Mới đây, trang Famous Campaign đã bầu chọn 45 chiến dịch Quảng cáo, PR và tiếp thị ấn tượng nhất trong năm 2022. Tiếp nối phần 1 với 15 chiến dịch độc đáo, bài viết sau sẽ giới thiệu các ý tưởng quảng cáo sáng tạo đến từ những thương hiệu hàng đầu thế giới.


Famous Campaigns là nền tảng chia sẻ các chiến dịch, sự kiện và truyền thông sáng tạo nổi bật trong lĩnh vực PR, Truyền thông Xã hộI và Tiếp thị. Trang tài khoản của Famous Campaigns thu hút hơn 300 nghìn followers trên LinkedIn. 


16. Táo tợn như Yorkshire Tea: Công khai vét sạch ngân sách làm OOH để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm


Thành lập từ năm 1977, Yorkshire Tea là thương hiệu trà đen truyền thống phổ biến nhất được bán ở Anh. Mặc dù là loại trà số một ở Vương quốc Anh, nhưng không có nhiều người Úc biết về Yorkshire Tea và chất lượng sản phẩm sau gần 10 năm thương hiệu này gia nhập thị trường. 


qmv-111vic17719yorkshiretea003.jpg (1800×1169)

"Đã vét sạch tiền tiếp thị để làm billboard này rồi. Hãy mua trà của chúng tôi đi"


Do đó, công ty đã quyết định tạo tấm billboard quảng cáo đầu tiên nhằm chứng minh chất lượng của trà Yorkshire. Biển quảng cáo màu đỏ nổi bần bật trên đường cao tốc Westgate ngay phía trên khu mua sắm nổi tiếng Nam Melbourne. Trên bề mặt billboard, đội ngũ marketing in-house của Yorkshire Tea chia sẻ không chút giấu giếm: “Chúng tôi đã vét toàn bộ ngân sách tiếp thị tại Úc cho biển quảng cáo này, chỉ để chứng minh là Yorkshire Tea xứng tầm với bạn. Hãy mua trà của Yorkshire. Đó là loại trà số 1 tại Vương quốc Anh, chúng tôi có cơ sở để nói rằng nó rất ngon”.  


17. Thương hiệu bia Carlsberg mở quán bar dưới nước, khuyến cáo người Thuỵ Điển không tắm biển sau khi uống đồ cồn


Người dân Thụy Điển vốn nổi tiếng với lượng rượu tiêu thụ mỗi năm. Một người Thụy Điển uống khoảng 45 lít rượu mạnh/năm, trong khi mức trung bình của châu Âu là 12 lít. Chính phủ nước này đã tiến hành vô số biện pháp làm giảm mức uống rượu, như giá cao, áp dụng hạn chế địa điểm, thời gian mua rượu ở các cửa hàng. Để lách luật, hàng triệu người Thuỵ Điển đã tới nước láng giềng Đan Mạch và mang về 20% số đồ uống có cồn. 


foodtechbiz/2022-07/ca36b531-a400-4101-b77e-38bdfc44893c/undervattensbaren.png (1200×763)

"Đừng uống đồ có cồn khi tắm biển"


Trước tình hình đó, nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg cùng công ty sáng tạo BCW Stockholm đã tạo ra một chiến dịch độc đáo. Chiến dịch nhắc nhở người Thụy Điển về sự nguy hiểm của việc uống rượu khi đi biển. Thương hiệu quyết định lắp đặt một quầy bar dưới đáy đại dương tại thị trấn ven biển Smögen. Quầy bar “Don't Drink and Boat” có chiều rộng 3,5m và chiều cao 2,5m, được trang bị đầy đủ vật dụng như ghế ngồi, bảng hiệu đèn neon, tủ lạnh và thực đơn hoàn toàn không cồn. 


carlsberg-sverige-undervattensbaren-02_web.jpg (1730×1155)

Khách hàng lặn xuống đại dương để được phục vụ đồ uống không cồn


Quầy bar sẽ được mở cửa trong suốt tháng 7. Muốn thưởng thức một chầu bia không cồn dưới đáy đại dương, du khách có thể lặn xuống dưới sự hướng dẫn của câu lạc bộ lặn địa phương. Henric Byström, Giám đốc truyền thông của Carlsberg Thụy Điển cho biết: “Là nhà sản xuất bia và phân phối đồ uống có cồn hàng đầu, chúng tôi có trách nhiệm đối với cách đồ uống của mình được tiêu thụ”. 


