vài trợ lý cá nhân để hỗ trợ công việc cho vị tỷ phú này. Rõ ràng có thể thấy đây là một bước đi táo bạo của Upwork. Là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới, cái tên Elon Musk là thứ mà nhiều thương hiệu đang cố gắng sử dụng bởi chắc chắn nó sẽ tạo ra rất nhiều cuộc bàn tán thảo luận cho giới truyền thông và cả công chúng.


Kết quả là sau chiến dịch này Upwork đã thành công thu hút các công ty trong danh sách Fortune 500 và tăng 10% số lượng doanh nghiệp trong danh sách trên sử dụng dịch vụ của họ. 


5. Shopify


Có lẽ cái tên Shopify không còn quá xa lạ với nhiều người, nhất là những ai hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử. Bởi Shopify là công ty hàng đầu trong ngành thương mại điện tử hướng đến các doanh nghiệp mới thành lập (startups) đang tìm chỗ bán phù hợp cho sản phẩm của họ. Để thu hút tệp khách hàng này nhưng lại sợ rủi ro, Shopify đã triển khai một cách tiếp cận rất đơn giản. Cụ thể, “gã khổng lồ thương mại điện tử” đã thực hiện một video dài 2 phút mô tả quá trình tạo ra một cửa hàng áo phông chỉ trong 10 phút. Xem đoạn video tại đây.

 

Dù chiến dịch gây ngạc nhiên với cách tiếp cận đơn giản của Shopify. Tuy nhiên, nó đã hoạt động cực kỳ hiệu quả. 


6. Profit Hunter 



Thể hiện tinh thần “hòa hợp cùng thiên nhiên của giải pháp thân thiện với môi trường từ thương hiệu máy bay Profit Hunter, quảng cáo “The Tech Shark” là thước phim hoạt hình 3D ngắn gọn ví von mỗi chiếc máy bay E2 như một chú cá mập đích thực ở biển khơi. Tương tự loài vật săn mồi này, dòng máy bay E2 Profit Hunter sở hữu các đặc tính: to lớn, yên tĩnh, mạnh mẽ và là một phần không thể thiếu của thiên nhiên.


Cách thực hiện độc đáo và tính hiệu quả trong truyền tải thông điệp đã giúp “The Tech Shark đem về giải Platinum ở MUSE Awards 2022. Sau thành công ấn tượng của chiến dịch, những chiếc máy bay Profit Hunter đang lưu hành cũng được trang hoàng hình tượng cá mập lên toàn thân.  


7. Samsung: “Aiming Higher”


Việc tiếp thị các sản phẩm, thiết bị di động đến các doanh nghiệp B2B dường như là khá khó khăn và hầu hết các thương hiệu sản xuất các dòng sản phẩm này thậm chí là Apple cũng chỉ hướng đến tệp khách hàng B2C thay vì B2B. 


Nhận ra khoảng trống này trong thị trường, Samsung ngay lập tức nhắm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn sử dụng các thiết bị di động của họ. Và Samsung đã thực sự thực hiện rõ ràng mục tiêu này trong chiến dịch tiếp thị ra mắt dòng sản phẩm Galaxy Note 8.


Samsung đã tinh ý nhận ra rằng hầu hết các doanh nghiệp B2B thường tập trung tiếp thị các tính năng hoặc thông điệp chung chung về cái gọi là "năng suất kinh doanh". Tuy nhiên, trong khi đó, thứ khách hàng quan tâm nhiều hơn là các hướng dẫn thực tế và cách các sản phẩm đó sẽ tác động như thế nào đến các hoạt động kinh doanh của họ.



Chính vì vậy, Samsung đã triển khai một đoạn video ngắn dài khoảng hai phút rưỡi nhưng không theo hướng tiếp thị “lối mòn” mà nhiều doanh nghiệp khác đang thực hiện. Cụ thể, khi theo dõi đoạn video, Samsung Earnest sẽ đưa bạn trải qua một ngày làm việc việc của một vị giám đốc bán hàng. Bạn sẽ thấy rằng trong lúc làm việc, người đàn ông này thường xuyên phải ghi chú. Và để tối ưu hiệu suất công việc, anh ấy đã sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung để ghi chú cũng như bảo vệ dữ liệu của họ. 


