Ngành hàng FMCG vẫn tăng trưởng trong mùa “Cô Vy”


Covid-19 bùng phát cùng với các hoạt động giãn cách xã hội đã khiến hầu hết các ngành hàng đều rơi vào trạng thái đóng băng. Hoạt động sản xuất, giao thương trì trệ tạo những thử thách lớn để các doanh nghiệp có thể duy trì sự sống của mình trên thị trường khốc liệt.



Không giống như những lĩnh vực khác, người tiêu dùng Việt Nam có thể tạm dừng các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí… nhưng nhu cầu sử dụng các sản phẩm thiết yếu hàng ngày hầu như không thay đổi. Nhờ đó, ngành tiêu dùng nhanh (FMCG) trở thành một trong những ngành vẫn giữ được sự tăng trưởng trong mùa Covid-19. Trong hai tháng đầu năm 2020, mức tăng trưởng của ngành FMCG đạt 5,2%, tăng chậm hơn nhiều so với cùng kì năm ngoái (6,3%) nhưng nhìn chung vẫn rất khả quan so với những ngành hàng khác.


Sức tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng chủ lực như: sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 10,3%, thực phẩm đóng gói tăng 26,2%, sản phẩm chăm sóc cá nhân tăng 29%, sản phẩm chăm sóc gia đình tăng 11,4%. Trái lại, mặt hàng tiêu dùng thức uống lại giảm mạnh (-14,1%). Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý muốn tích trữ tại nhà các thực phẩm, mặt hàng tiêu dùng đóng hộp của người mua tăng cao cùng với việc cắt giảm những cuộc vui tụ họp đông người trong thời gian giãn cách xã hội.


Xu hướng mua sắm online bùng nổ



Không gian mua sắm sạch sẽ, nhiều mặt hàng, nhiều chương trình khuyến mãi cùng với nhu cầu dự trữ hàng hóa tăng cao từ người mua giúp các siêu thị đạt mức tăng trưởng mạnh với 30 – 32%, chiếm ưu thế hơn hẳn so với những kênh truyền thống hay cửa hàng tiện lợi, tạp hóa nhỏ lẻ.




An toàn chính là tiêu chí hàng đầu trong mùa dịch Covid-19. Người tiêu dùng sẽ ưa chuộng hơn các hình thức mua bán hạn chế được việc tiếp xúc gần tại những nơi đông người. Khách hàng bắt đầu dành sự ưu tiên cho những kênh mua sắm trực tuyến, mua hàng online với các chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà. Hơn thế, các doanh nghiệp FMCG có thể đa dạng các mặt hàng sản phẩm và tối ưu thời gian vận chuyển sẽ dễ dàng chiếm ưu thế khi áp dụng loại hình trực tuyến này vào kinh doanh.


tưởng cho chiến dịch marketing mùa dịch Covid-19



Với những lợi thế sẵn có, các doanh nghiệp FMCG cần biết cách tận dụng triệt để mọi cơ hội và nhanh chóng tổ chức các hoạt động marketing phù hợp trong thời điểm này. Có thể chú ý đến những cách thức sau đây:


1. Tăng cường quảng bá hình ảnh đẹp của thương hiệu



Có thể nói, thời gian dịch bệnh không chỉ là cơ hội bán hàng của ngành FMCG mà còn là thời điểm vàng để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh đẹp của mình. Việc duy trì uy tín thương hiệu qua các hoạt động vì cộng đồng nên được chú trọng hơn thay vì tập trung triển khai các chiến dịch bán hàng, khuyến mãi để thúc đẩy doanh số.


Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm được lối đi riêng và sớm khẳng định mình trên thị trường qua việc quảng bá hình ảnh, tăng cường “brand love”. Những hành động đẹp vào mùa dịch Covid-19 sẽ giúp các nhãn hàng dễ dàng “ghi điểm” trong mắt khách hàng, chứng minh sự quan tâm, đồng cảm và trách nhiệm của nhãn hàng đối với cộng đồng. Qua đó, giúp khách hàng có cái nhìn tích cực và tăng độ uy tín của thương hiệu trên thị trường.





