Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội như TikTok và sự xuất hiện của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã thay đổi cách chúng ta xây dựng và hiểu về thương hiệu.


Dưới tác động của những thay đổi này, nhiều nhà lãnh đạo, chủ các doanh nghiệp đã tự tin xuất hiện trên các nền tảng truyền thông, không chỉ nhằm xây dựng thương hiệu cá nhân mà còn như một cách hỗ trợ để thúc đẩy thương hiệu doanh nghiệp.


Những điều bạn cần biết về Personal Branding và Business Branding


#1. Personal Branding


Trong quá trình xây dựng Personal Branding, người ta thường tập trung vào việc tạo ra một hình ảnh cá nhân mạnh mẽ bằng cách chia sẻ câu chuyện cá nhân và tận dụng các kênh truyền thông như blog cá nhân và trang cá nhân trên các nền tảng xã hội. Ví dụ, một nhà văn có thể sử dụng blog cá nhân để chia sẻ hành trình sáng tác và kinh nghiệm về viết lách, từ đó tạo ra một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ trong lĩnh vực văn chương.



#2. Business Branding


Ngược lại với Personal Branding, Business Branding tập trung vào việc xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và mở rộng quy mô kinh doanh, thường thông qua các kênh chính thức như trang web doanh nghiệp và các trang chính thức trên các mạng xã hội. Ví dụ, một công ty sản xuất thực phẩm có thể sử dụng trang web doanh nghiệp và trang Facebook chính thức để chia sẻ thông tin về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và cam kết về sức khỏe và an toàn thực phẩm, từ đó xây dựng lòng tin và uy tín trong cộng đồng người tiêu dùng



Phân biệt Personal Branding và Business Branding



Bạn được gì khi kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding?


Kết hợp Personal Branding và Business Branding không chỉ là một chiến lược đáng cân nhắc mà còn là một cách hiệu quả để tạo ra một thương hiệu mạnh mẽ và tạo sự kết nối sâu rộng với khách hàng. Bằng cách liên kết chặt chẽ giữa hình ảnh cá nhân của các nhà lãnh đạo, giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp, có thể tạo ra một trải nghiệm tương tác toàn diện và tạo nên sự tin cậy, cam kết từ phía khách hàng.


Một ví dụ rõ ràng về sự kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding là Elon Musk và Tesla. Elon Musk không chỉ là CEO của Tesla mà còn là một biểu tượng của sự đổi mới trong ngành công nghiệp ô tô điện. Sự kết hợp này không chỉ giúp tạo ra một thương hiệu cá nhân mạnh mẽ mà còn góp phần xây dựng sự tin cậy và sự cam kết của người hâm mộ đối với Tesla. Bằng cách chia sẻ những dự đoán về tương lai và thậm chí là những phát ngôn mang tính thách thức dư luận trên Twitter (nay là X), Elon Musk không chỉ tạo ra sự chú ý đối với bản thân mình mà còn tăng cường sự chú ý và tín nhiệm đối với thương hiệu Tesla.


 

Tại Việt Nam, cũng có nhiều ví dụ khác về sự kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding. Chẳng hạn như Hannaholala, Thái Vân Linh, Chi Nguyễn – The Present Writer, và Thái Công đều là những nhà sáng tạo nội dung và cũng là những chủ doanh nghiệp. Hình ảnh cá nhân của họ không chỉ gắn liền với thương hiệu mà họ tạo dựng mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo sự kết nối sâu sắc với cộng đồng.



Đối với các doanh nghiệp, việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu cá nhân của nhân viên cũng là một chiến lược quan trọng. Thông qua việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân của nhân viên trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể tạo ra sự gắn kết và lòng trung thành từ phía khách hàng. Đồng thời, việc này cũng giúp doanh nghiệp phát triển một cộng đồng truyền thông tích cực, tạo ra một môi trường tương tác thuận lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.


Sự kết hợp nào cũng tiềm ẩn những rủi ro


Mặc dù kết hợp Personal Branding và Business Branding mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro cần được quản lý một cách cẩn thận.



Quản lý rủi ro hình ảnh cá nhân: Việc kết hợp Personal Branding và Business Branding đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo trở nên phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với hành vi và lời nói của mình. Họ cần phải đảm bảo rằng họ duy trì được một hình ảnh tích cực và phù hợp với giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một nhà lãnh đạo bị vướng vào scandal cá nhân, thương hiệu doanh nghiệp có thể chịu tổn thương nghiêm trọng.


Kiểm soát và quản lý thông điệp: Thông điệp cá nhân khi được truyền thông trên mạng xã hội, báo chí, internet… cần phải phù hợp với thông điệp và hình ảnh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt, và ngược lại.


Tuy nhiên, với kế hoạch và quản lý cẩn thận, những rủi ro này có thể được giảm thiểu và sự kết hợp giữa Personal Branding và Business Branding có thể mang lại nhiều lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp.


Tạm kết

 

Trong một thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh và đa dạng như hiện nay, việc quyết định xây dựng thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp không chỉ là một quyết định về chiến lược marketing mà còn là cách lãnh đạo và doanh nghiệp xây dựng và duy trì ảnh hưởng trong cộng đồng mạng. Trong bối cảnh của kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo và sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội như TikTok, sự hiểu biết rõ ràng về ưu và nhược điểm của cả Personal Branding và Business Branding sẽ giúp marketers thiết kế chiến lược marketing hiệu quả hơn cho mục tiêu của bản thân. Điều quan trọng là không chỉ tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, mà còn là việc duy trì và phát triển nó theo thời gian.

Nguồn: MarketingAI