Chiến dịch đã thực sự tạo ra những tác động tích cực đối với thị trường châu Âu và gặt hái được những thành công nhất định khi:

- Doanh số tăng trưởng 26% trong phân khúc B2B so với cùng kỳ năm trước khi chiến dịch được triển khai (YOY sales)

- Đoạn video thu về hơn 10 triệu lượt tiếp cận và 250 nghìn lượt xem trên khắp các quốc gia châu Âu 


8. Adobe: “More Click”


Những lượt nhấp chuột truy cập vào blog, vào website hay CTA,... có lẽ là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất đối với sự hiện diện trực tuyến của mình. Tỷ lệ nhấp chuột càng cao đồng nghĩa với việc họ đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu của mình trên Internet. Tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm, một sự mù quáng và sự thỏa mãn nhanh chóng trước một vài chỉ số nhất định mà bỏ quên đi những số liệu đánh giá khác.


Nhận ra được thực tế này, Adobe Analytics đã triển khai một đoạn video ngắn vô cùng hài hước có tên “More clicks”. 



Cụ thể, mở đầu đoạn video là cảnh một nhân viên trẻ với biểu cảm đầy bất ngờ, ngạc nhiên khi theo dõi các số liệu được trả về trên màn hình máy tính. Anh chàng này nhanh chóng thông báo cho một đồng nghiệp đứng tuổi khác. Sau đó, họ ngay lập tức xông vào phòng làm việc của ông chủ và hào hứng thông báo rằng họ có đang có nhiều nhấp chuột hơn. Kết quả là, ông chủ của họ gọi cho các đơn vị cung cấp để đặt mua thêm giấy. Và bên cung cấp giấy vì vậy cũng lập tức gọi cho nhà máy gỗ để đặt mua thêm gỗ. Doanh nghiệp này sau đó cũng gấp rút đóng gói và vận chuyển hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, đoạn video lại kết thúc với phân cảnh một em bé đang vô tư nhấp vào CTA trên website của công ty này. Như vậy là không có một khách hàng “sộp” ở đây mà chỉ là doanh nghiệp đang bị “mờ mắt” bởi một số liệu trả về. 


Đoạn quảng cáo ngắn gọn với những yếu tố hài hước đầy tếu táo, Adobe Analytics đã nhắc nhở khéo léo các khách hàng của mình hãy chú ý, quan sát, phân tích nhiều hơn các chỉ số khác nhau. Bởi việc này sẽ giúp họ đưa những phán đoán, chiến lược kinh doanh chính xác cũng như tránh rơi vào những sai lầm ngớ ngẩn như tình huống trong đoạn video. 


9. Dropbox


Dropbox muốn mở rộng quy trình tạo khách hàng tiềm năng B2B của mình. Thêm vào đó, họ muốn nhắm mục tiêu đến một đối tượng mới và đầy thách thức: các nhà tiếp thị. Nếu bạn không phải là một nhà tiếp thị, điều đó nghe có vẻ đơn giản. Nhưng tiếp thị cho các nhà tiếp thị giống như bán nước đá cho một con gấu bắc cực. Họ hiểu điều đó, và họ không dễ dàng bị ấn tượng.


Ít nhất, đó là sự kỳ thị trước khi Dropbox hợp tác với công ty tiếp thị Transmission. Họ cùng nhau thực hiện nghiên cứu tiếp thị và kết luận rằng các nhóm tiếp thị thường đổ lỗi cho sự chậm trễ của dự án là do mâu thuẫn cá nhân trong nhóm và trở ngại giao tiếp. 


Giải pháp của họ? Động lực tiếp thị. Công cụ này cho phép các nhóm tiếp thị hiểu các đồng nghiệp của họ và cách họ có thể cải thiện quy trình tiếp thị của mình bằng cách sử dụng kiến ​​thức mới này.



Bằng cách sử dụng các kênh truyền thông như LinkedIn, YouTube, Facebook và Twitter, họ đã sử dụng GIF, video và các đồ họa liên quan khác để tiếp cận đối tượng mà mọi người nghĩ là không thể tiếp cận được.


Chiến dịch B2B này hiệu quả vì nó đánh trúng tâm lý đối tượng tiếp thị. Thay vì lãng phí hàng giờ, hàng ngày và hàng tuần để cố thuyết phục họ rằng họ cần thứ mà họ không nhất thiết cần, họ đã đưa ra một giải pháp dựa trên sự thật thông qua nghiên cứu đối tượng và để yên tại đó.


10. FedEx


FedEx hiện là công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới. Khi nhắc đến loại hình doanh nghiệp B2B này, có lẽ ấn tượng phần lớn của mọi người sẽ là sự thô cứng, nhàm chán, không có gì sáng tạo. Và nhìn chung, mọi người cũng không kỳ vọng hay mong đợi nhiều vào các hoạt động tiếp thị của những doanh nghiệp B2B như FedEx. Bên cạnh đó, xét cho cùng gần như bất cứ ai cũng biết FedEx là gì và cung cấp dịch vụ gì. Tuy nhiên, FedEx lại mong muốn có thể thay đổi điểm hạn chế trong chiến lược tiếp thị của mình. 