18. Người dân Ukraine chỉnh sửa biển báo giao thông, hướng dẫn quân lính Nga đi thẳng về phía toà án hình sự 


Sau khi Nga tuyên bố chiến tranh với Ukraine đầu năm nay, chính phủ Ukraine đã lên kế hoạch gỡ bỏ biển báo đường bộ với hy vọng làm bối rối quân lính Nga và khuyến khích người dân giúp đỡ. 


Đáp lại lời kêu gọi, Ukravtodor, Cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về hệ thống đường bộ quốc gia của Ukraine, đã thực sự chỉnh sửa bảng chỉ dẫn. Họ sơn lại các điểm đến trên biển báo. Thay vì chỉ đường tới thành phố của Ukraine, biển lại chỉ thẳng đến The Hague ở Hà Lan - nơi có tòa án hình sự quốc tế.


road-sign-9141.png (1024×573)

Chính phủ người dân và các tổ chức đường bộ gỡ bỏ biển báo giao thông để khiến quân đội Nga bối rối


Qua hành động của mình, Ukravtodor kêu gọi tất cả các tổ chức đường bộ, cộng đồng lãnh thổ, chính quyền địa phương ngay lập tức bắt đầu tháo dỡ các biển báo giao thông trong khu vực. 


19. Quảng bá "Stranger Things 4", Netflix thực hiện chiến dịch OOH trên khắp thế giới


Nhằm quảng bá cho phần 4 của series "Stranger Things" đình đám, Netflix đã thực hiện chiến dịch OOH tại 15 địa danh thuộc 14 quốc gia khác nhau, đơn cử như tòa nhà Empire State ở thành phố New York, bãi biển Bondi ở Úc, Đài tưởng niệm quốc gia Al-'Ula ở Ả Rập Xê Út, Quảng trường Duomo ở Milan,...


media (1000×667)

Netflix "mở" 15 cánh cổng nhớp nháp dẫn tới thế giới đảo ngược


Có thể thấy, Netflix đã đầu tư hình ảnh và màn trình diễn ánh sáng với quy mô lớn, mang đến những "khe nứt" khổng lồ trên khắp thế giới. Đặc biệt, thông tin về thời điểm quảng cáo xuất hiện sẽ được thông báo trên trang web của nền tảng. Những người dân địa phương có thể đến xem và trải nghiệm trực tiếp.


20. Chiến dịch OOH khơi gợi trí tưởng tượng về thành kiến giới


Không chỉ với người trưởng thành, thiên vị về giới vốn cũng thâm nhập vào đầu óc trẻ con. Trong một nghiên cứu trên 1.000 phụ huynh có con ở độ tuổi tiểu học và 1.000 trẻ em ở độ tuổi 5-11 tại Vương quốc Anh, kết quả cho thấy sự thiên vị đã hình thành ngay từ khi còn nhỏ. 45% trẻ em tham gia khảo sát tin rằng y tá luôn là phụ nữ, 22% cho biết bác sĩ có thể là nam giới. Ngoài ra, 60% trẻ em nghĩ rằng thợ sửa ống nước hoặc thợ điện là công việc của đàn ông – và gần một nửa (46%) cho rằng “chú kỹ sư” thì có nghiệp vụ tốt hơn “cô kỹ sư”.  


KV_Double_CityInsitu-scaled.jpg (1620×1080)

Các tấm áp phích kêu gọi người qua đường nghĩ về vấn đề thành kiến giới


Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ, ba tổ chức sáng tạo Creative Equals, Goodstuff, Assembly Open Media đã thực hiện chiến dịch có tên Imagine. Hoạt động chính của chiến dịch là dán poster ở khắp Vương quốc Anh và chạy quảng bá trên mạng xã hội. Mỗi tấm áp phích mô tả một công việc và kêu gọi khán giả tưởng tượng về người nhận vai trò chính. “Hãy tưởng tượng về y tá, người làm công việc đó có phải phụ nữ không?”, “Hãy tưởng tượng một CEO, người làm công việc đó có phải là đàn ông không?” 


Chiến dịch ra đời nhằm khuyến khích cha mẹ nói chuyện với con cái họ về vai trò giới tính. Helen James, Giám đốc điều hành của CPB London cho biết: “Trẻ con là tương lai của chúng ta. Nếu trẻ con cũng có những thành kiến về vai trò của phụ nữ và nam giới, thì chúng ta có rất nhiều việc phải làm để điều chỉnh lại cách tư duy này”.


