Với nguồn tài nguyên dồi dào sẵn có cùng đội ngũ nhân công thành thạo tay nghề, Việt Nam tự hào là nước xuất khẩu đồ nội thất lớn thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ năm toàn cầu. Tuy nhiên, trong khi sản phẩm nội thất “Made in Vietnam” ồ ạt tấn công thị trường các quốc gia lớn trên thế giới, đồ gỗ nội địa lại không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng trong nước. Câu hỏi đặt ra là, những “gã khổng lồ” ngành nội thất Việt đã ở đâu khi sân nhà còn đang bỏ ngỏ?


Sự chuyển mình của một công ty xuất khẩu nội thất sang hướng bán lẻ nội địa


Cùng với sự đô thị hoá và những chung cư, căn hộ, cao ốc, nhu cầu mua sắm đồ nội thất trong nước bước vào đà tăng trưởng chóng mặt. Phần lớn người tiêu dùng Việt vẫn quen tự mình đến cửa hàng nội thất và chọn mua sản phẩm có sẵn ở đó - chứ không đắn đo lựa chọn thương hiệu như khi mua xe hay điện thoại. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người Việt đã đặt ra mức yêu cầu cao hơn về tính thẩm mỹ của sản phẩm nội thất, khiến những mặt hàng chất lượng thấp đến trung bình ở các cửa hiệu thông thường đã không còn đủ tiêu chuẩn đáp ứng. Vấn đề nhức nhối mà người dân Việt Nam đang phải đối mặt chính là, hàng nội thất chất lượng cao như họ mong muốn chỉ mua được tại các đại lý nhập khẩu với mức giá “không phải chăng chút nào”.


Nhìn được lỗ hổng này của ngành công nghiệp nội thất, vào tháng 3/2020, công ty Savimex đã thành lập MOHO - thương hiệu bán lẻ nội thất cao cấp nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng nhanh của người tiêu dùng nội địa. Savimex là cái tên không mấy xa lạ trong thị trường xuất - nhập khẩu đồ gỗ ở châu Á và toàn thế giới. Trong suốt 35 năm bền vững, thương hiệu không ngừng nỗ lực nâng cấp để đem lại sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng: tiếp biến dây chuyền sản xuất gỗ tinh chế từ công ty Japan Nippon Furniture, phát triển hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn ISO 14001, nhập khẩu thiết bị từ Đài Loan để thiết kế bao bì,... Ảnh: Nhà máy Savimex.


Trên tinh thần phụng sự khách hàng Việt Nam, nội thất MOHO đã ra đời với hy vọng xây dựng một thương hiệu nội thất uy tín thuần Việt - chất lượng chuẩn quốc tế, đồng thời giải quyết trăn trở: Làm sao giúp khách hàng có một thương hiệu uy tín để nghĩ về mỗi khi có dự định sắm đồ nội thất? Với 12 nhà xưởng cùng đội ngũ hơn 1500 nhân viên lành nghề, MOHO không đơn thuần là một doanh nghiệp mới mà còn mang trên mình khát vọng giúp “người Việt Nam dùng nội thất Việt Nam.”


Moho và sứ mệnh đưa sản phẩm nội thất made in Việt Nam chất lượng quốc tế đến tay người tiêu dùng Việt


Trước tình hình các hãng nội thất mọc lên như nấm, MOHO vẫn được đánh giá là nổi bật với định hướng “Phong cách sống Xanh & Hiện đại.” Thật đáng trân trọng khi một doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ gỗ đặt “Thân thiện với môi trường” và “An toàn cho sức khoẻ” làm tiền để để phát triển. Không cần hô hào khẩu hiệu, MOHO âm thầm nỗ lực để đạt được chứng nhận giảm thải Formaldehyde - CARB P2 và chứng nhận bảo vệ - phát triển Rừng FSC, cam kết với người dùng Việt về một sản phẩm 100% không độc hại và sử dụng bao bì tái chế hoàn toàn. Ảnh: Nội thất Eco-Friendly.