Điển hình nhất là chiến dịch “Xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến – Vì một Việt Nam khỏe mạnh” của Lifebuoy. Thông qua cuộc thi cover dance vũ điệu rửa tay “Ghen Cô Vy 2.0”, Lifebuoy đã thu hút hơn 57.000 video, 209.000 lượt chia sẻ từ người dùng và xây dựng hơn 100 trạm rửa tay dã chiến để cùng cộng đồng chống Covid-19.


“Ông lớn” Vingroup cũng đã mạnh tay tài trợ 100 tỷ đồng để ủng hộ việc trang bị thiết bị y tế, máy móc, hóa chất xét nghiệm virus để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, có thể kể đến rất nhiều chiến dịch khác như: Shopee – Trăm bữa ăn 0đ, ABC Bakery – Bánh mì thanh long giải cứu nông sản Việt, Biti’s - #ProudlyMadeinVietnam - Vẽ Lên Tự Hào Việt Nam, Apec Group – Siêu thị 0đ…


Tùy vào mỗi sản phẩm mà các marketer sẽ đưa ra những chiến lược marketing phù hợp. Những yếu tố làm nên một chiến dịch thành công đó là thông điệp, thời gian, sáng tạo và bắt kịp xu hướng. Theo đó, các chiến dịch trích doanh thu trên mỗi sản phẩm, chia sẻ bài viết thông qua mạng xã hội đang rất được ưa chuộng và nhận về sự hưởng ứng mạnh mẽ.


2. Đẩy mạnh các hoạt động mua bán online và sàn thương mại điện tử



Việc mở rộng phạm vi hoạt động tại các sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…) rất đáng được đẩy mạnh. Với việc hạn chế di chuyển trong mùa dịch thì các hoạt động bán hàng online, giao hàng tận nhà sẽ vô cùng được ưa chuộng trong thời điểm này.


Theo khảo sát từ Nielsen, 64% người tiêu dùng khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên hơn và 63% sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau dịch Covid-19.


Có thể thấy, mua sắm online đã bắt đầu được hình thành trong thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Ngay cả những người trung niên, người lớn tuổi, đối tượng ít quan tâm đến công nghệ cũng sẽ có xu hướng chuyển dần sang mua hàng trực tuyến thay vì phải đi đến các khu chợ, siêu thị đông đúc để mua hàng. Việc hạn chế đi lại cũng đã giúp ngành thương mại điện tử bùng nổ với mức tăng lên đến 133% trong thời kỳ dịch bùng phát.


Các kênh online chắc chắn sẽ chiếm phần lớn thời gian của khách hàng. Đây chính là cơ hội để hoạt động Digital Marketing phát huy mạnh mẽ khả năng của mình. Từ đó, có thể rút ra một lưu ý quan trọng cho hoạt động marketing ở thời điểm này đó là giảm các hình thức quảng cáo ngoài trời; tăng cường các hoạt động quảng cáo online qua mạng xã hội, báo chí, trang thông tin điện tử…




Ở mảng social media (Facebook, Instagram, YouTube, Zalo và mới nhất là TikTok) nên được tập trung phát triển các nội dung quảng bá thương hiệu. Khách hàng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ sẽ có xu hướng xem tin tức qua mạng xã hội nhiều hơn là truy cập các tờ báo điện tử. Các bài content nên được đa dạng, hướng đến chủ đề “stay home”, cách trình bày mới mẻ qua những thử thách sáng tạo… sẽ giúp thương hiệu có thể tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả đến khách hàng tiềm năng. Một điều cần lưu ý khi hoạt động trên các kênh mạng xã hội đó là phần ý tưởng cho hình ảnh phải thực sự thu hút. Đó chính là yếu tố quan trọng mang lại độ phủ sóng cho chiến dịch.


Các hoạt động SEO, SEM cũng nên được đầu tư và lập lại kế hoạch nội dung lâu dài để có thể “thăng hạng” và mang lại độ phủ rộng lớn.


