Gen Z (tập hợp những người sinh từ năm 1995 đến 2012) được xem là thế hệ của thời đại số. Họ là những người có tư tưởng cởi mở, biết nắm bắt và dẫn đầu xu hướng, tận dụng công nghệ và mạng xã hội để khám phá nhiều điều thú vị. Đồng thời, đây cũng là nhóm khách hàng có sức mua và chi tiêu đứng đầu trong các thế hệ, là đối tượng mục tiêu mà nhiều thương hiệu nhắm đến. Để thành công trong việc tiếp cận và chinh phục Gen Z, sau đây là 7 chiến lược mà các marketer nên hướng tới trong năm 2023: 


Đặt giá trị lên hàng đầu


Khác với những thế hệ trước, người tiêu dùng Gen Z ngày nay không chỉ giới hạn sự quan tâm của mình đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn xem xét đến yếu tố giá trị trước khi tương tác với một thương hiệu mới trên mạng xã hội. 


Khảo sát của Statista cho thấy có đến 45% người thuộc thế hệ Gen Z đồng ý rằng “một thương hiệu đáng tin cậy và minh bạch” sẽ thúc đẩy họ tương tác nhiều hơn. Vì thế, các thương hiệu không nên quá tập trung vào việc truyền thông bán hàng. Thay vào đó, hãy tạo ra những nội dung rõ ràng về giá trị của sản phẩm cũng như câu chuyện thương hiệu để xây dựng lòng tin với nhóm khách hàng này.


Sử dụng ngôn ngữ “chuẩn” Gen Z 


Chìa khóa thành công của một chiến dịch marketing nằm ở cách thương hiệu thấu hiểu và giao tiếp với khách hàng. Đừng cố tỏ ra thật “ngầu” hay lạm dụng vô tội vạ những từ ngữ của Gen Z mà hãy thật sự nghiên cứu, thấu hiểu và hoà nhập với họ. Theo dõi những người sáng tạo thuộc thế hệ này nghiên cứu nội dung của họ, chú ý đến vốn từ vựng, những câu bông đùa và cách họ tương tác với nhau là những lời khuyên hữu ích giúp cuộc trò chuyện giữa thương hiệu và đối tượng khách hàng này trở nên có hiệu quả và gần gũi hơn. 


3 điều về cách tiêu thụ thông tin mà ta có thể học hỏi từ Gen Z

"Chằm Zn", "U là trời", "Ét o ét" là những từ ngữ "gây bão" mạng xã hội trong thời gian qua do Gen Z sáng tạo nên


Trở thành một thương hiệu có ảnh hưởng tích cực


Gen Z là một thế hệ có ý thức về đạo đức xã hội sâu sắc. Họ có xu hướng tẩy chay quyết liệt một thương hiệu vi phạm chuẩn mực đạo đức hay khoác lên mình vẻ ngoài tích cực mà thiếu đi những hành động cụ thể. Một nghiên cứu của Forbes trong năm 2022 đã chỉ ra rằng thế hệ trẻ đưa ra quyết định mua sắm dựa trên đánh giá về tác động của thương hiệu đối với xã hội. Họ có xu hướng xem xét tất cả mọi thứ từ chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá trị thương hiệu, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, các sáng kiến thân thiện với môi trường đến tính bền vững trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, điều quan trọng là thương hiệu cần xây dựng một hình ảnh tích cực, đi kèm với đó là những hành động cụ thể phù hợp với những giá trị mà Gen Z đề cao. 


Gen Z isn't ready to rent clothes — yet | Vogue Business

Gen Z là một thế hệ đặc biệt quan tâm đến "tính bền vững" của thương hiệu


Hợp tác với nhà sáng tạo nội dung và influencer


Hợp tác với nhà sáng tạo nội dung và người có sức ảnh hưởng (influencer) là một chiến lược hiệu quả để tiếp cận và xây dựng lòng tin của khách hàng. “Thế hệ Gen Z muốn mua hàng từ những thương hiệu mà họ tin tưởng, và họ tìm hiểu về những thương hiệu đó thông qua những người mà họ tin tưởng”, theo Hootsuite. Bên cạnh việc lựa chọn những gương mặt phù hợp, một chiến lược nội dung vừa khéo léo thể hiện được thông điệp và giá trị của thương hiệu, vừa sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo được tính chân thực sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong việc tạo nên sự gắn kết với thế hệ trẻ. 


THIS JUST IN: FTC Takes Action Against Influencers, Marketers Over  Sponsored Posts - The Fashion Law

Xu hướng Influencer Marketing cho Gen Z vẫn có nhiều tiềm năng phát triển trong những năm tiếp theo


Tính giải trí


Theo nghiên cứu của Morning Consult, “hài hước và có tính cách hấp dẫn” được xem là yếu tố quan trọng thứ hai khi được hỏi đâu là lý do khiến Gen Z quyết định theo dõi influencer trên mạng xã hội. Gen Z được đánh giá là có khiếu hài hước sắc sảo và thông minh. Liên tục cung cấp các nội dung chất lượng mang tính giải trí và bắt trend sẽ khơi gợi sự thích thú cho đối tượng này, khiến họ tương tác tích cực và thậm chí trở thành những “đại sứ thương hiệu” góp phần lan toả thông điệp và mục tiêu của chiến dịch đến với cộng đồng.


Hơn một nửa (53%) Gen Z tham gia khảo sát cho rằng "hài hước và có tính cách hấp dẫn" là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định theo dõi một influencer


Sử dụng nền tảng phù hợp


Hiện nay có rất nhiều nền tảng mạng xã hội mà các marketer có thể lựa chọn để thực hiện các hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, lựa chọn đúng nền tảng và xây dựng nội dung phù hợp với nền tảng đó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho chiến dịch marketing. 


Theo một nghiên cứu của Statista, TikTok là kênh có ảnh hưởng lớn thứ ba đối với quyết định mua hàng của nhóm đối tượng nữ giới thuộc Gen Z, đứng sau “đề xuất từ gia đình/bạn bè” và “thấy gia đình/bạn bè sử dụng sản phẩm”. Quảng cáo trên Instagram và các bài đăng từ Influencer cũng được đánh giá là có sức thuyết phục khiến họ chi tiêu nhiều hơn.


Tận dụng các chương trình khuyến mãi


Báo cáo được Statista thực hiện vào tháng 05/2022 chỉ ra rằng giảm giá và chiết khấu là lý do số một thúc đẩy người tiêu dùng thế hệ Gen Z tương tác với thương hiệu mới trên mạng xã hội. Cho dù là thế hệ nào, các chương trình khuyến mãi luôn có một sức hấp dẫn nhất định bởi chúng đánh trúng tâm lý khách hàng và đóng vai trò như một “cú hích” kích thích sức mua của thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Gen Z là những người tiêu dùng rất thông minh. Việc tạo ra một chương trình khuyến mãi giả và phản bội lòng tin của nhóm khách hàng này có thể khiến họ quay lưng và tẩy chay thương hiệu một cách quyết liệt.


Theo Hootsuite

Thảo Vy