Khác với những thương hiệu nội thất nhỏ lẻ, MOHO mang trên mình sứ mệnh của một thương hiệu nội thất “Made in Vietnam” mà khách hàng Việt có thể an tâm tín nhiệm. Công ty mẹ Savimex với đội ngũ nhân công tinh nhuệ, máy móc hiện đại và dây chuyền sản xuất tân tiến đã chinh phục cả những thị trường khó tính nhất trên thế giới. Vậy nên không còn nghi ngờ gì nữa khi sản phẩm bán lẻ ở MOHO với tất cả những tính năng trên chính là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người tiêu dùng Việt.


Không những thế, MOHO còn sở hữu giám đốc thiết kế Marcin - nhà thiết kế nội thất nổi tiếng người Ba Lan với giấc mơ kết hợp giá trị phương Tây vào mái ấm gia đình Việt. Điều đặc biệt là Marcin luôn tự nhủ với bản thân rằng nhiệm vụ của mình không phải là “ u hoá” nội thất Việt Nam, mà phải làm sao để từng chiếc bàn cafe, tủ quần áo, kệ tivi,... đều đậm hơi thở Việt và gắn kết các thành viên trong gia đình. Từ ngày ra mắt đến nay, MOHO đã liên tục cho ra mắt những bộ sưu tập Boston, Milan, Vienna, Oslo,... tích hợp hơi thở hiện đại đa văn hoá vào nếp sống gia đình Việt. Ảnh: Giám Đốc Thiết Kế Marcin.


Lợi thế lớn nhất của MOHO có lẽ nằm ở giá cả. Nhìn vào thị trường nội thất Việt Nam hiện tại, ta thấy những “ông trùm” sản xuất gỗ chỉ tập trung xuất khẩu mà lơ là nội địa, trong khi các đơn vị bán lẻ không đủ nguồn lực để tự sản xuất nên phải nhập hàng từ nước ngoài với giá thành đắt gấp đôi, gấp ba. Nội thất MOHO rõ ràng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với các thương hiệu sẵn có trên thị trường, với mức giá hợp lý, vừa túi tiền.

Ảnh: Bộ sưu tập V-LINE.


Không những thế, MOHOlab còn mong muốn tạo nên một sân chơi để kết nối những nhà thiết kế trẻ tuổi ở Việt Nam khi tổ chức cuộc thi “Thiết kế nội thất - Nơi ý tưởng trở thành hiện thực”. Sau khi MOHO thông báo rằng những bản thiết kế đạt giải sẽ được sản xuất thành sản phẩm thực tế, cuộc thi này đã thu hút đông đảo các sinh viên cũng như những nhà thiết kế chuyên nghiệp. Kết quả chung cuộc được đánh giá bởi giám đốc sáng tạo người Ba Lan Marcin, nên có thể nói cuộc thi này là cầu nối tuyệt vời để các nhà thiết kế Việt giao lưu, cọ xát với thiết kế nội thất thế giới.


Ảnh: Kết quả cuộc thi thiết kế MOHOlab từ nội thất từ MOHO.


Hiện nay, nhằm đa dạng hóa hình thức mua sắm của người tiêu dùng, hệ thống bán hàng của MOHO mở rộng từ các phòng trưng bày truyền thống cho đến cửa hàng trực tuyến trên website MOHO, các sàn thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada,… và trang mạng xã hội Facebook, Instagram,…

Ảnh: Nội thất MOHO trên các sàn thương mại điện tử.


Có thể nói, với MOHO, lần đầu tiên người Việt có cơ hội được trải nghiệm hàng nội thất “Made in Vietnam” với chất lượng quốc tế. Tầm vóc quốc tế của MOHO không chỉ thể hiện qua thiết kế, giá cả và chất lượng, mà người sử dụng sản phẩm MOHO còn tìm được ở hãng tư duy mới mẻ về một sản phẩm nội thất thân thiện với môi trường và kết nối gia đình Việt.


Hồng Ân / Advertising Vietnam

Tổng hợp