21. Khoe thành phần cà chua tự nhiên, Heinz ra mắt bộ sưu tập quần áo dính nước sốt cà trên vai


Heinz, một trong những công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm cà chua và nước sốt, đã phát động chiến dịch "Vintage Drip" trong Tuần lễ Thời trang New York. Theo đó, Heinz cho ra mắt bộ sưu tập giới hạn gồm 157 mẫu áo dính sốt cà trên vai, nhằm nhấn mạnh thành phần cà chua tự nhiên được sử dụng trong các sản phẩm của Heinz.


S22-1219_HEINZ_Vintage+Drip_04_16x9.jpg (1920×1080)

Vết chấm sốt cà chua trông như một biểu tượng hàng hiệu trong BST Vintage Drip


Bộ sưu tập sẽ được mở bán trên nền tảng mua sắm quần áo cũ ThredUP. Toàn bộ doanh số bán hàng sẽ quyên vào quỹ của tổ chức phi lợi nhuận Rise Against Hunger để hỗ trợ cứu trợ nạn đói toàn cầu.


22. Chiến dịch Graffiti tăng nhận thức về ung thư tinh hoàn


Ung thư tinh hoàn là căn bệnh thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi từ 25-45. Nếu người bệnh được phát hiện sớm thì cơ hội sống sót sẽ là 95%. Thế nhưng con số này ở Chile lại không nhiều. Hàng năm có khoảng 100 nam giới tử vong vì ung thư tinh hoàn và hầu hết đều không được trang bị đủ kiến thức để phát hiện dấu hiệu từ sớm. 


Chiến dịch phổ cập cách kiểm tra khối u tinh hoàn, sử dụng graffti làm hình minh hoạ


Do đó, McCann Santiago hợp tác với Viện Quốc gia Chile trong một chiến dịch nhằm tăng nhận thức về bệnh ung thư tinh hoàn. Chiến dịch tận dụng các hình vẽ dương vật được nghệ sĩ graffiti đặt ở khắp các bờ tường, đường phố Chile. Sau đó, McCann dán thêm bảng chỉ dẫn bên cạnh hình vẽ dương vật, dạy nam giới cách phát hiện khối u tinh hoàn bằng ba bước đơn giản: Chạm, Nắn, Kiểm tra.


23. Chiến dịch OOH mô phỏng lại căn bệnh “tiểu tiện không tự chủ" 


Chứng bệnh “tiểu không tự chủ” rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Theo nghiên cứu của Elvie, gần một phần tư phụ nữ mắc bệnh cảm thấy chán ghét bản thân và luôn có cảm giác cô đơn vì bị xa lánh. Mặc dù là chứng bệnh thường gặp thế nhưng lại có tới 46% không biết cách phòng ngừa, thậm chí còn không có kiến thức gì về nó.


ElvieLeaksHappenEdit_06-scaled.jpg (2560×1708)

Don’t Cry Wolf dựng lại hình ảnh của vận động viên Muay Thái Nesrine Dally - một bệnh nhân có thật ngoài đời


Để căn bệnh “tiểu tiện không tự chủ” được thảo luận nhiều hơn, hãng công nghệ Elvie cùng agency Don’t Cry Wolf triển khai chiến dịch OOH dựng lại hình ảnh của vận động viên Muay Thái Nesrine Dally - một bệnh nhân có thật ngoài đời. “Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những cuộc đối thoại mở, để phụ nữ không còn xem sức khỏe của họ là một điều cấm kỵ đáng xấu hổ và thoải mái giãi bày với người khác”, Elvie viết.


24. Daily Star châm biếm kỳ hạn của thủ tướng Anh còn ngắn hơn cây rau diếp 


Đầu tháng 10, cây rau diếp bất ngờ trở thành hình ảnh biếm hoạ về nhiệm kỳ thủ tướng ngắn ngủi của bà Liz Truss, khi bà tuyên bố từ chức chỉ 45 ngày kể từ thời điểm nhậm chức. 


19xp-lettucevideo-promo-videoSixteenByNine3000-v2.png (3000×1688)

Video phát trực tuyến với tựa đề: "Liệu Thủ tướng Truss có mất chức trước khi cây rau diếp này bị hỏng không?"