Thực tế, hoạt động mua bán online chỉ tồn tại song song và rất khó để thay thế hoàn toàn thói quen mua sắm tại siêu thị hay những điểm bán trực tiếp. Vì vậy, tập trung vào digital nhưng doanh nghiệp FMCG cũng đừng quên chăm chút cho các hoạt động trade marketing. Các kênh bán hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi…cũng rất cần được làm mới với những thông điệp tích cực đi kèm chương trình khuyến mãi.


Sau mùa dịch, người tiêu dùng sẽ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, việc cho ra đời những sản phẩm mới ở các lĩnh vực này hoặc đơn giản chỉ làm quà tặng kèm khi mua sản phẩm cũng là một gợi ý đáng tham khảo.


3. Áp dụng Influencer Marketing để lan tỏa chiến dịch rộng rãi



Influencer Marketing là một hình thức marketing mới, được áp dụng và kiểm chứng hiệu quả qua rất nhiều chiến dịch marketing từ các nhãn hàng lớn nhỏ. Influencer Marketing chính là sự kết hợp giữa thương hiệu và những người có ảnh hưởng (influencer) để tạo sự lan tỏa cho từng chiến dịch. Người ảnh hưởng có thể là bất cứ ai. Họ có tiếng nói nhất định trong cộng đồng của mình (chủ yếu thông qua lượng người theo dõi lớn trên Internet). Đây là hình thức giúp các nhãn hàng tiếp cận tốt nhất với các đối tượng khách hàng mục tiêu.






Các Influencer sẽ giúp sản phẩm doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng qua những bài đăng, bài review chân thật nhất mà không bị gắn mác quảng cáo. Qua đó, chiến dịch marketing sẽ có độ phủ sóng tốt hơn, giúp phổ biến hình ảnh nhãn hàng trong cộng đồng và góp phần thúc đẩy doanh số sản phẩm. Đặc biệt, trong mùa Covid-19, khi thời gian của hầu hết khách hàng là ở tại nhà và sử dụng Internet thì sức lan tỏa của các Influencer lại càng có giá trị.


Rất nhiều thương hiệu đã sử dụng Influencer để tạo sự lan tỏa cho chiến dịch của mình, đặc biệt là qua các kênh mạng xã hội được giới trẻ yêu thích. Lifebuoy chính là một thương hiệu điển hình với hashtag #100tramruatayLifebuoy gắn liền với vũ điệu rửa tay. Chiến dịch gây sốt trong cộng đồng Facebook, TikTok với hàng loạt gương mặt đình đám tham gia như: Chi Pu, MisThy, Quỳnh Anh Shyn, Linh Ngọc Đàm… và hàng loạt những micro, nano influencer khác.



Với sự ảnh hưởng rộng lớn từ Influencer và sức hút của TikTok, vũ điệu rửa tay đã nhanh chóng trở thành một trong những trào lưu phổ biến hàng đầu trong giới trẻ.






Chiến dịch Biti’s - #ProudlyMadeinVietnam cũng đã tận dụng sức ảnh hướng từ những gương mặt được yêu thích nhất hiện nay như: Đông Nhi, Châu Bùi...


Giữa tình hình dịch bệnh kéo dài, những hoạt động marketing trong thời điểm này đóng vai trò vô cùng quan trọng để duy trì sự sống của doanh nghiệp. Tuy nắm giữ lợi thế trước đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp FMCG vẫn luôn phải đẩy mạnh những hoạt động marketing của mình một cách nhanh chóng và linh hoạt nhất để không bị lu mờ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong ngành.


Xu hướng chia sẻ cùng cộng đồng, đề cao khẩu hiệu “stay home” và ưu ái cho các kênh mua bán điện tử đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến dịch marketing kịp thời, chạm đến được trái tim khách hàng. Lợi thế từ Influencer chính là có được sự tin tưởng từ công chúng lớn hơn bất kì một kênh quảng cáo nào khác. Vì vậy, áp dụng Influencer Marketing chính là một gợi ý rất đang tham khảo cho các doanh nghiệp FMCG để biến “nguy” thành “cơ” trong thời điểm này.


Liên hệ cho 7SAT tại đây để được tư vấn và lên kế hoạch Influencer Marketing ngay nhé!