Nhận ra rằng mạng xã hội là một công cụ hỗ trợ cực hiệu quả các hoạt động tiếp thị hàng đầu hiện nay. Vì vậy để tăng khả năng tiếp cận xã hội, FedEx đã tạo một tài khoản Instagram và nhanh chóng thu hút được 305.000 người theo dõi. Thay vì đăng tải những hình ảnh giới thiệu về doanh nghiệp một cách khô khan, FedEx đã biến tài khoản của mình trở thành địa chỉ cung cấp những trải nghiệm du lịch sống động. 


Khi truy cập trang Instagram của gã vận chuyển lớn nhất hành tinh - FedEx, bạn sẽ được chào đón với đủ loại hình ảnh. Cụ thể, bạn sẽ thấy các bức ảnh xe tải hay máy bay có logo của FedEx được xuất hiện tại nhiều địa điểm nổi tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Chẳng hạn như các thành phố hàng đầu như New York, Quebec, London,...Vì vậy, khi đến khách hàng của họ thực sự đến những địa điểm này, nhiều khả năng họ sẽ liên tưởng đến FedEx. Ngoài ra, đối với các khách hàng B2B, chiến dịch này thể hiện cam kết của FedEx trong việc vận chuyển các đơn hàng mọi lúc mọi nơi. 


11. LinkedIn: “In It Together”


Có lẽ tất cả mọi người đều biết LinkedIn là một nền tảng kết nối và thu hút các chuyên gia hay nhân sự chất lượng cao trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính, tiếp thị,... Tuy nhiên trong khi đó, có hàng triệu chuyên gia hoạt động trong các lĩnh vực khác như thể dục, nghệ thuật, sáng tạo hay khoa học,... lại đang hoạt động tích cực trên các nền tảng khác như Facebook, Instagram, Snapchat,... Bởi họ nhận thức rằng LinkedIn không phù hợp với họ.


Chính vì vậy, nhằm xóa bỏ các quan niệm sai lầm rằng LinkedIn chỉ dành riêng cho một số nhóm người dùng cụ thể cũng như mong muốn “giáo dục” lại công chúng rằng: Nền tảng của họ phù hợp với bất kỳ ai có mong muốn kết nối và phát triển các mối quan hệ chuyên nghiệp trong công việc.


Để làm đạt được các mục tiêu trên, LinkedIn đã triển khai chiến dịch "In It Together". Có thể nói rằng đó là lần đầu tiên, nền tảng mạng xã hội LinkedIn đã thực sự phá bỏ hình ảnh rập khuôn, gắn liền với cái mác dành cho “nhân viên văn phòng”. Chiến dịch này bắt đầu khởi động vào tháng 2/2016 tại Academy Awards, sau đó là Golden Globes và kéo dài 12 tuần sau đó. 



Cụ thể, LinkedIn đã lựa chọn truyền tải thông điệp mình thông qua những thước phim đen trắng theo dạng phim tài liệu. Mỗi nhân vật xuất hiện trong chiến dịch “In It Together” là những chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghệ thông tin, tổ chức phi lợi nhuận, nông trại, giáo dục, nghệ thuật, võ thuật,... Mỗi video là một câu chuyện thành công của mỗi cá nhân trong lĩnh vực họ đang hoạt động.


Mạng lưới truyền thông xã hội LinkedIn đã phá bỏ hình ảnh “nhân viên văn phòng” rập khuôn thường thấy bằng một đoạn TV commercial “In It Together” suốt buổi lễ trao giải Gold Globes. Chiến dịch “In It Together” thể hiện đa dạng các chủng tộc người và loại doanh nghiệp chứ không bám vào hình mẫu nhân viên văn phòng chuyên nghiệp.



Trên đây là 13 chiến dịch B2B marketing điển hình và được coi là thành công nhất mà Ori Agency muốn gửi tới quý vị. Hy vọng từ những ví dụ trên, bạn sẽ có thêm nhiều ý tưởng và vạch ra những chiến dịch B2B marketing hiệu quả cho doanh nghiệp mình. 


Nếu bạn quan tâm và mong muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về tiếp thị - truyền thông thì đừng đừng quên follow fanpage Ori Marketing Agency cũng như tiếp tục theo dõi chúng tôi tại đây để liên tục cập nhật những bài viết mới nhất.


Nguồn: Ori Marketing Agency