Cụ thể, tờ báo Daily Star đã hỏi độc giả rằng liệu họ có nghĩ Thủ tướng Truss sẽ mất chức trước khi cây rau diếp bị hỏng không. Tờ báo này đã đăng tải video livestream trên Twitter, đặt một tảng băng và một cây rau diếp bên cạnh bức ảnh của bà Truss. Cây rau diếp được lấy cảm hứng từ tạp chí Economist. Một chuyên mục có tiêu đề "The Iceberg Lady" ngày 11/10 đã mô tả bà Truss là người có "thời hạn của một cây rau diếp". Video khởi chạy từ ngày 14/10, thu hút hàng trăm người xem và bình luận.


Vào hôm 20/10, rau diếp đã không bị héo trong 6 ngày và đã xuất sắc giành chiến thắng. Đoạn video sau đó đã tuyên bố “rau diếp tồn tại lâu hơn nhiệm kỳ thủ tướng của bà Liz Truss”.


25. Hãng thời trang Coperni tạo ra chiếc váy phun sơn


Mạng xã hội tháng 10 đã “dậy sóng” với đoạn video siêu mẫu Bella Hadid tiến ra sàn catwalk chỉ với giày cao gót và quần lót, sau đó để ê-kíp phun một lớp chất lỏng đặc biệt lên cơ thể của cô và chỉ vài phút sau lớp lỏng đó đã thành một chiếc váy trắng ôm sát cơ thể.


Chiếc váy trắng làm từ sơn phun của Bella Hadid


Đây là tác phẩm của nhà mốt Coperni - thương hiệu thời trang được thiết kế bởi bộ đôi Sébastien Meyer và Arnaud Vaillant. Theo chia sẻ từ thương hiệu, loại sơn đặc biệt này được cung cấp bởi Fabrican, một công ty vải không dệt được tạo ra bằng cách phun dung dịch có chứa sợi tổng hợp và polyme. Dung dịch khi tiếp xúc với không khí sẽ khô gần như ngay lập tức và tạo thành một loại vải không dệt độc đáo.


26. Chiến dịch OOH chào mừng ngày lễ tôn giáo Ramadan


Tháng Ramadan là tháng thứ chín theo lịch âm của người Hồi giáo. Trong suốt một tháng lễ, tất cả các tín đồ đạo Hồi trưởng thành đều thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, không hút thuốc, không được đưa bất kể thứ gì vào miệng. Nhưng quy định chỉ áp dụng vào ban ngày – cụ thể là từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. 


tesco-ramadan-billboard-lbb.jpg (925×521)

Những chiếc đĩa trống trên OOH sẽ đầy ắp thức ăn vào ban đêm


Nhà bán lẻ thực phẩm Tesco có tới 3 triệu khách hàng ăn mừng tháng Ramadan mỗi năm. Vì vậy Tesco đã phát động chiến dịch OOH đầu tiên để chào mừng ngày lễ tôn giáo. Hãng đặt bảng quảng cáo kỹ thuật số tại các khu vực có đông dân cư thuộc cộng đồng Hồi giáo. Biển quảng cáo ghi dòng chữ: “Cùng nhau trải qua tháng Ramadan. Những chiếc đĩa trống này sẽ đầy thức ăn ngon lành khi màn đêm buông xuống”.  Theo đó, bảng quảng cáo sẽ hiển thị những chiếc đĩa trống vào ban ngày nhưng lại đầy ắp thức ăn khi mặt trời lặn.


27. Disney chiếu sáng hai ống khói của nhà máy điện, mô phỏng gươm ánh sáng trong Star Wars


Nhân dịp phần phim mới “Obi-Wan Kenobi” ra mắt, Disney đã sử dụng hai ống khói trạm điện Battersea và phát hai luồng ánh sáng từ đó. Nhìn từ xa, hai ống khói trông giống như gươm ánh sáng - đồ vật mang tính biểu tượng của các phần phim kinh điển Star Wars. 


FTrA9NSWUAElg2x.jpg (4096×3045)

Hai thanh "gươm" ánh sáng dựng trên nóc của trạm điện Battersea


Ngoài ra, trạm điện Battersea cũng mới được khôi phục và sẽ mở cửa cho công chúng tham quan từ tháng 9 năm 2022. Địa điểm mới là nhà máy điện đốt than Battersea Power Station - một trong những công trình mang tính biểu tượng tại thành phố London đồng thời là điểm du lịch đắt khách từ nhiều thập kỷ trở lại đây.


28. Pháp: Tạo ra người vô gia cư trên Metaverse để kêu gọi giúp đỡ cộng đồng người vô gia cư ngoài đời thật


Thay vì để tâm đến các vấn đề xảy ra trong thế giới thực, người dân Pháp lại đang đầu tư thời gian và tiền bạc để xây dựng một thế giới ảo lý tưởng trên metaverse. Nhằm góp phần thay đổi thực trạng này, mạng lưới hành động vì người vô gia cư của Pháp Entourage Network đã bắt tay với agency TBWA Paris ra mắt Will - người vô gia cư đầu tiên trên thế giới metaverse.


maxresdefault.jpg (1280×720)

Will - người vô gia cư đầu tiên trên thế giới metaverse


Trong video giới thiệu về Will, đội ngũ sáng tạo đã mô tả một thế giới ảo nơi người dân Pháp sẵn sàng bỏ ra hàng trăm nghìn đô để sở hữu một căn nhà “không tồn tại trong đời thực”. Vì thế, Entourage đã đặt ra một câu hỏi: “Trước khi quyết định đầu tư vào thế giới ảo, có phải bạn nên quan tâm đến thế giới thật và chung tay giúp đỡ những mảnh đời vô gia cư hay không?”. Cuối video, Entourage đã đưa ra lời kêu gọi người dân Pháp hãy hành động để góp phần thay đổi vấn nạn vô gia cư ở đất nước.


Được biết, hơn 300.000 người vô gia cư đang sinh sống tại Pháp. Trong đó, 85% người cảm thấy bị xã hội xa lánh (theo Tech News Inc.). Will ra đời chính là lời nhắc nhở người dân Pháp nói riêng và người dân toàn thế giới nói chung rằng “đừng nhắm mắt làm ngơ trước các vấn đề đang xảy ra trong thế giới thực”. 


29. Cách điệu mũi và khuôn miệng của gấu Bắc cực bằng hình ảnh đồng hồ cát, WWF cảnh báo con người không còn nhiều thời gian để cứu lấy trái đất


Chứng kiến ​​lũ lụt tàn phá Pakistan, nạn đói ở Đông Phi, những đợt nắng nóng kỷ lục ở Anh và sự tàn phá thêm của rừng Amazon, WWF đã thực hiện chiến dịch “We're running out of time” (Chúng ta không còn nhiều thời gian) để nhấn mạnh những vấn đề đang ảnh hưởng đến sự sống của thiên nhiên con người. 


chien-dich-ooh-cua-wwf-voi-loi-canh-bao-khan-thiet-chung-ta-sap-het-thoi-gian-de-cuu-lay-trai-dat-1.jpg (1000×667)

Mũi của gấu bắc cực có hình đồng hồ cát, tượng trưng cho việc "thời gian đang sắp hết"


Tại Anh, WWF thực hiện một tấm print ad với hình ảnh chú gấu bắc cực đáng yêu. Nhưng khi nhìn kỹ, phần mũi và miệng của của chú gấu là chiếc hình đồng hồ cát đang chảy xuống, tượng trưng cho việc “thời gian đang sắp hết”. Cùng với tagline “We’re running out of time”, WWF muốn nhấn mạnh rằng nếu con người không nhanh tay giải quyết vấn đề khí hậu, phục hồi thiên nhiên, thay đổi cách con người khai thác và sử dụng động vật, chúng sẽ có nguy cơ tuyệt chủng và đời sống con người sẽ bị tác động tiêu cực. 


30. Thay đổi credits cuối phim thành cảnh Trái đất chìm trong biển nước, BBC cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu


Trong một tập phim EastEnders, đài BBC đã thay đổi đoạn credits cuối phim nhằm truyền tải thông điệp về sự biến đổi khí hậu. 


BBC thay đổi credtis cuối phim thành cảnh Trái đất chìm trong biển nước


Cụ thể, đoạn credits EastEnders dùng hình ảnh bản đồ từ trên cao của thành phố giả tưởng Walford, và đài BBC đã thay đổi bằng hình ảnh thành phố ngập trong nước vì biến đổi khí hậu, khiến mực nước biển dâng lên 2m.


Nguồn Famous Campaigns

Hằng Trần